CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thủ đô Hà Nội thuộc khu vực đồng bằng Bắc bộ, nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên bờ sông Hồng có vị trí và địa thế thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam. Vị trí địa lý, Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008):
Phía Bắc: tiếp giáp các tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc;
Phía Nam: tiếp giáp các tỉnh Hà Nam và Hoà Bình;
Phía Đông: tiếp giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên;
Phía Tây: tiếp giáp các tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ.
Từ Hà Nội có thể đi tới các thành phố, các tỉnh của cả nước bằng đường ô tô, đường sắt, đường thủy và đường không. Đường bộ có các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1 từ cửa khẩu Hữu Nghị nối với Trung Quốc và xuyên Việt tới mũi Cà Mau, Quốc lộ 6 đi Tây Bắc, Quốc lộ 2, 3, đi các tỉnh Đông Bắc, Quốc lộ 5 nối với thành phố Hải Phòng và lưu thông theo đường biển đi các vùng trong nước và quốc tế. Đường sắt có các tuyến Bắc - Nam, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Hạ Long;
Đường không có sân bay Gia Lâm và cảng Hàng không quốc tế Nội Bài. Ngoài ra Hà nội còn có các tuyến giao thông đường thủy dọc theo sông Hồng đi một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng và ngược lên Tây bắc theo sông Đà, Việt Bắc theo sông Thao, đi Phú Thọ, Tuyên Quang theo sông Lô (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008)...Đây là những điều kiện rất thuận lợi để Hà Nội phát triển giao lưu buôn bán với các vùng trong nước và nước ngoài tạo ra một thị trường rộng lớn cho việc tiêu thụ sản phẩm, tiếp nhận kịp thời các thông tin và thành tựu khoa học kỹ thuật. Tuy
nhiên đi cùng với những thuận lợi thì việc phát sinh dịch bệnh từ các nơi vào thành phố Hà Nội cũng tăng cao, do đó đòi hỏi cần phải làm tốt công tác kiểm dịch động thực vật đưa vào thành phố Hà Nội.
2.1.1.2. Khí hậu
Khí hậu Hà Nội đặc trưng cho vùng Đồng bằng Bắc bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông lạnh, ít mưa.
Theo số liệu của trạm Khí tượng Láng (Cục Thống kê thành phố Hà Nội, 2014) cho thấy: nhiệt độ bình quân trong năm khoảng 24,4oC, thấp nhất tháng 1 khoảng 18 oC và cao nhất tháng 6 là 30,2oC, biên độ nhiệt độ dao động khoảng 12oC. Lượng mưa bình quân trong năm khoảng 1239,2mm; mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 80% lượng mưa toàn năm, mùa khô ít mưa chủ yếu là mưa nhỏ và mưa phùn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong đó tháng 12 hoặc tháng 01 có lượng mưa ít nhất. Số giờ nắng bình quân hàng năm là 1245,3 giờ, thấp nhất tháng 1 khoảng 32 giờ và cao nhất tháng 7 đạt 180,1 giờ.
Đặc điểm khí hậu cho phép Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển một số loại cây trồng nhiệt đới và chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, đồng thời tạo ra cho Hà Nội một hệ thực vật phong phú, đa dạng; phù hợp phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hàng hóa nông sản, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu khác nhau của người tiêu dùng. Tuy nhiên, do hiện tượng khí hậu có sự phân biệt tương đối rõ ràng giữa các mùa nên có những thời điểm ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng.
2.1.1.3. Đất đai
Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên 92.097 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 47,4%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất ở chiếm 19,26%, còn lại là các loại đất khác (Cục Thống kê thành phố Hà Nội, 2014).
Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất của Thủ đô Hà Nội, có 2 nhóm đất có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội, đó là đất nông lâm nghiệp và đất xây dựng. Phần lớn diện tích đất đai ở nội thành Hà Nội được đánh giá là không
thuận lợi cho xây dựng do có hiện tượng tích nước ngầm, nước mặt, sụt lún, nứt đất, sạt lở, trôi trượt dọc sông, cấu tạo nền đất yếu.
Diện tích vùng đồng bằng khá rộng, mang tính chất đặc trưng của vùng đồng bằng sông Hồng do đó có nhiều ưu thế trong phát triển nông nghiệp tập trung quy mô lớn nói chung và phát triển chăn nuôi lợn nói riêng.
2.1.1.4. Nguồn nước
Hệ thống sông, hồ Hà Nội thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, phân bố không đều giữa các vùng, có mật độ thay đổi trong phạm vi khá lớn 0,1 - 1,5 km/km2 (chỉ kể những sông tự nhiên có dòng chảy thường xuyên) và 0,67 - 1,6 km/km2 (kể cả kênh mương). Một trong những nét đặc trưng của địa hình Hà Nội là có nhiều hồ, đầm tự nhiên. Tuy nhiên, do yêu cầu đô thị hóa và cũng do thiếu quy hoạch, quản lý chưa được chặt chẽ nên nhiều ao hồ đã bị san lấp để lấy đất xây dựng. Hà Nội có sông Hồng, sông Đà, sông Cầu,… chảy qua với lưu lượng nước lớn nên có thể khai thác sử dụng phục vụ cho sinh hoạt và phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như phát triển chăn nuôi nói riêng.
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội 2.1.2.1. Tình hình kinh tế
Trong những năm qua tình hình phát triển kinh tế thành phố Hà Nội đã có được những kết quả đáng chú ý. Theo số liệu tổng hợp từ Cục Thống kê Hà Nội năm 2014 tại bảng 2.1 cho thấy: Tổng giá trị sản phẩm có xu hướng nhanh trong giai đoạn từ 2011 - 2013, từ 318.312 tỷ đồng năm 2011 lên 451.213 tỷ đồng năm 2013, bình quân qua 3 năm tăng 19,06%.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn diện trong giai đoạn từ 2011 - 2013 của thành phố Hà Nội cũng đạt được những kết quả khá khả quan, trong đó giá trị ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm qua các năm, bình quân qua 3 năm từ 2011 - 2013 giảm 8,87%, thay vào đó cơ cấu các dịch vụ tăng nhẹ qua các năm, bình quân qua 3 năm tăng 0,95%.
Bảng 2.1. Tổng giá trị sản phẩm của thành phố Hà Nội qua các năm (Tính theo giá hiện hành)
Chỉ tiêu
2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%) Giá trị
(tỷ đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị (tỷ đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị (tỷ đồng)
Cơ cấu (%)
12/11 13/12 BQ
Tổng GT sản phẩm 318312 387279 451213 121,67 116,51 119,06 NN - LN - TS 18939 5,9 21250 5,5 22017 4,9 112,20 103,61 107,82 CN - XD 132703 41,7 160771 41,5 188170 41,7 121,15 117,04 119,08 DV 166670 52,4 205258 53 241026 53,4 123,15 117,43 120,26 Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2014)
Sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố góp phần làm cho mức sống và thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện. Đây chính là điều kiện quan trọng để người tiêu dùng không những chỉ quan tâm đến nhu cầu ăn no, mặc ấm mà còn cần đến những sản phẩm có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là điều kiện quan trọng có ý nghĩa thúc đẩy việc phát triển chăn nuôi theo quy trình VietGAHP để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 có sự chuyển dịch đáng chú ý (bảng 2.2). Giá trị ngành trồng trọt có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2011 - 2013, trong khi đó giá trị ngành chăn nuôi lại có xu hướng giảm.
Bảng 2.2. Cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp của thành phố Hà Nội qua các năm ĐVT: (%)
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
- Trồng trọt 44,6 45,4 45,5
- Chăn nuôi 52,7 51,1 50,3
- Dịch vụ và hoạt động khác 2,7 3,5 4,2
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2014)
Những năm vừa qua ngành chăn nuôi nhận được nhiều sự quan tâm chỉ đạo của thành phố về cơ chế chính sách, sự ưu tiên đầu tư về đất đai, nguồn vốn để phát
triển. Đây chính là điều kiện quan trọng để thúc đẩy phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng.
2.1.2.2. Tình hình xã hội
Tính đến năm 2013 tổng dân số của thành phố Hà Nội là 7128,3 nghìn người, bình quân qua 3 năm từ 2011 - 2013 tổng dân số tăng 2,54%. Trong đó dân số là Nam giới là 3485,9 nghìn người chiếm 48,90%, bình quân 3 năm tăng 2,49%. Dân số ở khu vực nông thôn là 4103,7 nghìn người chiếm 57,56% tổng dân số.
Bảng 2.3. Tình hình dân số thành phố Hà Nội qua các năm
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%) 012/011 013/012 BQ Tổng dân số 1000 người 6779,3 6957,3 7128,3 102,63 102,46 102,54
Nam 1000 người 3318,4 3407,9 3485,9 102,70 102,29 102,49
Nữ 1000 người 3460,9 3549,4 3642,4 102,56 102,62 102,59
Dân số nông thôn 1000 người 3898,7 3999,2 4103,7 102,58 102,61 102,60
Tỷ lệ tăng dân số % 2,4 2,6 2,5 - - -
Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,25 1,54 1,32 - - -
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2014)
Tỷ lệ tăng dân số các năm từ 2011-2013 là 2,4%, 2,6% và 2,5%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên qua các năm lần lượt là 1,25%, 1,54% và 1,32%. Đây chính là nguồn lực quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô cũng như của đất nước.