Tình hình phát triển chăn nuôi lợn tại thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành phố hà nội (Trang 83 - 88)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN

3.1. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn tại thành phố Hà Nội

Mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi của thành phố Hà Nội là phát triển chăn nuôi tập trung vào phát triển đàn lợn, bò thịt chất lượng cao, bò sữa và gia cầm, theo hướng tăng dần sản lượng. Đến năm 2020 tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 420 nghìn tấn; trong đó: Sản lượng thịt lợn là 342 nghìn tấn. Sản lượng thịt bò đạt 8.000 tấn; sản lượng sữa đạt 36 ngàn tấn; sản lượng thịt gia cầm đạt 66 nghìn tấn; sản lượng thịt khác 3,3 nghìn tấn; sản lượng trứng trên 800 triệu quả. Định hướng đến năm 2030:

Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt trên 492 nghìn tấn; sản lượng sữa trên 50 nghìn tấn, sản lượng trứng gia cầm đạt trên 900 triệu quả (UBND thành phố Hà Nội, 2012).

Tính đến hết năm 2014, tổng đàn lợn của thành phố là 1380087 con. Trong 3 năm gần đây do biến động kinh tế, giá cả thức ăn chăn nuôi tăng cao, giá thịt lợn hơi thấp dẫn tới các cơ sở chăn nuôi giảm quy mô chăn nuôi làm cho số lượng đàn lợn giảm qua các năm. Bình quân qua 3 năm tổng đàn lợn giảm 5,12% (Cục Thống kê Hà Nội, 2014).

Thành phố Hà Nội với 27 quận huyện, trong đó có 22 quận huyện, thị xã có sản xuất nông nghiệp với trên 4 triệu người sống ở khu vực nông thôn. Mỗi quận huyện có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, mức độ đô thị hóa khác nhau và có những điều kiện khác nhau về đất đai, lao động...phục vụ cho phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Sự khác nhau trong chăn nuôi lợn được thể hiện qua số lượng và sản lượng thịt lợn giữa các huyện. Kết quả tổng hợp tại bảng 3.1 cho thấy các huyện vùng bán sơn địa chăn nuôi lợn phát triển mạnh với số lượng trên 100 nghìn con/năm. Cụ thể: huyện Ba Vì cao nhất với 160689 con, số lượng của huyện Sóc Sơn 129963 con, huyện Chương Mỹ 116.037 con; các huyện ven đô của thành phố chăn nuôi phát triển kém hơn với số lượng dưới 100 nghìn con/năm như huyện

Từ Liêm 7236 con/năm, Gia Lâm 50219 con. Qua bảng tổng hợp cho thấy hầu hết các huyện trong 3 năm từ 2012 – 2014 tổng đàn lợn đều giảm. Trong đó các huyện có tỷ lệ giảm cao là huyện Thường Tín có tỷ lệ giảm cao nhất 15,56% và huyện Ba Vì giảm 10,35%. Còn lại một số ít các huyện giữ được đà tăng trưởng như huyện Sơn Tây bình quân 3 năm tổng đàn lợn tăng 20,53%, huyện Chương Mỹ và huyện Ứng Hòa tăng từ 4 -9% (Cục Thống kê Hà Nội, 2014).

Bảng 3.1. Số lượng lợn hơi xuất chuồng phân theo các huyện của thành phố Hà Nội

Chỉ tiêu

Số lượng lợn (con) Tốc độ phát triển (%) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/1012 BQ

Sóc Sơn 131989 128227 129963 97,15 101,35 99,23

Đông Anh 90156 72032 61444 79,90 85,30 82,55

Gia Lâm 48810 51975 50219 106,48 96,62 101,43

Từ Liêm 6085 6085 7236 100,00 118,92 109,05

Thanh Trì 17710 16580 18579 93,62 112,06 102,42

Mê Linh 52149 49272 56450 94,48 114,57 104,04

Sơn Tây 44131 65526 64112 148,48 97,84 120,53

Ba vì 253273 182604 160689 72,10 88,00 79,65

Phúc Thọ 65391 71134 67411 108,78 94,77 101,53

Đan Phượng 47163 42982 51535 91,13 119,90 104,53

Hoài Đức 51244 47658 52777 93,00 110,74 101,48

Quốc Oai 77915 75266 75099 96,60 99,78 98,18

Thạch Thất 55219 54538 52945 98,77 97,08 97,92

Chương Mỹ 108275 116330 116037 107,44 99,75 103,52

Thanh Oai 97105 89377 85224 92,04 95,35 93,68

Thường Tín 102672 68337 56901 66,56 83,27 74,44

Phú Xuyên 61782 50968 51367 82,50 100,78 91,18

Ứng Hòa 98992 85308 119591 86,18 140,19 109,91

Mỹ Đức 92950 81023 83670 87,17 103,27 94,88

Các Quận khác 30067 21845 18838 72,65 86,23 79,15

Tổng 1533078 1377067 1380087 89,82 100,22 94,88

Sự khác nhau về điều kiện chăn nuôi dẫn tới sự khác nhau về tổng đàn và sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng giữa các huyện. Số liệu tổng hợp tại bảng 3.2 cho

thấy, các huyện Sóc Sơn, Gia Lâm, Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Ứng Hòa có sản lượng thịt lợn hơi bình quân qua 3 năm đều tăng với mức tăng bình quân từ 8 -21%.

Trong đó huyện Sơn Tây có mức tăng sản lượng thịt lợn hơi lớn nhất (bình quân tăng gần 21%), huyện Thanh Oai, Quốc Oai có mức tăng thấp nhất (bình quân tăng 0,02 - 0,05%). Với các huyện còn lại bình quân qua 3 năm sản lượng thịt lợn hơi giảm từ 2 - 8%, trong đó huyện Mỹ Đức có mức giảm thấp nhất (0,52%) huyện Đan Phượng có mức giảm lớn nhất (13,62%). Nguyên nhân của sự sụt giảm sản lượng thịt là do giá cả đầu vào tăng trong khi giá bán sản phẩm thấp dẫn tới các cơ sở chăn nuôi bị thua lỗ và không tiến hành tái đàn (Cục Thống kê Hà Nội, 2014).

Bảng 3.2. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng phân theo các huyện của thành phố Hà Nội

Chỉ tiêu

Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng (tấn)

Tốc độ phát triển (%)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/1012 BQ

Sóc Sơn 11828 15150 15915 128,09 105,05 116,00

Đông Anh 18646 14521 13218 77,88 91,03 84,20

Gia Lâm 9289 9496 11370 102,23 119,73 110,64

Từ Liêm 869 775 918 89,18 118,45 102,78

Thanh Trì 3192 3119 2250 97,71 72,14 83,96

Mê Linh 13672 12091 20201 88,44 167,07 121,55

Sơn Tây 6976 9329 10227 133,73 109,63 121,08

Ba vì 61607 63139 44845 102,49 71,03 85,32

Phúc Thọ 12100 12405 14265 102,52 114,99 108,58

Đan Phượng 10888 10008 10188 91,92 101,80 96,73

Hoài Đức 14859 11104 13013 74,73 117,19 93,58

Quốc Oai 9856 10249 9865 103,99 96,25 100,05

Thạch Thất 10903 8489 9386 77,86 110,57 92,78

Chương Mỹ 22136 25498 26955 115,19 105,71 110,35

Thanh Oai 20530 23497 20537 114,45 87,40 100,02

Thường Tín 18615 14867 9808 79,87 65,97 72,59

Phú Xuyên 11851 11087 11268 93,55 101,63 97,51

Ứng Hòa 24802 20629 30976 83,17 150,16 111,76

Mỹ Đức 20086 19183 19276 95,50 100,48 97,96

Các Quận khác 8809 6672 4481 75,74 67,16 71,32

Tổng 311514 301308 298962 96,72 99,22 97,96

3.1.2. Tình hình phát trin chăn nuôi ln theo quy trình VietGAHP ti thành ph Hà Ni

3.1.2.1. Công tác chỉ đạo sản xuất ngành chăn nuôi lợn

Công tác chỉ đạo được giao cho các ban ngành, các cấp chính quyền:

- UBND thành phố Hà Nội - Sở Nông Nghiệp và PTNT - UBND huyện

- Phòng kinh tế - UBND xã

Cụ thể công tác chỉ đạo triển khai mô hình như sau: Sở Nông Nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND thành phố Hà Nội, phòng Kinh tế tham mưu cho ủy ban nhân dân huyện. Cấp thành phố, huyện, các ngành chuyên môn chỉ đạo cho UBND xã để chỉ đạo sản xuất. Ở các xã chủ yếu phân cho các cán bộ phụ trách nông nghiệp, cán bộ thú y chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát các cơ sở chăn nuôi.

Sơ đồ 3.1. Quy trình chỉ đạo, quản lý chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP Công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

UBND thành phố Hà Nội Sở Nông Nghiệp và PTNT

UBND các huyện Phòng Kinh tế

UBND xã

Hộ chăn nuôi

án; ban hành cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi cho việc đầu tư phát triển chăn nuôi; đồng thời tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất chăn nuôi lợn theo đúng chỉ đạo và hiệu quả.

3.1.2.2. Kết quả thực hiện chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại địa bàn thành phố Hà Nội

Xuất phát từ thực trạng của ngành chăn nuôi và nhu cầu ngày càng gia tăng của toàn xã hội về nguồn thực phẩm thịt an toàn, Chính phủ Việt Nam cùng với sự giúp đỡ của Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) thuộc Ngân hàng Thế Giới (WB) đã tài trợ cho ngành chăn nuôi Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Chăn nuôi và An toàn thực phẩm (Livestock Competitiveness and Food Safety Project - LIFSAP). Dự án LIFSAP được tiến hành trên 12 tỉnh thành trong cả nước trong đó có thành phố Hà Nội. Kết quả phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP của thành phố Hà Nội có phát triển song với mức độ còn thấp. Theo số liệu tổng hợp từ Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội và Chi cục Thú y Hà Nội (Bảng 3.3) cho thấy bình quân qua 3 năm số hộ tham gia áp dụng quy trình chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tăng 12,55%. Số lượng hộ tham gia áp dụng quy trình chăn nuôi lợn VietGAHP tăng không đều qua các năm, năm 2013 có 700 hộ tham gia áp dụng tăng 16,67% số hộ, năm 2014 có 760 hộ chăn nuôi theo quy trình VietGAHP tăng so với năm 2013 là 8,57%. Tốc độ tăng giảm đi, cho thấy việc áp dụng quy trình VietGAHP chưa thu hút được sự tham gia của cơ sở chăn nuôi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, 2014).

Bảng 3.3. Kết quả thực hiện chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 Tốc độ phát triển (%)

13/12 14/13 BQ Số hộ áp dụng Vietgahp Hộ 600 700 760 116,67 108,57 112,55 Số hộ được cấp chứng

chỉ Vietgahp Hộ 27 151 261 559,26 172,85 310,91

Số đầu lợn Con 14070 20300 22336 144,28 110,03 126,00

Sản lượng thịt lợn hơi

xuất chuồng Tấn 1266,3 1827,0 2010,2 14,43 110,02 126,00

Năm 2014 trên toàn thành phố Hà Nội có 261 hộ chăn nuôi được cấp chứng nhận VietGAHP, bình quân 3 năm số hộ được cấp chứng nhận VietGAHP tăng 210,91%. Khả năng vận dụng và áp dụng các tiêu chí vào trong chăn nuôi của các hộ còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ được cấp giấy chứng nhận tăng nhanh đã chỉ ra các hộ chăn nuôi bắt đầu thực sự quan tâm đến việc áp dụng quy trình VietGAHP để được cấp giấy chứng nhận.

Sản lượng thịt lợn chăn nuôi theo quy trình VietGAHP tăng dần qua các năm, tốc độ tăng bình quân đạt 26%. Tính đến năm 2014, tổng sản lượng thịt lợn hơi theo quy trình VietGAHP là 2010,2 tấn, tăng 10,02% tấn so với năm 2013 tăng từ 1827 tấn lên 2010,2 tấn so với năm 2013. Tuy sản lượng thịt tăng qua các năm nhưng so với tổng sản lượng thịt lợn của thành phố Hà Nội thì sản lượng thịt chăn nuôi theo quy trình VietGAHP còn rất thấp.

Bảng 3.4. Hình thức chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành phố Hà Nội

ĐVT(%)

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tốc độ phát triển

13/12 14/13 BQ

- Gia công 10,36 11,26 25,03 108,88 221,90 155,44

- Tự chủ 84,32 81,48 63,12 96,62 77,48 86,52

- Cả hai 5,32 7,26 11,85 136,28 163,45 149,25

Kết quả tổng hợp tại Bảng 3.4 cho thấy chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP của thành phố Hà Nội chủ yếu theo hình thức tự chủ, tuy nhiên hình thức chăn nuôi đang có xu hướng chuyển từ chăn nuôi theo hướng tự chủ sang chăn nuôi gia công và kết hợp giữa chăn nuôi gia công và chăn nuôi tự chủ (Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội, 2014).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành phố hà nội (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(205 trang)