SÓNG – XUÂN QUỲNH (TIẾT 3)
2. Chín khổ giữa: Khát vọng về với nhân dân, những kỉ niệm kháng chiến với nghĩa tình của nhân dân và đất nước
2.1. Ý nghĩa của cuộc trở về Tây Bắc, niềm biết ơn sâu nặng với kháng chiến (Khổ 3,4) - Đoạn thơ thứ hai của “Tiếng hát con tàu” được bắt đầu bằng ba chữ của khổ thơ trên còn vắt xuống : “Trên Tây Bắc !”. Nhưng ba chữ ấy khi đã hạ xuống thì bài thơ lại mở ra một hướng thơ mới mẻ. Giờ đây ấn tượng, kỉ niệm Tây Bắc sẽ ào ạt tràn về trong kí ức, trong tưởng tượng và trong nỗi nhớ của nhân vật trữ tình. Tuy nhiên, với Chế Lan Viên, Tây Bắc hiện về trước hết không phải trong cảm hứng về một miền đất, về phong cảnh thiên nhiên mà nhà thơ sẽ nói đến Tây Bắc đầu tiên trong nguồn cảm hứng lịch sử. Tây Bắc sẽ được nói đến như là nơi còn in dấu tích của mười năm kháng chiến “Ôi mười năm Tây Bắc”. Câu thơ hiện lên hình ảnh về một Tây Bắc đau đớn, anh hùng, một Tây Bắc mà những giọt máu của quá khứ đã đổ ra để làm nên mùa xuân cho hiện tại. Nhà thơ nói đến sự chuyển hoá của quá khứ sang hiện tại, giữa “máu” và “trái chín đầu xuân”. Và vì thế, Tây Bắc sẽ hiện lên trong cảm hứng về một ngọn lửa thiêng. Một ngọn lửa vĩnh cửu của chiến tranh, thắp lên từ cuộc chiến đấu mười năm nhưng rồi sẽ cháy mãi tới muôn đời.
Khát vọng về với nhân dân gợi lại những kỉ niệm kháng chiến với nghĩa tình của nhân dân và đất nước. Kháng chiến đã lùi xa nhưng kỉ niệm thì không thể nào phai nhạt.
- Với lớp trí thức văn nghệ sĩ "tiền chiến" sau 1954 đi với cách mạng thì cuộc kháng chiến chống Pháp càng có một ý nghĩa đặc biệt. Những năm kháng chiến chính là thời kì diễn ra sự biến chuyển cuộc đời và con đường nghệ thuật của họ đến với nhân dân, dân tộc, và cách mạng. Bởi vậy mà Chế Lan Viên đã nói về cuộc kháng chiến với lòng biết ơn sâu nặng.
"Ơi kháng chiến mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau còn đủ sức soi đường"
- Đó là ngọn lửa của chiến tranh, của truyền thống sẽ không bao giờ tắt. Và chẳng phải ngẫu nhiên mà nỗi xúc động (ví kháng chiến như ngọn lửa) đến với nhà thơ khi ông đang nghĩ về Tây Bắc.
Bởi Tây Bắc chính là nơi diễn ra chiến thắng vĩ đại nhất trong cuộc trường kì kháng chiến. Đó cũng chính là lý do khiến nhà thơ tha thiết muốn trở lại miền đất ấy, gặp lại quá khứ ấy như gặp lại chính nguồn thơ của mình, chính tâm hồn mà mình đã để lại trên miền Tây Bắc xa xăm. Chế Lan Viên nhớ đến quá khứ không phải để hoài cổ. Quá khứ đã được nói đến từ tầm nhìn của một con người luôn luôn gắn bó khăng khít với hiện tại và tương lai. Nhà thơ nói về điều ấy như một phép biện chứng, bởi sau mỗi câu nói về cuộc kháng chiến, nhà thơ lại hạ ngay một hoặc nhiều câu nói về cuộc sống đang hiện ra trước mắt: hạt máu thấm xuống nhưng để làm nên những quả ngọt của mùa xuân, ánh lửa ấy là của cuộc chiến tranh sẽ soi chiếu mãi đến ngàn năm. Trong suy tư và xúc cảm của nhà thơ, đấy sẽ là một ngọn lửa vĩnh cửu. Nhà thơ đã lấy tứ thơ ấy từ ngọn lửa vĩnh cửu được hiểu theo nghĩa đen mà người ta thường vẫn thắp trên những đài vinh quang. Nhưng khi đưa vào “Tiếng hát con tàu”, ánh lửa ấy được hiểu theo một ý nghĩa tượng trưng. Và chẳng phải ngẫu nhiên khi Chế Lan Viên cảm nhận về Tây Bắc qua hình ảnh về ngọn lửa thiêng như thế, vì Tây Bắc hơn bất cứ miền nào khác là nơi diễn ra những tháng ngày gian lao, dữ dội nhưng cũng vẻ
TIẾNG HÁT CON TÀU – CHẾ LAN VIÊN (tiết 2)
MOON.VN
vang nhất của một cuộc chiến tranh.Và chính xúc cảm về một Tây Bắc như thế đã thôi thúc nhân vật trữ tình phải nhanh chóng tìm đến một ngày gặp lại : Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương.
- Lời mời gọi lên Tây Bắc cũng là về với chính lòng mình, với những kỉ niệm đẹp đẽ, đánh thức dậy không chỉ những hoài niệm trong quá khứ mà cả khát vọng trong hiện tại, cả cảm hứng sáng tạo của nghệ thuật.
Khát vọng lớn lao của nhà thơ về với nhân dân, với Tổ quốc được thể hiện bằng một tấm lòng thành kính :
"Con đã đi nhưng con cần vượt nữa Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương"
2.2. Niềm vui, niềm biết ơn sâu nặng khi được trở về gặp lại Nhân dân (Khổ 5) - Trở về với nhân dân là về với những gì gần gũi thân thiết nhất:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ/ Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa.
Nhà thơ sử dụng thủ pháp nghệ thuật so sánh tương đồng để nói lên niềm vui khi trở về gặp lại nhân dân, chú nai sau bao ngày xa cách lại được về sống giữa núi rừng quen thuộc chạy nhảy vui đùa uống ngụm nước suối trong lành.
Nhớ lại những con nai vàng ngơ ngác trong thơ Lưu Trọng Lư, hoặc chú nai con lẫn trong sương mù trong thơ Huy Cận, hoặc là chú nai bị chiều giăng lưới trong sáng tác của Xuân Diệu, hoặc trong hình ảnh những chú nai lạc loài trong văn học lãng mạn, chú nai trong trong thơ của Chế Lan Viên đã tìm về với suối cũ. Hình ảnh "nai về suối cũ " làm ta nhớ đến câu chuyện cổ, câu chuyện kể về một người em bị phù thuỷ biến thành nai quên mất đường về, sau khi uống ngụm nước suối trong lành quen thuộc từ kiếp nai người em trở về kiếp người. Hình ảnh nai về suối cũ đã diễn tả được ý tưởng tìm về với nhân dân là tìm về chính mình trong sự hoá thân kỳ diệu.
- Về với nhân dân là về với niềm vui của sự sinh thành
Cây cỏ vào tháng giêng, tháng hai gặp khí trời tươi tốt thì xanh đến hết mình, những cánh chim én bay đi tránh rét, mùa xuân ấm áp lại ríu rít bay về.
Với Chế Lan Viên về với nhân dân là về với cội nguồn của sự sống về với nguồn sữa tinh thần nuôi lớn tâm hồn con người: Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Nhân dân như người mẹ hiền sinh thành và nuôi dưỡng đứa trẻ thơ. Dòng sữa mẹ đâu chỉ là dòng sữa vật chất mà còn là dòng sữa tình thương. Đứa trẻ không thể lớn lên khi thiếu tình thương của mẹ.
Câu thơ được viết với nghệ thuật bồi thấn, nghệ thuật phát triển nhấn mạnh ý: Trẻ thơ đói lòng- gặp sữa. Biện pháp nghệ thuật này càng khẳng định ý nghĩa quan trọng lớn lao khi gặp lại nhân dân, gắn bó với nhân dân là sự gắn bó máu thịt không thể tách rời.
- Về với nhân dân còn là về với sự cưu mang đùm bọc chở che: Chiếc nôi ngừng bỗng gặp
cánh tay đưa
Hình ảnh nói lên tấm lòng bao la, nhân hậu của nhân dân rộng như lòng mẹ đưa nôi. Câu thơ của Chế Lan Viên không phải là cách nói hoa mỹ, những hình ảnh thơ Chế Lan Viên là được chắt ra từ trải nghiệm của cuộc đời.
2.2. Những kỉ niệm, những hình ảnh tiêu biểu cho sự hi sinh và nghĩa tình thắm thiết của nhân dân trong kháng chiến (khổ 6- 11: Con nhớ…tỏa nhớ mùi hương)
MOON.VN
"Con nhớ anh con ... nhớ mãi ơn nuôi"
+ Cách xưng hô thân tình, ruột thịt của chủ thể trữ tình với những con người đại diện cho nhân dân.
=> Bằng những chi tiết cụ thể, gợi cảm Chế Lan Viên đã khắc họa hình ảnh Nhân dân với những hi sinh thầm lặng, lớn lao, với tình thương và sự chở che, đùm bọc trọn vẹn và rộng lớn (suốt một đời, đêm cuối cùng, mười năm tròn, một mùa dài, trọn đời). Những câu thơ gắn với cụm từ chỉ thời gian nói về tình nghĩa của nhân dân biểu lộ lòng biết ơn sâu nặng, sự gắn bó chân thành và những xúc động của một tấm lòng, một trái tim. Những câu thơ được viết bằng sự trải nghiệm thấm thía của chính nhà thơ qua những năm kháng chiến.
* Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ...=> Nhớ những cảnh đã đi qua, đã sống trong thời kháng chiến chống Pháp ở vùng cao, vùng xa Tây Bắc. Điệp từ "nhớ ", gắn kết hai hình ảnh tiêu biểu của núi rừng ''bản sương giăng''; ''đèo mây phủ''. Từ đó chốt lại trong câu hỏi tu từ mang ý khẳng định: ''Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương''. Nhớ vì yêu thương. Và vì yêu thương mà dẫn tới triết lí rất thực, rất đúng : ''Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn''
- Nghệ thuật: Kết cấu câu trùng điệp vừa đối xứng, vừa đối lập: (khi ta ở > < Khi ta đi, đất ở
> < đất hoá tâm hồn ). => Lúc đầu đất chỉ là không gian địa lý, là địa điểm ngụ cư. Nhưng đến khi rời vùng đất đã gắn bó thì đất cũng có tâm hồn yêu thương, cũng hoá thành tâm hồn yêu thương của mình. Dạng thô sơ nhất của vật chất đã thành dạng tinh chất của tâm hồn.
- Kết luận: Từ những hoài niệm, kỉ niệm về nhân dân và kháng chiến, nhà thơ đã có những suy ngẫm rất khái quát. Những câu thơ cô đúc, giống dạng của những châm ngôn, triết lí nhưng không giáo huấn khô khan. Nó nâng cảm xúc, tình cảm của nhà thơ. Nó nói về qui luật tình cảm của trái tim và được cảm nhận bằng chính trái tim.
* Nhớ người từng thân quen, gắn bó, đại từ "ta" chuyển thành "anh" gắn với "em", vừa cụ thể vừa tình tứ. "Bỗng" tưởng như đột xuất nhưng lại rất hài hoà. Một câu thơ bình thường, giản đơn nhưng lại gợi độ sâu suy nghĩ.
+ Ở so sánh thứ nhất: Nỗi nhớ như một tất yếu, tất nhiên của thời tiết, của thiên nhiên.
+ Hai so sánh tiếp theo cho thấy tình yêu đẹp đẽ, kì ảo như sự biến đổi đẹp đẽ của cây rừng, chim rừng. Con người, tình người gắn bó cùng tạo vật, cùng thời gian. => Cũng như sự chuyển hoá của chim lạ khi xuân đến, tình yêu đem lại sự chuyển hoá bất ngờ, tốt đẹp.
Đất lạ hoá quê hương. Tình yêu như sợi chỉ xanh nối liền hai ý: Tình yêu làm đất hoá tâm hồn thì đương nhiên, đất là nhờ tình yêu cũng hoá thành quê hương. Thời gian đã kiểm nghiệm, đã làm cho người ta lắng lại vì ta đã để lại mảnh hồn ta trong đó.
3- Bốn khổ cuối - Khúc hát lên đường sôi nổi, mê say
- Tiếng gọi của đất nước, của nhân dân, của đời sống đã thành sự thôi thúc bên trong, thành lời giục giã của chính lòng mình nên không thể chần chừ: "Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi/ Tình em đang mong tình mẹ đang chờ ". Thành nỗi khát khao bồn chồn, không thể nào cưỡng lại được: "mắt ta thèm ..., mắt ta nhớ, tai ta nhớ tiếng ...".
- Nỗi khát khao thôi thúc tâm hồn thơ vì đó cũng là về với những ngọn nguồn của hồn thơ, của cảm hứng sáng tạo. Những năm tháng gian khổ, những hi sinh lớn lao, những đau thương chiến tranh nay đã kết tinh thành: "Mùa nhân dân ... nhựa nóng của cần lao " thành vàng của tâm hồn, thành trái chín đầu xuân đang mời gọi những tâm hồn thơ, đang vẫy gọi con người đi tới.
MOON.VN
- Âm hưởng sôi nổi, lôi cuốn tạo khúc hát mê say lên đường. => Sự trở về với Tây Bắc là để thấy lại tâm hồn mình, cuộc đời mình. Bài thơ là một lời khẳng định. Chế Lan Viên đã ôm trọn đất nước, quê hương trong vòng tay của mình để đáp lại sự ân nghĩa mà nhân dân, cách mạng đã dành cho nhà thơ.
- Trong phần này, cùng với âm hưởng sôi nổi, lôi cuốn của các câu thơ là những hình ảnh phong phú biến hoá sáng tạo, chủ yếu là những hình ảnh biểu tượng và ẩn dụ. Hình ảnh con tàu trong phần đầu được trở lại thành hình ảnh trung tâm cùng với những "mùa nhân dân giăng lúa chín, vàng ta đau trong lửa, vầng trăng, mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân".
- Tạo ra âm hưởng lôi cuốn, trùng điệp của khổ thơ kết thúc này có vai trò của cách láy lại và mở rộng một hình ảnh hay một từ ngữ của câu cuối khổ thơ trên xuống câu đầu của khổ thơ dưới làm cho các khổ thơ liền mạch, dồn dập, trùng điệp. (Mắt ta thèm / Mắt ta nhớ ... Mặt đất nồng nhựa nóng của cần lao / Nhựa nóng 10 năm, nhân dân máu đổ)