CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP ở thành phố Hà Nội. Các yếu tố bên ngoài gồm: Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, chính sách của Chính phủ, chủ trương và tình hình thực hiện các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt ở địa phương, điều kiện thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, thị yếu của
người tiêu dùng… Các yếu tố bên trong được xác định bao gồm: nguồn lực của các hộ gia đình, trang trại đối với chăn nuôi lợn, trình độ và khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật của người chăn nuôi lợn ….
2.2.1.2. Phương pháp tiếp cận thể chế
Thể chế được hiểu như là hệ thống các quy định do Nhà nước xác lập trong hệ thống các văn bản pháp luật được sử dụng để điều chỉnh các hành vi và mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân và các tổ chức nhằm thiết lập trật tự kỷ cương xã hội. Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận này nhằm xem xét quá trình chăn nuôi của các cơ sở trong hệ thống các quy định của quy trình chăn nuôi lợn VietGAHP. Xem xét sự áp dụng, tuân thủ các quy định về quy trình chăn nuôi VietGAHP.
2.2.1.3. Phương pháp tiếp cận theo nội dung tiêu chuẩn VietGAHP
Để chăn nuôi lợn theo đúng tiêu chuẩn VietGAHP, các đơn vị chăn nuôi cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình đã được lập sẵn từ khâu lựa chọn con giống;
cách sử dụng thiết bị, vật tư trong chăn nuôi; mua và bảo quản thức ăn; bảo quản và sử dụng thuốc thú y; các yêu cầu trong vệ sinh, sát trùng và các biện pháp an toàn sinh học;… đến xuất bán ra thị trường. Đánh giá quá trình chăn nuôi có đúng theo tiêu chuẩn VietGAHP hay không có vai trò lớn không những đối với cơ sở chăn nuôi, mà nó còn giúp các cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở định hướng, quản lý quá trình phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố. Nhằm phản ánh rõ thực trạng chăn nuôi theo quy trình VietGAHP, nghiên cứu tiến hành so sánh, đối chiếu giữa thực trạng chăn nuôi trong các hộ gia đình, trang trại, doanh nghiệp... với các tiêu chuẩn kỹ thuật VietGAHP.
2.2.1.4. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia
Tiếp cận có sự tham gia được sử dụng xuyên suốt ở tất cả các lĩnh vực, các hoạt động của đề tài, từ việc điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng đến việc xác định các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP. Trong đó, nhấn mạnh sự tham gia của các chủ thể nghiên cứu chính là cơ sở chăn nuôi lợn (hộ gia đình, trang trại chăn nuôi, doanh nghiệp) và cán bộ lãnh đạo ở địa phương (lãnh
đạo cấp thành phố, cấp huyện và cấp xã). Một số công cụ của tiếp cận có sự tham gia sẽ được sử dụng một cách linh hoạt để thu thập các thông tin cần thiết từ bảng hỏi đến phỏng vấn cấu trúc và bán cấu trúc hay các cuộc trò chuyện về vấn đề nghiên cứu với các chủ thể nghiên cứu nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ nghiên cứu.
2.2.1.5. Phương pháp tiếp cận theo tổ chức sản xuất
Thành phố Hà Nội cũng như các địa phương khác trong cả nước đều có các tổ chức kinh tế khác nhau bao gồm hộ nông dân, trang trại, hợp tác xã, hộ kinh doanh và doanh nghiệp. Mỗi tổ chức kinh tế này có vai trò nhất định đối với việc phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP, đặc biệt là các hộ chăn nuôi và các trang trại chăn nuôi lợn. Vì vậy, khi phân tích, đánh giá sự phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP cần phải xem xét sự phát triển của các tổ chức sản xuất này, từ đó có các biện pháp can thiệp phù hợp, các giải pháp hợp lý với từng loại hình và tổ chức kinh tế có trên địa bàn thành phố.
2.2.1.6. Phương pháp tiếp cận theo chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện. Tiếp cận chuỗi giá trị được sử dụng trong nghiên cứu để xem xét từng tác nhân tham gia trong các khâu của quá trình chăn nuôi, từ người cung ứng đầu vào (thức ăn, con giống, thuốc thú y...) đến người thu mua thịt lợn, người chế biến.
2.2.2. Khung phân tích phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP
Căn cứ vào mục tiêu của đề tài nghiên cứu và quá trình định hướng phân nhóm giải pháp được đưa ra. Đề tài sẽ được tiến hành dựa trên khung phân tích, từ xác định cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP ở thành phố Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng cũng như những thuận lợi khó khăn, bất cập trong phát triển chăn nuôi lợn thành phố Hà Nội, từ đó làm căn cứ khoa học để đưa ra các giải pháp (sơ đồ 2.1).
Sơ đồ 2.1. Khung nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành phố Hà Nội
Nội dung phát triển chăn nuôi lợn theo
quy trình VietGAHP
Giải pháp Yếu tố
ảnh hưởng
Bản thân quy trình chăn nuôi VietGAHP
Nguồn lực phục vụ chăn nuôi
của hộ
Liên kết trong chăn
nuôi
Quy hoạch địa điểm chăn nuôi
Giải pháp vốn
Đầu tư CSHT
Tăng cường liên kết
Thị trường Thị trường
Quản lý NN về VSATTP
Quản lý NN về VSATTP Cầu của
người tiêu dùng
Nâng cao nhận thức người CN
Kỹ thuật chăn nuôi lợn
Kỹ thuật CN lợn
Hoàn thiện cơ chế, chính sách Các nguồn lực
trong chăn nuôi theo quy trình
VietGAHP Chính sách phát triển chăn nuôi lợn
Cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị chăn nuôi
Tiêu thụ sản phẩm VietGAHP
Tình hình chăn nuôi
lợn theo VietGAHP
Quy hoạch PT chăn nuôi lợn theo
VietGAHP
Phát triển hạ tầng
Hiệu quả chăn nuôi lợn theo VietGAHP Thị trường
Nâng cao khả năng áp dụng nội dung
tiêu chuẩn VietGAHP Tăng cường liên kết
giữa các tác nhân
Kỹ thuật chăn nuôi
lợn theo VietGAHP
Nguồn lực phát triển chăn nuôi
lợn Thực trạng
2.2.3. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
Từ đặc điểm kinh tế, xã hội của các quận/huyện trên địa bàn thành phố, trong đó có các huyện miền núi, các quận/huyện ven đô, các quận nội thành và các huyện mang đặc thù của vùng nông thôn. Mặt khác căn cứ vào mục tiêu chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn tập trung ngoài khu dân cư thành phố Hà Nội, đề tài tiến hành nghiên cứu tại 3 huyện ngoại thành, bao gồm: Huyện Ứng Hòa, huyện Thạch Thất, huyện Gia Lâm. Các huyện được lựa chọn nghiên cứu đại diện cho 3 nhóm huyện được quy hoạch phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn theo VietGAHP nói riêng của thành phố với quy mô chăn nuôi khác nhau từ lớn (trên 40.000 con/năm), vừa (từ 15.000 đến dưới 40.000 con/năm) và nhỏ (dưới 15.000 con/năm). Mỗi huyện lựa chọn 2 xã, các xã được lựa chọn trong các huyện là những xã có số lượng hộ chăn nuôi lợn thịt lớn. Huyện Gia Lâm chọn xã Lệ Chi và xã Văn Đức, huyện Ứng Hòa chọn xã Vạn Thái và xã Sơn Công, huyện Thạch Thất chọn xã Thạch Hòa, Bình Yên. Các cơ sở chăn nuôi được lựa chọn ngẫu nhiên gồm các hộ/trang trại chăn nuôi đang thực hiện chăn nuôi có áp dụng các tiêu chuẩn chăn nuôi VietGAHP và các hộ/trang trại chăn nuôi không theo VietGAHP để làm cơ sở so sánh trong các xã được lựa chọn ở 3 huyện trên.
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu
* Thu thập số liệu thứ cấp: Bao gồm các tài liệu, sách báo, công trình nghiên cứu, niên giám thống kê… đã được công bố. Nguồn số liệu tại Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Trung tâm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp các huyện được chọn làm địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra dữ liệu thứ cấp còn được thu thập từ các thư viện (Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Thư viện Quốc gia) và một số cơ quan khác như Tổng Cục thống kê, Cục Thú y, Viện Chiến lược và chính sách Nông nghiệp và PTNT, các bài báo trên các tạp chí khoa học, từ internet… Các dữ liệu này được sưu tầm, phân loại, phân tích và trích dẫn đầy đủ.
* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số lượng mẫu các loại được tính toán như sau:
* Đối với người chăn nuôi: Nghiên cứu tập trung tìm hiểu việc thực hiện các
công việc và sử dụng các đầu vào phục vụ cho chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP. Chủ thể điều tra khảo sát là các hộ gia đình và các trang trại chăn nuôi lợn. Chủ thể nghiên cứu không phải toàn bộ mà chỉ là một bộ phận hộ gia đình, trang trại. Đối với những hộ gia đình, được xác định qua sự lựa chọn sau khi nghe tham vấn của cán bộ lãnh đạo xã, lãnh đạo thôn. Đối với các trang trại, tham gia vào hoạt động chăn nuôi lợn được xác định thông qua hoạt động được ghi trong đăng ký thành lập của trang trại. Hiện nay có nhiều nguồn số liệu khác nhau, chưa có tài liệu nào ghi lại chính xác số hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn thành phố.
Nghiên cứu tiến hành điều tra khảo sát ở mỗi huyện nêu trên 2 xã, trong đó mỗi xã sẽ lựa chọn 21 hộ, 11-12 trang trại tham gia chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP, 5 hộ và trang trại chăn nuôi lợn không theo quy trình VietGAHP để làm căn cứ đối chứng. Tổng số mẫu điều tra là 225 mẫu. Các hộ chăn nuôi được chọn một cách ngẫu nhiên từ danh sách các hộ tham gia chương trình chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP của xã cung cấp. Trong đó, các hộ chăn nuôi theo quy trình VietGAHP được chọn ngẫu nhiên trong danh sách các hộ tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP của các địa phương và được chọn dựa vào mức độ hiểu biết về quy trình chăn nuôi theo VietGAHP trong quá trình thực hiện điều tra.
* Về các cơ quan: Ở mỗi xã đề tài tiến hành phỏng vấn 10 cán bộ; mỗi huyện phỏng vấn 5 cán bộ và ở cấp thành phố đề tài phỏng vấn và xin ý kiến của 10 cán bộ. Các cán bộ được phỏng vấn chủ yếu là cán bộ lãnh đạo và các cán bộ chuyên trách có liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn và các cán bộ thuộc các cơ quan chức năng có liên quan của thành phố Hà Nội. Tổng số mẫu phiếu dành cho cán bộ là 10x6+3x5+15 = 90 mẫu phiếu cần điều tra.
Tổng số phiếu khảo sát sử dụng trong luận án là 315 mẫu. Nội dung thông tin thu thập ở từng đối tượng tập trung vào việc đánh giá thực trạng, nguyên nhân và các vấn đề phát sinh trong quá trình chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP.
Bảng 2.4. Tổng hợp mẫu thu thập thông tin
Đối tượng khảo sát Số phiếu
Hộ chăn nuôi theo quy trình VietGAHP 126
Trang trại chăn nuôi theo quy trình VietGAHP 69 Hộ chăn nuôi không theo quy trình VietGAHP 18 Trang trại chăn nuôi không theo quy trình VietGAHP 12
Cán bộ cấp thành phố 15
Cán bộ huyện 15
Cán bộ xã 60
Tổng số mẫu điều tra 315
2.2.5. Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin
- Tài liệu thứ cấp: Các tài liệu thứ cấp được sắp xếp cho từng nội dung nghiên cứu và phân thành 02 nhóm là i) những tài liệu về lý luận, ii) những tài liệu tổng quan về thực tiễn nói chung
- Tài liệu sơ cấp: Mỗi loại mẫu được khảo sát theo bảng hỏi theo yêu cầu nội dung nghiên cứu của đề tài và số liệu điều tra được xử lý theo phần mềm Excel và SPSS.
2.2.6. Phương pháp phân tích 2.2.6.1. Phương pháp thống kê mô tả
- Tổng hợp, phân tích kết quả điều tra hiện trạng về việc phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Sử dụng các chỉ tiêu thống kê và dãy số biến động thời gian phản ánh kết quả chăn nuôi lợn thịt theo thời gian.
2.2.6.2. Phương pháp phân tổ thống kê
Phương pháp phân tổ được áp dụng để phân loại các nhóm hộ, trang trại, các vùng, địa phương khác nhau. Trong nghiên cứu các nhóm hộ/trang trại được phân tổ dựa trên số lượng các tiêu chí (số lượng biến) đạt được theo tiêu chuẩn VietGAHP, cụ thể: nhóm 1 gồm các hộ và trang trại chăn nuôi lợn (gọi chung là cơ sở chăn nuôi lợn ) đạt được từ 70 đến 100 tiêu chí, nhóm 2 gồm các cơ sở chăn nuôi lợn đạt từ 30
chí trong tổng số 100 tiêu chí chăn nuôi lợn theo VietGAHP. Việc phân tổ như trên sẽ làm cơ sở để nghiên cứu, đánh giá hiệu quả chăn nuôi lợn theo VietGAHP, cũng như so sánh hiệu quả giữa nhóm cơ sở chăn nuôi lợn theo VietGAHP và nhóm cơ sở chăn nuôi lợn theo cách truyền thống.
2.2.6.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp này dùng để so sánh thực trạng phát triển chăn nuôi lợn và các định hướng phát triển chăn nuôi lợn của mỗi nhóm hộ khảo sát. Phân tích nét riêng trong chăn nuôi lợn liên quan đến hiệu quả phát triển theo các tiêu chí khác nhau trong điều kiện không gian, thời gian của các vấn đề nghiên cứu để đánh giá việc phát triển chăn nuôi lợn; mức độ tác động của các yếu tố đến phát triển chăn nuôi lợn, những thuận lợi, khó khăn và những vấn đề bất cập phát sinh trong điều kiện thực tế của địa bàn để từ đó rút ra xu hướng vận động của vấn đề. Có thể phân tích theo một hoặc phối kết hợp 2 hay nhiều chỉ tiêu tuỳ thuộc vào từng mục tiêu nghiên cứu cụ thể. Dựa trên các kết quả phân tích sâu về từng nội dung nghiên cứu, đánh giá một cách tổng hợp mọi vấn đề trong việc phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP, những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế phát triển chăn nuôi lợn của vùng nghiên cứu, trên cơ sở đó có những giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP đối với thành phố Hà Nội.
2.2.6.4. Phương pháp PRA (Participatory Rural Appraisal – Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân).
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu. Thông qua việc đi thực địa để quan sát, thăm hộ và họp dân để có những thông tin về vấn đề nghiên cứu và vùng nghiên cứu. Từ đó lên kế hoạch cho những công việc nghiên cứu tiếp theo và đưa ra hướng giải quyết sơ bộ. Đánh giá nông thôn có tính chuyên đề bằng một số câu hỏi xoay quanh việc sản xuất, áp dụng kỹ thuật của hộ chăn nuôi lợn, quá trình thương mại hoá sản phẩm thịt lợn trên thị trường.
2.2.6.4. Phương pháp phân tích SWOT
Sử dụng công cụ phân tích SWOT (điểm mạnh-Strengths, điểm yếu- Weaknesses, cơ hội-Opportunities, và thách thức-Threats) để chỉ ra điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của quá trình phát triển, của từng chính sách/giải pháp
áp dụng nhằm phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP. Sử dụng phương pháp này ở bậc nâng cao là xây dựng ma trận kết hợp các cặp: Mạnh + Thách thức (S+T); Yếu + Cơ hội (W+O). Đây là những cặp yếu tố rất cần được nghiên cứu và nó là một trong những phương pháp rất thích hợp trong việc đề ra các khuyến cáo và đề xuất giải pháp phát triển phù hợp với điều kiện ở thành phố Hà Nội nói riêng, các địa phương trong trong cả nước nói chung.
2.2.6.5. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá
Phân tích nhân tố (FA) sử dụng mối quan hệ (hệ số tương quan) giữa các biến số (items) để sắp xếp chúng thành các nhóm biến có liên quan với nhau. Phân tích nhân tố giúp giảm số lượng lớn các biến đưa vào phân tích thành một số nhân tố để phân tích.
Trong nghiên cứu, phương pháp phân tích nhân tố khám phá được dùng để rút gọn các tiêu chuẩn chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP từ 17 nhóm tiêu chuẩn với 100 tiêu chí ban đầu xuống còn 10 nhóm tiêu chuẩn với 34 tiêu chí để phân tích đánh giá, và chỉ ra mức độ tác động của từng tiêu chí nhỏ đến nhóm tiêu chuẩn chăn nuôi theo quy trình VietGAHP; từ đó giúp cho người áp dụng quy trình chăn nuôi lợn theo VietGAHP và các cấp quản lý xác định được thứ tự ưu tiên trong đầu tư để đạt được các tiêu chuẩn để sớm hoàn thành quy trình và đạt được chứng nhận chăn nuôi VietGAHP.
Phương pháp nhân tố khám phá gồm các bước:
i. Xây dựng thang đo
Thang đo là công cụ dùng để mã hóa các đơn vị phân tích theo các biểu hiện của biến. Trong nghiên cứu này, thang đo LIKERT được dùng để đánh giá khả năng áp dụng tiêu chuẩn chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP của người chăn nuôi lợn của thành phố Hà Nội. Thang đo gồm 5 mức đánh giá như sau:
1 - Rất khó áp dụng 2 - Khó áp dụng 3 - Bình thường 4 - Dễ áp dụng 5 - Rất dễ áp dụng