Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành phố hà nội (Trang 36 - 64)

Từ năm 2005, Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) đã quan tâm tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm từ trang trại tới bàn ăn và đã có những tổng kết về thực hành nông nghiệp tốt tại một số nước. FAO (2005) định nghĩa thực hành chăn nuôi

tốt liên quan tới việc áp dụng các kiến thức hiện đại vào sử dụng các nguồn lực tự nhiên cơ bản trong sản xuất các sản phẩm chăn nuôi an toàn để đạt sự phát triển và bền vững kinh tế. GLPPs giúp cho ngành chăn nuôi đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng với sự kiểm soát chất lượng thực phẩm từ trang trại tới bàn ăn. Các tiêu chuẩn cần quan tâm của GLPPs bao gồm chất lượng cơ sở vật chất cho chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh, các điều kiện vệ sinh, thức ăn và nước, vận chuyển động vật, đăng ký và nhận biết vật nuôi, quyền lợi vật nuôi, các điều kiện làm việc và quản lý chất thải hợp lý. FAO (2005) cũng tổng kết các khía cạnh này đã được áp dụng trong nhiều chương trình thực hành chăn nuôi tốt, ví dụ như:

- Đánh giá và củng cố hệ thống phòng ngừa bệnh dịch và hệ thống quản lý chất lượng thức ăn gia súc ở Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, Colombia, Mexico, Paraguay, Peru và Uruguay;

- Phát triển chăn nuôi gia súc nhỏ ở Barbados, Saint Kitts và Nevis, Trinidad và Tobago;

- Nâng cấp các kỹ thuật và công nghệ cho sức khỏe vật nuôi ở Argentina - Thiết lập hệ thống quốc gia về đăng ký và kiểm soát xuất xứ động vật ở Chi lê.

FAO (2005) cũng tổng kết thực tiễn một số quốc gia đưa GAP lồng ghép vào ngành chăn nuôi. Ví dụ như Chi Lê đã thiết kế và áp dụng các hướng dẫn kỹ thuật trong nhân giống cho lợn, bò thịt, bò sữa, cừu, dê, gà đẻ trứng, và gà thịt. Uruguay đã áp dụng các tiêu chuẩn EUREP để so sánh với các tiêu chuẩn chăn nuôi của nước này để điều chỉnh phù hợp với điều kiện trong nước. Đối với tính truy xuất nguồn gốc, Uruguay đã triển khai hệ thống nhận biết xuất xứ động vật từ nơi xuất xứ tới lò mổ. Tại Costa Rica, Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi đã thiết kế các cẩm nang về thực hành tốt cho lưu trữ, chăn nuôi lợn, bò thịt và bò sữa; và an toàn sinh học trong các trang trại gà.

Tại các nước Châu Á, GAHP cũng đã được triển khai gần đây, tuy nhiên tổng kết thực tế chưa có nhiều. Thực tế triển khai GAHP ở một số nước như sau:

* Thái Lan

Theo Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế của Thái Lan - TICA (2009), Thái Lan lấy năm 2004 là năm của an toàn thực phẩm, là một phần của chiến lược quốc gia trong sản xuất thực phẩm, được gọi là Chiến lược “Nhà bếp của thế giới”. Chiến lược này bao gồm một “Lộ trình về An toàn thực phẩm”, nhằm đảm bảo sự an toàn của các đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất tại trang trại/nông hộ, kiểm soát các sản phẩm bảo vệ thực vật và chất lượng sản phẩm trồng trọt. Trong đó, chứng nhận GAP giúp cho việc thực hiện thành công chiến lược này và giảm gánh nặng quản lý, thanh tra của chính phủ. Nông dân đạt các tiêu chuẩn GAP có thể gắn nhãn hiệu GAP lên sản phẩm của họ. Bên cạnh đó, một chương trình GAP vùng tại miền Tây Thái Lan đã phát triển tiêu chuẩn Thai GAP thành tiêu chuẩn Global GAP. Bộ Nông nghiệp và HTX của Thái Lan đã đưa ra hệ thống các tiêu chuẩn GAP cho trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Cơ quan Tiêu chuẩn & chứng nhận chăn nuôi (Bureau of Livestock & Certification) bao gồm có 6 Cục chuyên môn, chịu trách nhiệm đưa ra các tiêu chuẩn về chăn nuôi, bao gồm thức ăn, các sản phẩm, tồn dư kim loại nặng, hóa chất, các nhà máy thức ăn, các nhà máy chế biến thịt và lò mổ, môi trường các trang trại chăn nuôi, nhà máy chế biến thức ăn, lò mổ, đăng ký chất lượng thức ăn chăn nuôi. Cơ quan này cũng cung cấp chứng nhận và thanh tra, giám sát các trang trại chăn nuôi đạt chuẩn. Bộ Nông nghiệp và HTX đã đưa ra các tiêu chí trang trại chăn nuôi đạt chuẩn vào năm 1999, áp dụng cho chăn nuôi gà thịt, lợn, và bò sữa. GAP cho ong được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2003, GAP cho chăn nuôi bò thịt được Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã công bố vào năm 2005 (APEC, 2011). Bộ Nông nghiệp và HTX cũng công bố tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt cho các trang trại chăn nuôi lợn TAS 6403-2009 vào năm 2009 (Thailand Ministry of Agriculture and Cooperatives, 2009). Theo đó, các yêu cầu cho thực hành chăn nuôi tốt bao gồm các mục cơ bản sau: Tổ chức của trang trại; thức ăn; nước; quản lý trang trại; sức khỏe vật nuôi; quyền vật nuôi; môi trường; và ghi chép. Quy trình này đã đưa mục Quyền của vật nuôi thành một mục quan trọng trong các yêu cầu của thực hành nông nghiệp tốt. Theo báo cáo của TICA (2009), tới tháng 5/2008, đã có gần một nửa trong số 363.946 trang trại đăng ký ở Thái Lan được cấp chứng nhận GAP cho rau quả, lợn, gia cầm, gia súc và thủy sản.

Trong giai đoạn đầu, ThaiGAP cũng gặp phải những khó khăn như VietGAP của ta. Người nông dân chưa có ý thức đầy đủ về sự an toàn, những tác động về xã hội và môi trường của GAP, thiếu kiến thức về GAP. Việc duy trì hồ sơ ghi chép cũng không đạt yêu cầu, thực hành thiếu vệ sinh trong sản xuất và chế biến thực phẩm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không phù hợp và thiếu trực tiếp liên kết từ sản xuất với thị trường. Các công ty xuất khẩu lớn tham gia cũng còn quá ít, thiếu lao động có kỹ năng…Ở cấp các cơ quan chính phủ cũng còn chưa hiểu rõ về vai trò của chương trình GAP quốc gia, thiếu tầm nhìn xa, thiếu sự phối hợp trong việc đào tạo và huấn luyện theo GAP...

Vì thế, để thực hiện tốt và phát triển hơn nữa chương trình GAP quốc gia, Thái Lan đã có những cải tạo đáng kể như: Ban hành và thực hiện các chính sách cải thiện chất lượng và an toàn thực phẩm; thiết lập hệ thống GAP quốc gia; quy định cơ cấu tổ chức và hướng dẫn cho việc phát triển cao hơn kế hoạch chương trình GAP quốc gia; tách bạch rõ vai trò và trách nhiệm của mỗi cơ quan chính phủ và các bộ phận tư nhân; khuyến khích việc đối thoại giữa tất cả các thành viên liên quan; xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát và lên kế hoạch tiến hành; cung cấp dịch vụ tư vấn và huấn luyện về GAP cho cả những người sản xuất cá thể, tập thể và các doanh nghiệp trong nước... Nhờ đó, từng bước rau hoa quả của Thái Lan đã thâm nhập được vào ngày càng nhiều nước trên thế giới (Nguyễn Công Thành, 2012).

* Malaysia

Malaysia giới thiệu chăn nuôi theo quy trình GAHP cho lợn từ trước năm 1990 (Phuah et al., 2011), trong đó có 15 tiêu chuẩn bao gồm: vị trí và hạ tầng chuồng trại, chuồng trại, thức ăn và nước, sức khỏe công nhân, an toàn sinh học, chứng nhận lợn thuộc cơ sở chăn nuôi, vệ sinh, sức khỏe vật nuôi, quản lý dịch bệnh, con giống, quản lý chất thải, vận chuyển tới lò giết mổ, tập huấn, ghi chép, và báo cáo (Loganathan, 2009). Cho tới năm 2014, có 38/737 trang trại lợn của cả nước đạt tiêu chuẩn GAHP và các trang trại lợn sẽ được gia hạn tới năm 2016 để hoàn tất các điều kiện đạt chuẩn GAHP đã đề ra bởi Cục dịch vụ thú y của Malaysia (thuộc Bộ Nông nghiệp) (Bernama, 2014). Cục dịch vụ thú y của Malaysia là cơ

quan thực hiện các chương trình về an toàn và chất lượng thực phẩm nhằm giảm thiểu các nguy cơ do thực phẩm. Cách tiếp cận của các chương trình này theo hướng chuỗi giá trị từ trang trại tới bàn ăn. Cục dịch vụ thú y đã giới thiệu chương trình thực hành chăn nuôi trang trại (SALT) năm 2003, dựa trên GAHP, với mục tiêu đảm bảo thực phẩm từ các trang trại GAHP là an toàn, hoạt động trong các điều kiện bền vững và thân thiện với môi trường và tạo ra các sản phẩm chất lượng tốt và an toàn cho tiêu dùng (Akma, 2012).

* Philippines

Philippines đã giới thiệu quy chuẩn thực hành chăn nuôi tốt từ năm 2010.

Trong danh mục GAHP của Philippines có 6 mục mà trang trại/cơ sở chăn nuôi phải đảm bảo, đó là: Người điều hành trang trại và công nhân, vị trí trang trại, chuồng trại và các thiết bị dùng cho chăn nuôi, quản lý trang trại (gồm từ sản xuất giống, truy xuất nguồn gốc, thức ăn, sức khỏe vật nuôi, vận chuyển, các biện pháp bảo đảm sinh học, chương trình vệ sinh trang trại), quản lý môi trường, và đánh giá, tổng kết các hoạt động (PhilMSTQ, 2014). Việc cấp chứng nhận GAHP cần 3 điều kiện: trang trại tuân thủ các quy định của GAHP, thực hiện các điều kiện an toàn sinh học và các chương trình truy xuất minh bạch, có ghi chép ít nhất 2 năm (nếu mới thành lập thì có ít nhất 6 tháng ghi chép). Cho tới đầu năm 2012, chỉ có 1 trang trại đã được chứng nhận GAHP (ở miền nam Philippines) và 32 trang trại đang trong thời kỳ xem xét và đánh giá. Các hộ chăn nuôi nhỏ cũng có thể được cấp chứng chỉ GAHP nhưng cần được tổ chức thành các nhóm như hợp tác xã (Roehlano and Danilo, 2012). Tới năm 2014 đã có 6 trang trại được cấp chứng nhận GAHP, bao gồm 4 trang trại chăn nuôi gia cầm và 2 trang trại chăn nuôi lợn (Bộ Nông nghiệp Philippines, 2014).

* Brunei Darussalam

Brunei là đất nước mà nông nghiệp chủ yếu dựa vào chăn nuôi và có thể tự cung cấp được trên 90% nhu cầu trong nước về thịt gà và trứng (APEC, 2011). Tại nước này, Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm quản lý các hoạt động chăn nuôi của tất cả các trang trại chăn nuôi trong nước, có nhiệm vụ hỗ trợ nông dân các kỹ thuật

thực hành GAHP và quản lý trang trại cho gia súc và gia cầm. Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm của nước này đưa ra các tiêu chuẩn về GAHP bao gồm 8 nhóm: Vị trí trang trại; quản lý vật nuôi; quản lý nước và thức ăn; khử trùng và vệ sinh; an toàn sinh học; sức khỏe vật nuôi; ghi chép và lưu trữ; và quản lý nhân công. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước tham gia quản lý và hỗ trợ cho chăn nuôi theo GAHP.

Chương trình tồn dư hóa chất quốc gia thường xuyên kiểm tra dư lượng kháng sinh, nhóm thuốc Sulpha, nitrofurancs và hóc môn tăng trưởng. Phòng thí nghiệm vi sinh Brunei Darussalam kiểm nghiệm và chịu trách nhiệm công bố về chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm chăn nuôi từ nơi sản xuất. Quản lý vệ sinh thú y được tiến hành ở các lò mổ, các nhà máy chế biến gia cầm và các nhà máy chế biến thực phẩm (APEC, 2011).

* ASEAN GAHP

Trước tình hình thực tế có nhiều nước với các quy định và tiêu chuẩn về GAHP trong chăn nuôi khác nhau, nhằm đưa ra những tiêu chuẩn chung về thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) cho khu vực thương mại tự do của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp hội các nước đã họp và thống nhất có quy chuẩn chung GAHP xuất phát từ an toàn thực phẩm, gọi là ASEAN GAHP và bắt đầu cho gà thịt và gà trứng thương phẩm, áp dụng cho 10 nước thành viên của ASEAN.

ASEAN GAHP cho gà thịt và gà trứng thương phẩm là một tiêu chuẩn chung để áp dụng cho các cơ sở chăn nuôi gà thịt thương phẩm và/hoặc cơ sở chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm. Mục tiêu của tiêu chuẩn nhằm nâng cao an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chăn nuôi, đồng thời bảo vệ môi trường chăn nuôi, sức khoẻ người lao động và sức khoẻ vật nuôi, nâng cao giá trị sản phẩm. ASEAN GAHP cho gà thịt và gà trứng thương phẩm bao gồm 6 mục chính: Cơ sở vật chất chuồng trại (vị trí, thiết kế và cấu trúc chuồng trại); thức ăn và nước uống; quản lý trang trại; quản lý sức khỏe vật nuôi; vận chuyển và lưu trữ; và ghi chép (Anonymous, 2014).

Theo Cục Chăn nuôi (2014), nội dung cuộc họp gần đây nhất của Hội nghị về ASEAN GAHP lần thứ 3 đã đề xuất xây dựng một Dự án cho việc công nhận và chứng nhận ASEAN GAHP giai đoạn 2014-2016 theo 5 cách tiếp cận: (i) thiết lập

một cơ chế cho quản lý tiêu chuẩn ASEAN GAHP; (ii) thực hiện tiêu chuẩn GAHP cho các nước không có tiêu chuẩn riêng (Lào, Campuchia, Myanmar và Brunei) bằng ASEAN GAHP; (iii) củng cố sự liên kết giữa GAHP riêng của các thành viên đã có tiêu chuẩn GAHP (Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippine và Việt Nam) với ASEAN GAHP; (iv) phát triển chương trình đào tạo ASEAN GAHP chung và tài liệu đào tạo giảng viên, người chăn nuôi và đánh giá viên. Phát triển một cơ chế công nhận chung và hệ thống chứng nhận; và (v) nâng cao nhận thức về ASEAN GAHP của các bên liên quan, bao gồm cả khu vực tư nhân, tổ chức xã hội dân sự và tổ chức phi chính phủ về việc thực hiện ASEAN GAHP.

Thông qua những hành động hội nhập theo kế hoạch từ cuộc hội thảo này, các nước Đông Nam Á sẽ công nhận sản phẩm chăn nuôi của nhau thông qua việc áp dụng tiêu chuẩn ASEAN GAHP chung. Đây là một bước tiến quan trọng để tăng sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi trong khu vực, đồng thời hướng tới việc khu vực hóa và quốc tế hoá sản phẩm chăn nuôi an toàn thực phẩm.

* Trung Quc

Năm 2002, SGS, tổ chức chứng nhận quốc tế đầu tiên đã mang EurepGAP (tháng 9/2007 được đổi tên thành GlobalGAP - NV) vào Trung Quốc và nhanh chóng tạo được hiệu ứng tốt nhờ tạo ra những sản phẩm an toàn. Bộ khung của EurepGAP bao gồm 36 danh mục (tiêu chuẩn) bắt buộc phải tuân thủ 100%, 127 danh mục thứ yếu có thể tuân thủ đến mức 95% cũng được chấp nhận và 89 kiến nghị khuyến cáo nên thực hiện. SGS đã giúp nhiều doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận sản phẩm nông nghiệp tốt để phục vụ xuất khẩu. Các chuyên gia còn hướng dẫn doanh nghiệp và nông dân áp dụng các tiêu chuẩn sao cho phù hợp với điều kiện địa phương và trình độ nông dân, giúp nông dân, doanh nghiệp dần làm quen và thích nghi với các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (Phương Nguyên, 2010).

Tháng 12/2005, Tổng cục Chất lượng giám sát, kiểm tra và kiểm dịch thực vật Trung Quốc đã xây dựng quy trình thực hành nông nghiệp tốt tiêu chuẩn quốc gia (ChinaGAP), dựa trên các điểm kiểm soát và tuân thủ các tiêu chuẩn của EurepGAP, bắt đầu thực hiện vào tháng 1/2006. Theo đó, ChinaGAP có 2 mức tiếp cận: Giấy chứng nhận hạng 2 chỉ cần nông dân tuân theo một số điều bắt buộc chủ

yếu trên cơ sở của EurepGAP, trong khi giấy chứng nhận hạng nhất yêu cầu phải tuân thủ toàn bộ những quy định bắt buộc chủ yếu và thứ yếu. Chứng nhận ChinaGAP hạng nhất có thể tương đương với chứng nhận của GlobalGAP. Giữa năm 2007, Trung Quốc bắt đầu thí điểm chứng nhận hoạt động và công nhận ở 18 tỉnh (Phương Nguyên, 2010).

Để đạt được giấy chứng nhận ChinaGAP, các chủ trang trại, nông dân phải thực hiện và tuân thủ các điểm kiểm soát, tiêu chuẩn kiểm soát như tăng cường áp dụng hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón có nguồn gốc sinh học; sử dụng thuốc đăng ký trên đúng đối tượng cây trồng; số lần phun thuốc cần khống chế sao cho lượng thuốc không vượt quá tiêu chuẩn cho phép; cần đảm bảo thời gian cách ly từ khi phun thuốc tới khi thu hoạch; lưu trữ hồ sơ sử dụng hóa chất trên từng cây trồng, nêu rõ tên hóa chất, ngày tháng sử dụng, địa điểm, thời gian cách ly, tên người sử dụng,... Cũng như GlobalGAP, trọng tâm của ChinaGAP là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc (Phương Nguyên, 2010).

Việc mở rộng diện tích, đối tượng cây trồng - vật nuôi áp dụng tiêu chuẩn ChinaGAP là vô cùng quan trọng và đang được ngành chức năng nước này triển khai mạnh mẽ. Năm 2009, chỉ tính riêng sản lượng bưởi và chanh của Trung Quốc đã đạt 2,9 triệu và 250.000 tấn, tăng 15% và 9% so với năm 2008. Chất lượng bưởi gia tăng do nhà vườn cải thiện kỹ thuật canh tác theo hướng tiếp cận thị trường tốt hơn (bưởi ngon, an toàn, bán được giá cao). Các doanh nghiệp cũng đòi hỏi nhà vườn phải sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu đúng cách để bảo đảm bưởi có chất lượng cao. Trên các vùng chuyên canh cam, quýt của Trung Quốc, nông dân cũng đẩy mạnh việc áp dụng tiêu chuẩn GAP để tạo ra sản phẩm an toàn phục vụ xuất khẩu (Phương Nguyên, 2010).

1.3.2. Thc tin áp dng thc hành chăn nuôi tt (VietGAHP) ti Vit Nam 1.3.2.1. Một số chủ trương chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi và chăn nuôi lợn theo VietGAHP

* Chủ trương, chính sách của Nhà nước

- Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về Phát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành phố hà nội (Trang 36 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(205 trang)