I.Mục tiêu :
1.Kiến thức: Biết được:
- Tính chất hoá học của kim loại: Tác dụng với phi kim, dung dịch axit, dung dịch muối.
- Dãy hoạt động hoá học của kim loại K, Na, Mg, Aℓ, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au. Ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại.
2.Kĩ năng
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất hoá học của kim loại và dãy hoạt động hoá học của kim loại.
- Vận dụng được ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại để dự đoán kết quả phản ứng của kim loại cụ thể với dung dịch axit, với nước và với dung dịch muối.
- Tính khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp hai kim loại.
3. Giáo dục : sự ham thích học môn hóa qua các ví dụ thiết thực, cách sử dụng các đồ dùng làm bằng Kl một cách khoa học
II.Chuẩn bị
-Hoá chất: Dây sắt( lõi phanh),dây Zn, 2 mẩu Cu, d/d AgNO3, d/d Cu SO4, d/d AlCl3 , mẩu than hoa
-Dụng cụ: 3 ống nghiệm có đánh số t/t, kẹp gỗ, ống hút, cốc t/t, đèn cồn ,bật lửa -Đ/chế khí o xi để sẵn trong lọ tt => Sử dụng cho các Tno 1.1 của GV
T/No III.2 có thêm: Cu p/ư AgNO3, Cu + AlCl3
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Nêu các t/c vật lí của kim loại? Cho ví dụ minh họa cụ thể bằng các ví dụ có thực trong đời sống ?
2. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS Nội dung
HS liệt kê lại các t/c hh của KL mà các em đã gặp qua t/c của các loại h/c vô cơ đã học và qua chương trình hoá học 8,9
- p/ư với o xi - P/ư với d/d a xit - P/ư với d/d muối
GV làm TN đốt sắt trong oxi
I. Phản ứng của kim loại với phi kim:
1.Tác dụng với o xi
HS nêu h/t- g/t-viết PTPƯ: Sắt cháy trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo nhiều hạt nhỏ màu nâu đen( Fe3O4)
? phản ứng này em gặp ở đâu trong đời sống?
GV giới thiệu t/nghiệm 2:Na t/d với khí Clo
??(NC) Qua thực tế đời sống hãy cho biết Kl nào không tác dụng với oxi ?cho ví dụ chứng minh ?
? Vì sao đều tác dụng ví PK mà lại tách thành 2 nội dung khác nhau? (vì tạo ra 2 sp khác nhau)
GV: - Nhiều KL khác ( Trừ Ag, Au, Pt) p/ư với oxi tạo oxit
- ở t0 cao, kim loại p/ư với nhiều phi kim khác tạo muối
HS đọc K/luận SGK
GV gọi 1 HS nhắc lại t/c này, đồng thời gọi HS viết PTPƯ minh hoạ
??(NC) Tính chất này lưu ý điều gì ? hiện tượng này em thấy ở đâu trong đời sống ? GV cho HS làm bài luyện tập 1 (1 em lên bảng làm) – N/xét, sửa sai
?Hãy hoàn thành các PTHH theo các sơ đồ p/ư sau:
a) Zn + S -- ->
b) ? + Cl2 ---> AlCl3
c) ? + ? ---> CuCl2
d) ? + ? -> MgO e) ? + HCl -> FeCl2 + ? f) R + ? -> RCl2 + ? g) R + ? -> R2(SO4)3 + ?
( R là kim loại có hoá trị tương ứng ở mỗi PT)
HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn SGK (cho Zn hoặc Fe t/d với d/d Cu SO4)( KL màu đỏ bám vào dây kẽm, kẽm tan
dần;màu xanh của d/d CuSO4nhạt dần
=> Zn đẩy Cu ra khỏi muối) HS Làm thêm 2 t/nghiệm:
Cho 1 dây Cu vào ống nghiệm đựng d/d AgNO3 ( KL màu trắng xám bám vào dây đồng, đồng tan dần;d/d ko màu chuyển dần sang màu xanh=> Cu đẩy Ag ra khỏi muối)
VD: 3Fe + 2O2 t0
→Fe3O4
2.Tác dụng với phi kim khác:
VD: 2Na + Cl2 → 2NaCl
Hầu hết các KL ( trừ Ag, Au, Pt) p/ư với o xi ở t0 thường hoặc t0 cao, tạo thành o xit( thường là o xit ba zơ). ở t0 cao, k/loại p/ư vớinhiều p/kim khác(X2 thuộc nhóm halogen, S,H2...) tạo muối
II. Phản ứng của kim loại vớid/d axit:
Một số K/loại p/ư với d/d a xit( H2SO4, HCl, …) tạo muối và giải phóng hi đ ro VD:
Mg + H2SO4 -> Mg SO4 + H2↑
2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2 ↑
Cu + HCl x
III. Phản ứng của kim loại với dung dịch muối .
VD:
Zn + Cu SO4 -> Zn SO4 + Cu↓
Cho 1 dây Cu vào ống nghiệm đựng AlCl3
(Ko có h/t gì xảy ra=> Cu ko đẩy được Al ra khỏi h/c)
=> Quan sát h/t, giải thích, viết PTHH GV gọi đại diện các nhóm báo cáo k/q thí nghiệm . Viết PT và nêu n/x
GV : Vậy chỉ có KL mạnh mới đẩy được KL yếu hơn ra khỏi d/d muối(trừ Na, K, Ba, Ca..)
HS đọc KL SGK
Cu + 2AgNO3 -> Cu(NO3)2 + 2Ag↓
Kim loại h/đ hh mạnh hơn( Trừ Na, Ba, Ca, K ) có thể đẩy được KL h/đ hh yếu hơn ra khỏi d/d muối, tạo thành muối mới và KL mới
III. Luyện tập củng cố: (6p) 1. HS nhắc lại n/d chính của bài
2. HS làm bài luyện tập 2- GV tổ chức cho HS n/x sửa sai Hoàn thành các PTPƯ sau:
a) Al + AgNO3 -> ? + ? b) ? + Cu SO4 -> Fe SO4 + ? c) Mg + ? -> ? + Al d) Al + Fe SO4 + -> ? + ? e) Cu + ? -> ? + 2Ag↓
3. Qua bài tập 2 em hãy sắp xếp các kim loại theo mức độ kim hoạt động tính kim loại tăng dần ? Al, Mg, Fe, Cu, Ag
IV.Dặn dò: (1p)
-Về nhà làm bài tập: có ở vở bài tập kolàm bài 7/51sgk (giảm tải) -Xem trước bài 17 nghiên cứu trước các thí nghiệm cần làm trong bài
Tuần 12
Ngày soạn: 29/10/2014 Ngày dạy : /11/2014
Tiết 23