ĐÂY THÔN VĨ DẠ - TIẾT 2
Khổ 4 Cảnh hoàng hôn và nỗi “nhớ nhà”
III. Hướng dẫn học bài
1. Nội dung: Nỗi buồn trước cảnh trời rộng sông dài, tâm trạng bơ vơ, bế tắc của thi nhân trước cuộc đời, lòng yêu nước thầm kín
2. Nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn, thủ pháp tương phản, từ láy, các biện pháp tu từ - Vẻ đẹp cổ điển, âm điệu trầm buồn, dư ba sâu lắng
- Màu sắc hiện đại trong cách thể hiện tâm trạng và dùng thi liệu.
IV. Đề luyện tập số 1
Màu sắc cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận.
1. Mầu sắc cổ điển trong Tràng Giang
Mầu sắc cổ điển đậm đà, in dấu ấn toàn diện tạo nên vẻ độc đáo của một bài Thơ Mới.
a/ Cổ điển ở nhan đề: Bài thơ mới lại có nhan đề bằng chữ Hán. “Tràng” ( một âm đọc khác của
“tr-ờng”) gợi sự cổ kính. “Giang” là tên chung để chỉ các dòng sông. Hai chữ này gợi một không gian cổ kính, trang trọng, bát ngát như trong Đường thi, gợi nhớ câu thơ nổi tiếng của Lý Bạch: “Duy kiến tr-ờng giang thiên tế l-u” ( Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)
b/ Cổ điển ở đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”.
Trời rộng gợi cảm giác về sự vô biên của vũ trụ. Sông dài tạo ấn t-ợng về cái vô cùng của không gian.
Trời rộng và sông dài mở ra không gian ba chiều gợi cảm giác rợn ngợp của con ng-ời cô đơn, bé nhỏ tr-ớc cái mênh mang, bất tận của trời đất. Tâm trạng này từng đ-ợc diễn tả một cách sâu sắc trong những vần thơ cô đọng, đầy ám ảnh của Trần Tử Ngang trong Đăng U Châu đài ca :
Tiền bất kiến cổ nhân/ Hậu bất kiến lai giả/ Niệm thiên địa chi du du/ Độc th-ơng nhiên nhi thế hạ (Ng-ời tr-ớc không thấy ai/Ng-ời sau thì ch-a tới/ Ngẫm trời đất thật vô cùng/ Một mình xót xa mà rơi lệ )
c/ Cổ điển ở tứ thơ sóng đôi d/ Cổ điển ở nghệ thuật đối
e/ Sử dụng hệ thống từ láy gợi âm h-ởng cổ kính 2. Mầu sắc hiện đại
+ nỗi sầu muộn đã thấm vào cái nhìn cảnh vật.
+ nỗi ám ảnh về cái hờ hững, mất liên lạc giữa con ng-ời và tạo vật cùng cảm giác trống trải của tâm hồn con ng-ời tr-ớc cái thế giới hoang vắng
3/ Thời gian và không gian nghệ thuật
“Tràng giang” được cấu tứ trên nền cảm hứng không gian sóng đôi:
Có dòng “Tràng giang” thuộc về thiên nhiên trong tư cách một không gian hữu hình và cũng có dòng
“Tràng giang” tâm hồn như một không gian vô hình trong tâm t-ởng. Đây vốn là cấu tứ quen thuộc của Đ-ờng Thi.
TRÀNG GIANG – HUY CẬN (tiết 3)
MOON.V N
Tiếp cận Tràng Giang trong t- cách dòng sông thiên nhiên có thể thấy một điều đặc biệt: khổ thơ nào cũng có thông điệp về nước. Thông điệp trực tiếp là các từ : “n-ớc”, “con n-ớc”, “dòng”…Thông điệp gián tiếp là các từ : “sóng gợn”, “cồn nhỏ”, “bèo dạt”, “bờ xanh”, “bãi vàng”…
Trong thiờn nhiờn lại cú hai hệ thống hình ảnh mang tính t-ơng phản giữa một bên là những sự vật nhỏ bé, gợi suy ngẫm về cái hữu hạn của kiếp ng-ời: thuyền, củi, bến, bèo, cánh chim…và một bên là những hình ảnh lớn lao, hùng tráng gợi liên t-ởng về cái vô hạn của vũ trụ: sông dài, trời rộng, lớp lớp mây cao, núi bạc…
Dòng sông thiên nhiên Dòng sông cảm xúc Những hình ảnh lớn lao, hùng
tráng, gợi liên tưởng về cái vô biên của vũ trụ
Những sự vật nhỏ bé, gợi suy ngẫm về cái hữu hạn của kiếp ng-ời
Sóng buồn vô hạn (buồn
điệp điệp);
sông dài, trêi réng,
líp líp m©y cao, núi bạc
thuyÒn, củi, bÕn, bÌo,
cánh chim…
Bến sông cô đơn vắng vẻ:
“bến cô liêu”;
Gió đầy tử khí: “đìu hiu”.
N-ớc với nỗi buồn trải khắp không gian: “sầu trăm ngả”
Thiên nhiên có đặc điểm:
1- Vô biên, vô tận: Trời rộng sông dài
2- Hoang sơ trống vắng 3 - Chảy trôi vô định
Sự vật
1- Nhỏ nhoi, đơn chiếc 2- Chia lìa.
3- Lênh đênh, chìm nổi, rơi rớt
Tâm trạng
1- Buồn điệp điệp, sầu trăm ngả
2- Đìu hiu, cô liêu 3- Lặng lẽ, nhớ nhà Đề luyện tập số 2:
Phân biệt thơ mới, thơ cũ không ở phần xác mà ở phần hồn…ấy là cái tôi thể hiện rất phong phú trên thi đàn, nhưng chung quy nó là cái tôi nhìn đời bằng cặp mắt tươi trẻ xanh non và cái tôi cô đơn trước vũ trụ, cuộc sống …(SGK Ngữ văn 11 chương trình Nâng cao)
Anh/chị hiểu điều đó như thế nào? Dựa vào các bài Vội vàng, Tràng giang, Đây thôn Vĩ Dạ, hãy bày tỏ y kiến của mình về nhận định trên.
1. Giải thích nhận định
- Thơ mới khác biệt thơ cũ ở phần xác (hình thức): phá bỏ ước lệ, khuôn mẫu gò bó cứng nhắc trong thơ xưa để thể hiện mọi cảm xúc, biến thái tinh vi phức tạp nhất của tâm hồn.
- Điều quan trọng hơn là ở phần hồn (nội dung)- tinh thần Thơ mới “ngày trước là chữ ta, bây giờ là chữ tôi”.
+ Con người cá nhân trong thơ xưa phải ẩn mình sau cái Ta của cộng đồng, có những tài năng muốn vượt thoát…nhưng chưa bao giờ dám phô diễn cái tôi.
+ Đến thời hiện đại, cùng với sự chuyển mình của ý thức xã hội, ý thức cá nhân bùng phát mạnh mẽ thành nguồn cảm hứng chủ đạo.
+ Cái tôi trong thơ thể hiện rất phong phú trên thi đàn, nhưng chung quy nó là cái tôi nhìn đời bằng cặp mắt tươi trẻ xanh non và cái tôi cô đơn trước vũ trụ, cuộc sống.
+ Nhận định này rất đúng với các nhà thơ mới. Nhưng cũng cần thấy sự phân cực không phải bao giờ cũng rõ ràng, ở một số nhà thơ có sự kết hợp.
2. Phân tích, chứng minh
A. Cái tôi nhìn đời bằng cặp mắt tươi trẻ xanh non
- Với cái tôi nhìn đời bằng cặp mắt tươi trẻ xanh non nên Xuân Diệu mới thấy:
+ Phát hiện ra bức tranh trần thế là một mâm cỗ thịnh soạn với vô số thực đơn: gần gũi thân quen như nắng gió hoa lá…tràn đầy sức sống, tươi đẹp, đầy niềm vui như đồng nội xanh rì, cảnh tơ phơ phất, thần vui gõ ửa…tình tứ quyến rũ như ong bướm, tuần tháng mật, cặp môi gần…
+ Thay đổi cách nhìn về chuẩn mực cái đẹp (nhìn qua lăng kính tình yêu) + Bộc lộ những ham muốn khác thường đoạt quyền tạo hóa…
MOON.V N
+ Cảm nhận thế giới bằng mọi giác quan…
- Ta cũng bắt gặp cái tôi ấy trong thơ Hàn Mặc Tử. Vẻ đẹp trần thế thôn Vĩ qua hồi tưởng:
+ Đẹp tinh khôi, thanh khiết, sống động: nắng mới, vườn mướt, xanh như ngọc.
+ Hữu tình: lá trúc che ngang mặt chữ điền…
B. Cái tôi cô đơn trước vũ trụ, cuộc đời.
- Mặc dù với Xuân Diệu, cái tôi chủ đạo là cái tôi nhìn đời bằng cặp mắt tươi trẻ xanh non, thiết tha giao cảm với đời, khát khao hưởng thụ nhưng người đọc vẫn nhận ra cái buồn cố hữu mang đặc trưng thơ mới.
+ Buồn vì sự hữu hạn của đời người…
+ Buồn vì quy luật cuộc đời có sinh có tử, có tàn phai (một loạt động từ thể hiện sự tiêu tan, mất mát) - Cũng như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, sau cái tôi say mê với cuộc sống thôn dã là cái buồn chia lìa, hụt hẫng, nuối tiếc…càng về cuối, nỗi buồn càng đong đầy bởi ảo ảnh nhạt nhòa ngoài tầm tay với…Kết thúc là câu hỏi nhưng thực chất là tiếng than…Cái buồn của Hàn Mặc Tử còn thể hiện qua dòng hồi tưởng đứt nối chập chờn vô định.
- Trong ba nhà thơ, cái tôi cô đơn nhất không ai khác là Huy Cận:
+ Cảm thức trong thơ Huy Cận là cảm thức về thân phận con người trước vũ trụ lớn lao…
(Tràng giang có hai đối cực: cái lớn lao rợn ngợp mênh mông vô tận…biểu tượng cho cuộc đời, dòng đời; cái nhỏ bé lạc loài … biểu tượng cho kiếp người lạc lõng cô đơn bơ vơ…)
+ Cuộc đời và con người mất liên lạc: thuyền về nước lại, nắng xuống trời lên…Không tín hiệu:
không tiếng, không cầu, không đò…
+ Huy Cận tìm ra đối cực để diễn tả nỗi buồn, sự mất phương hướng của con người trước cảnh nước mất nhà tan…
- Đánh giá: Sự ra đời của thơ mới, sự xuất hiện của cái tôi là bước chuyển mình của văn học…
MOON.V N
A. Vào bài: Một nửa, đó là nửa đẹp đẽ nhất của đời người vẫn còn khép kín với những ai chưa từng yêu say đắm. Nói như vậy có nghĩa, tình yêu có thể không là tất cả nhưng sẽ là phần rất quan trọng trong cuộc đời mỗi chúng ta. Cuộc đời sẽ ra sao nếu người với người sinh ra và sống bên nhau không có tình yêu?
Giờ học hôm nay, mời các em cùng trở về với vườn thơ Nguyễn Bính để cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn quê thấm đẫm hương vị quê qua các sắc điệu tương tư trong bài thơ Tương tư của nhà thơ Nguyễn Bính.
I. Giới thiệu chung
Nguyễn Bính (1918-1966) tên thật là Nguyễn Trọng Bính sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hoà) huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Mồ côi mẹ từ nhỏ, hơn mười tuổi, Nguyễn Bính đã phải theo anh lên Hà Đông kiếm sống.
Biết làm thơ rất sớm, 13 tuổi, Nguyễn Bính đã sáng tác hàng trăm bài. Đến năm 19 tuổi, được Ban giải thưởng văn chương đầy uy tín của Tự lực văn đoàn khen tặng về tập thơ Tâm hồn tôi. Ba năm sau Nguyễn Bính nổi danh trên thi đàn với sự xuất hiện liên tục 6 tập thơ (Lỡ bước sang ngang, 1940; Hương cố nhân, 1941; Một nghìn cửa sổ, 1941; Người con gái ở lầu hoa, 1942; Mười hai bến nước, 1942; Mây tần, 1942) vạch ra một hướng đi riêng trong sáng tạo và thu hút một lượng công chúng thơ đông đảo vào bậc nhất lúc bấy giờ. Sức hấp dẫn của thơ Nguyễn Bính chủ yếu ở vẻ đẹp của một tâm hồn chân quê đằm thắm, duyên dáng vốn gắn bó rất sâu với “hồn xưa của đất nước”.
Khác với nhiều người cùng thế hệ, Nguyễn Bính không đi học trường công của nhà nước mà chỉ học ở nhà với cha và cậu. Có thể do điểm đặc biệt này trong cuộc đời mà Nguyễn Bính ít chịu ảnh hưởng thơ phương Tây như một số thi sĩ cùng thời xuất thân Tây học.
Bài Tương tư được viết năm 1939, in trong tập Lỡ bước sang ngang, 1940, được coi là một trong những sáng tác tiêu biểu cho phong cách thơ chân quê của Nguyễn Bính.
II. Cảm nhận, phân tích bài thơ
Đoạn 1: …tôi yêu nàng: nỗi nhớ trong tình yêu- lời thú nhận về bệnh tương tư
Đoạn 2: phần còn lại: những cung bậc dạng thái phong phú khác của nỗi nhớ trong tình yêu Đoạn 1:
- Mở bài thơ ra là gặp ngay nỗi nhớ. Đâu là dạng thái điển hình nhất của tình yêu và cũng là tâm điểm của cả bài. Khi nào ta cứ thấy vấn vương nghĩ mãi về một ai đó, khi ấy ta đã nghe tiếng rụt rè gõ cửa của trái tim yêu rồi. Nhưng nỗi nhớ cũng có muôn vàn biểu hiện khác nhau, trong đời và trong thơ đều thế. Mở xem nỗi nhớ trong ca dao, ta gặp không biết bao nhiêu cách tỏ bày về nỗi nhớ:
Nào là nhớ em chẳng biết để đâu, để trong tay áo lâu lâu lại dòm…Nào là nhớ ai cơm chẳng buồn ăn, đã bưng lấy bát lại dằn xuống mâm, nào là đêm nằm lưng chẳng dính giường, mong tròi chóng sáng ra đường gặp em…Dừng lại ở Thơ mới, người ta không thể không nhắc đến nỗi nhớ cồn cào bỏng rát như trong thơ Xuân Diệu với Tương tư, chiều: Anh nhớ tiếng anh nhớ hình anh nhớ ảnh, anh nhớ em anh nhớ lắm em ơi… nỗi nhớ đến dại khờ ngơ ngẩn như trong thơ Hàn Mặc Tử: Người đã xa rồi khôn níu lại…và sắc vàng mang nỗi nhớ nhung như trong thơ Huy Cận: Ôi nắng vàng sao