SÓNG – XUÂN QUỲNH (TIẾT 3)
2.2.6. Đặc sắc nghệ thuật xây dựng hình tượng
+ Xây dựng nhân vật bằng bút pháp sử thi- nhân vật hiện lên như người anh hùng trong những trang huyền thoại của người miền núi.
+ Tiếp nối truyền thống có từ Đăm san, Xinh Nhã, Đinh Núp…, kéo dài và làm mới những trang sử bằng tinh thần hiện đại.
+ Sự luân phiên lượt kể: Tnú kể lại: giết Dục (có súng, có dao) bằng chính đôi tay mỗi ngón cụt một đốt.
+ Ý nghĩa biểu tượng của chi tiết bàn tay: mười ngón đuốc rực cháy như biểu trưng cho sức mạnh, sự kiên cường bất khuất của con người.
Mỗi ngón cụt một đốt là chứng nhân ghi dấu tội ác dã man của kẻ thù, chứng tích đau thương để nhắc nhớ người dân Xô man về chân lí cách mạng.
Bóp cổ thằng Dục, sức mạnh tiêu diệt kẻ thù, sự trả giá tất yếu cho tội ác của bọn xâm lược, sức sống bất diệt của con người Tây Nguyên.
+ Thủ pháp ứng chiếu giữa thiên nhiên với con người đã tạo nên mối liên hệ chặt chẽ giữa hai hình tượng Tnú - nhân vật chính của tác phẩm và rừng xà nu. Hai hình tượng ấy gắn bó và bổ sung cho nhau để cùng bộc lộ tư tưởng chủ đề của tác phẩm: cần phải cầm vũ khí đứng lên chiến đấu để bảo vệ sự sống cho quê hương, gia đình và đồng bào của họ, cho những cánh rừng xà nu bát ngát trải dài tới tận chân trời. So sánh với hình tượng các anh hùng khác trong văn học chống Mĩ để thấy được đặc điểm thi pháp của văn học chống Mĩ và nét khác biệt của hình tượng).
MOON.V N
Cảm hứng chính về Rừng xà nu là cảm hứng về sự tái sinh, về sức sống không thể nào bị tàn phá.
Điều đó kết đọng đẹp đẽ trong hình tượng Mai- Dít, Heng.
2.2. Mai- Dít
2.2.1. Mai: Cũng như Tnú, Mai là thế hệ được tiếp nhận lí tưởng cách mạng từ những năm tháng đau thương, đen tối của làng Xô Man và của cả nhân dân miền Nam dưới ách thống trị bạo tàn của Mĩ – ngụy. Trong kí ức uổi thơ hồn nhiên trong sáng của Tnú và Mai, có những ngày thay nhau vào rừng tiếp tế đưa cơm cho cán bộ, có khi cả hai đứa cùng đi, chúng ở luôn lại ngoài rừng ban đêm, để cán bộ ngủ ngoài rừng một mình trong đêm, cái bụng không yên được, lỡ giặc lùng, ai đưa cán bộ chạy. Hình ảnh của Mai và Tnú trong những ngày gian nan cơ cực ấy là “một đứa bé đứng tới ngang bụng cụ Mết. Nó đeo một cái xà lét nhỏ xíu của mẹ nó để lại, trong xà lét trên bỏ rau dưới giấu hai lon gạo trắng, nó luồn như một con sóc qua các hốc đá cheo leo, nó chạy lon ton trong rừng đi tìm nuôi anh cán bộ. Một đứa con gái còn nhỏ hơn nó nữa hối hả chạy theo nó. Đứa con gái vén chiếc váy của mẹ mới dệt nhảy từ mỏm đá này qua mỏm đá khác như một con chim sáo, vừa nhảy vừa gọi lanh lảnh:
- Tnú, Tnú, chờ với chớ, chờ với chớ!
Tnú thì quay lại trợn mắt:
- Bí mật chớ, Mai! Sao đi đâu cũng tác như con mang thế?
Mai muốn cười, nhưng sợ Tnú, không dám cười...”
cô bé vô tư, hồn nhiên trong sáng, có giọng nói lanh lảnh, trong vắt, sau này đã trở thành người phụ nữ có vẻ đẹp dịu dàng, tấm lòng yêu thương, nhân hậu. Sau ba năm, thoát ngục Kon tum về, gặp lại Tnú, lần đầu tiên sau khi ở tù về Tnú gặp lại Mai, thấy Mai đã lớn anh không ngờ, và Mai thì cầm hai bàn tay anh lúc ấy còn lành lặn, ứa nước mắt khóc, không phải như một đứa trẻ nữa mà như một người con gái đã lớn, vừa xấu hổ vừa thương yêu. Người phụ nữ nhân hậu, dịu dàng, đầy nữ tính ấy đã có những ngày tháng hạnh phúc êm đẹp bên người chồng dũng mãnh và đứa con nhỏ yêu thương. Nhưng, phút lâm nguy, khi giáp mặt với bầy lang sói hung tợn, cô như trở thành một tượng đài của lòng bất khuất. Giữa bầy lính, mười thằng, đủ súng ống và sự man rợ, cô không mảy may run sợ. Cô “ngửng đôi mắt lớn nhìn thằng Dục”. Thằng Dục xem cô là “con mọi cộng sản”,
“con cọp cái”, là cơ sở để “dụ được con cọp đực trở về”. Nó cầm một cây gậy sắt dài tra tấn đánh đập mẹ con Mai. “Trận mưa cây sắt mỗi lúc dồn dập”. Bằng tất cả sự dẻo dai nhanh nhẹn của người phụ nữ sống ở núi rừng, cô đã cố bảo vệ đến cùng đứa con- giọt máu của tình yêu. Người mẹ trong tay không một vũ khí đã phải chống chọi một cách bất lực với bọn sát nhân tàn bạo. Đến khi trút hơi thở cuối cùng dưới bàn tay đẫm máu của bọn mặt người dạ thú cô vẫn một mực trung thành với cách mạng, không khai báo nửa lời. Nhưng cái chết của những người như mẹ con Mai mãi làm núi sông này đau đớn, ta liên tưởng đến những cây xà nu đang tràn đầy sức sống, bị đại bác chặt đứt nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão, những cây xà nu con phải chết một cách oan khuất…
2.2.2. Dít:
- Nhưng tác giả đã khéo léo để người đọc thấy Mai không chết, người như Mai vẫn tiếp tục tái sinh, sống trong hình ảnh của Dít, bởi Dít giống chị như hai giọt nước. Không phải ngẫu nhiên Tnú bất chợt cảm thấy “có một luồng lạnh rân rân ở mặt và ngực. Mai! Trước mắt anh là Mai đấy!”
Nếu vẻ đẹp nổi bật của Mai là sự yêu thương nhường nhịn thì ở Dít lại là sự rắn rỏi của người chiến sĩ. Lớn lên trong đau thương, mất mát của quê hương, gia đình, thù nhà, nợ nước chồng chất đã tôi luyện cho Dít thành một con người kiên gan cứng cỏi đến lạ thường. Cũng như Mai, Dít là đại diện cho thế hệ chủ lực đánh Mĩ ở Tây Nguyên, dũng cảm, gan góc không kém gì Tnú. Khi cả làng bị giặc ở đồn Bắc Hà bao vây, không ai lọt ra được, ngoại trừ lúc ấy Dít còn nhỏ, lanh lẹn, cứ sẩm tối
RỪNG XÀ NU - NGUYỄN TRUNG THÀNH (tiết 3)
MOON.V N
lại bò theo máng nước đem gạo ra rừng cho cụ Mết, Tnú và thanh niên. Dít bị giặc bắt hi ở ngoài rừng về. Bọn giặc để Dít ở giữa sân, lên đạn tôm xông rồi từ từ bắn từng viên một, không bắn trúng, đạn chỉ sượt qua tai, sém tóc, cày đất quanh hai chân nhỏ. Cái váy của Dít rách tượt từng mảng. Dít khóc thét lên nhưng rồi đến viên thứ mười thì chùi nước mắt, từ đó im bặt. Dít đứng lặng giữa bọn lính. Cứ mỗi viên đạn nổ, cái thân hình mảnh dẻ lại giật lên một cái nhưng đôi mắt vẫn nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng. Nhiều người băn khoăn rằng, những chi tiết như thế này có khốc liệt quá không?
Có phi thực tế không? Câu trả lời thuộc về những người đã từng vào sinh ra tử. Rằng sự dã man tàn bạo của kẻ thù trong thực tế còn khủng khiếp hơn rất nhiều lần. Và hình như, Nguyễn Trung Thành còn muốn nói với ta một điều sâu xa hơn thế, rằng trong khoảnh khắc con người ta phải tự lớn, nếu không sao có thể đương đầu với đội quân dũng mãnh vũ khí được trang bị đến tận chân răng?
- Vậy là, không khủng bố được tinh thần Dít, bọn giặc đành chịu! Còn khi chị Mai và đứa con bị giặc giết chết một cách dã man, mọi người, kể cả cụ Mết đều chứa chan nước mắt nhưng mà Dít vẫn “lầm lì, không nói gì cả, mắt ráo hoảnh”. Ngày Tnú lên đường, Dít còn là “một cô bé không có áo mặc, đêm lạnh nó không ngủ, đốt lửa ngồi cho đến gà gáy rồi đi giã gạo thay chị. Nó lầm lì, không nói gì cả, đôi mắt ráo hoảnh trong khi mọi người, cả cụ già Mết đều khóc vì cái chết của Mai... Phải chăng những giọt nước mắt của Dít đã chảy vào trong kết thành những giọt thù, giọt hận thấm sâu trong tâm hồn để nuôi dưỡng khát vọng trả thù.
- Bên cạnh một cô Dít gan góc còn có một cô Dít rất đằm thắm yêu thương. Tình cảm ấy được ẩn giấu bên trong vẻ ngoài tưởng như lạnh lùng. Khi biết Tnú được thưởng phép cô mới cười, thổ lộ lòng mình: “Sao anh về có một đêm thôi…. Bọn em miệng đứa nào cũng nhắc anh mãi”. Chỉ trong mấy năm, cùng với sự lớn mạnh của cuộc chiến đấu của dân làng, người con gái Tây Nguyên can trường từ thuở nhỏ ấy đã vượt lên trên những thử thách khốc liệt để trở thành người lãnh đạo chủ chốt của làng Xô Man.
- Nhà văn đã có dụng ý khi xây dựng hai nhân vật Mai và Dít. Họ giống nhau như hai giọt nước không chỉ là hình thức mà còn ở tâm hồn, tính cách. Nhưng Mai là nạn nhân của một thời đau thương, đen tối bởi khi đó chị và dân làng chưa cầm vũ khí. Còn Dít, cô cứng cỏi, trưởng thành hơn chị, vận hội mới của cách mạng đã trao cho cô cây súng để chiến đấu trả thù cho quê hương và gia đình đồng thời để bảo vệ cho sự sống của đất nước nhân dân và cũng là của chính mình. Cũng như Tnú, hình ảnh Dít làm ta liên tưởng đến những cây xà nu vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã. Nguyễn Trung Thành còn lờ mờ để chúng ta thấy, Dít đã ngồi vào đúng chỗ của Mai, “có một luồng lạnh rân rân ở mặt và ngực. Mai! Trước mắt anh là Mai đấy!”. Tnú có một hạnh phúc qua đi và một hạnh phúc đang chờ trước mắt, để có những ngọn đồi xà nu xanh tít tắp tận tới chân trời…
2.3. Nhân vật bé Heng
- Ngày Tnú ra đi lực lượng, bé Heng mới đứng ngang bụng anh, chưa biết mang củi, chỉ mới đeo cái xà-lét nhỏ xíu theo người lớn ra rẫy.
- Ngày Tnú về phép, làng Xô Man giờ đây thành làng chiến đấu. Thông thạo tất cả hầm chông, bẫy đá, mọi lối đi của làng Xôman, Heng dẫn đường cho Tnú về. Cũng ít nói như những người dân làng Xụ Man, nú khụng sợ nguy hiểm, dẫn đường cho Tnỳ qua những ôCon đường ấy chằng chịt hầm chông, hố chông, cứ mười phút gặp một giàn thò (một loại bẫy) chuẩn bị sẵn, cần thò căng như dây nỏ, đỏnh một phỏt chặt góy đụi ống quyển, lưỡi thũ từng đụi, từng đụi gỏc lờn giàn, sắc lạnhằ. Khi tới chỗ ô ỏc chiến điểm ằ nú nhỡn Tnỳ ô cười một cỏch rất liếng ằ, ô mắt lúe lờn một tia sỏng nhỏ ằ bày tỏ niềm tự hào mãnh liệt về công cuộc cách mạng của dân làng. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng cậu Heng đã có dáng dấp của một chú bé anh hùng. Heng háo hức tham gia cách mạng, ước mơ trở thành anh giải phóng quân, tự trang bị cho mình trang phục của người lính. Bằng cái nhìn rất hóm hỉnh và nhân hậu, nhà văn đã dựng lên trước mắt người đọc bức chân dung vừa ngộ nghĩnh vừa đáng yêu của cậu bé (xin được chiếc mũ tai bèo sùm sụp, chiếc áo bà ba dài thườn thượt). Dường như trong chú bé này có hình bóng của một Tnú khi còn làm liên lạc cho cán bộ khi xưa- một tiểu anh hùng, là đại diện cho vẻ đẹp của thế hệ măng non núi rừng Tây Nguyên. Cùng với bước đi lên của cách mạng, thế hệ của Heng chắc chắn sẽ có bước tiến vượt xa lớp cha anh. Mai này trưởng thành, chắn chắn bé Heng sẽ tiếp tục thế hệ cha anh.
MOON.V N
- Nếu cụ Mết xứng đáng với hình ảnh cây xà nu đại thụ giữa rừng xà nu bạt ngàn xanh thẳm, thì bé Heng tượng trưng cho cây xà nu mới lớn ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời, sẽ phát triển đến đâu chưa ai lường được…
“Trên đất Việt Nam ra ngõ gặp anh hùng”. Qua tác phẩm Rừng xà nu hình ảnh người dân Tây Nguyên hiện lên gan góc, kiên cường, căm thù giặc sâu sắc và có tinh thần cách mạng rất cao. Họ đã vượt qua những đau thương mất mát, tự nguyện đứng vào hàng ngũ chiến đấu. Đúng là: Lớp cha trước, lớp con sau?/Đã thành đồng chí chung câu quân hành” (Tố Hữu).
2.4. Khái quát về các nhân vật: Tóm lại, mỗi nhân vật trên đây đều có những vẻ đẹp anh hùng khác nhau nhưng họ đều là những người đại diện cho nhân dân, cộng đồng. Họ là những hình mẫu tiêu biểu của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Các thế hệ nhân dân Xôman tiếp nối trong cuộc chiến đấu, càng về sau càng lớn mạnh. Nhà văn đã xây dựng được hệ thống nhân vật tiêu biểu, có tác dụng làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ. Lịch sử làng Xô Man được cụ Mết kể suốt một đêm dài bên bếp lửa nhà ưng là một chuỗi đau thương mất mát nhưng đó cũng là những trang sử vẻ vang bất khuất không thể nào dập tắt được dân làng viết nên bằng máu và nước mắt của mình.