Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP của các cơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành phố hà nội (Trang 88 - 120)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN

3.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP của các cơ

3.2.1. Thông tin chung v các cơ s chăn nuôi điu tra

Kết quả tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2013 (Bảng 3.5) cho thấy: Tuổi của

chủ cơ sở chăn nuôi sẽ ảnh hưởng đến các quyết định trong sản xuất nói chung và quyết định chăn nuôi lợn thịt theo quy trình VietGAHP của cơ sở chăn nuôi nói riêng. Khi tuổi càng cao thì chủ cơ sở chăn nuôi có suy nghĩ chín chắn và cẩn thận hơn nhưng tính quyết đoán, dám nghĩ, giám làm của chủ cơ sở chăn nuôi cũng thấp hơn so với những người còn trẻ thường năng động, dễ dàng tiếp thu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào trong sản xuất. Qua tìm hiểu tuổi bình quân của chủ cơ sở chăn nuôi hiện nay là 44,97 tuổi. Đây là độ tuổi trung bình không quá trẻ và cũng chưa được xếp vào độ tuổi già.

Bảng 3.5. Thông tin cơ bản về các cơ sở chăn nuôi lợn điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Nhóm

1

Nhóm 2

Nhóm 3

Bình quân

Số lượng cơ sở chăn nuôi Cơ sở 32 67 96 195

1. Tuổi bình quân chủ cơ sở chăn nuôi Tuổi 45,34 42,61 46,49 44,97 2. Giới tính của chủ cơ sở chăn nuôi

- Nam % 82,45 80,16 76,49 78,73

- Nữ % 17,55 19,84 23,51 21,27

3. Trình độ học vấn Lớp 10 9 8 8,3

4. Trình độ chuyên môn của chủ sở chăn nuôi

- Không được đào tạo % 25,00 67,16 82,29 67,69

- Sơ cấp % 37,50 26,87 14,58 22,56

- Trung cấp % 15,63 5,97 3,13 6,15

- Cao đẳng % 12,50 0,00 0,00 2,05

- Đại học và trên đại học % 9,38 0,00 0,00 1,54

5. Tổng số nhân khẩu BQ/ cơ sở

chăn nuôi Người 4,23 4,38 4,76 4,54

6. Số năm chăn nuôi lợn BQ của chủ

sở chăn nuôi Năm 9,64 7,56 8,25 8,24

Giới tính của chủ cơ sở chăn nuôi ảnh hưởng đến quyết định sản xuất kinh doanh: chủ cơ sở chăn nuôi là nam giới thường dám nghĩ dám làm, khi làm thường quyết định sản xuất kinh doanh với quy mô lớn, ngược lại nữ giới cẩn thận hơn thường muốn làm nhỏ và chắc chắn. Qua số liệu điều tra ( bảng 3.5 ) cho thấy, tỷ lệ chủ cơ sở chăn nuôi là nam giới là chủ yếu chiếm 78,73%, chủ cơ sở là nữ giới chiếm 21,27%.

Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của các chủ cơ sở chăn nuôi có vai trò rất lớn tới hiểu biết, cách tiếp cận thông tin và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong chăn nuôi, công tác hạch toán chi phí... từ đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định và kết quả của việc sản xuất kinh doanh. Quy trình VietGAHP đòi hỏi việc hoạch toán chi phí, ghi chép lại thông tin chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi là điều rất quan trọng vì đây là một trong những tiêu chí đánh giá chăn nuôi lợn đạt tiêu chuẩn VietGAHP. Qua điều tra cho thấy trình độ học vấn của chủ cơ sở chăn nuôi bình quân là 8,3 lớp, tương ứng với trình độ cấp 2. Trong đó các cơ sở chăn nuôi thuộc nhóm 1 có trình độ học vấn tương đương lớp 10 tương ứng với trình độ cấp 3;

về chuyên môn chủ cơ sở chăn nuôi lợn chưa qua đào tạo chiếm 67,69%, các chủ cơ sở chăn nuôi có trình độ sơ cấp chiếm 22,56%, chủ cơ sở chăn nuôi có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ rất nhỏ 1,54%.

Số năm chăn nuôi lợn của chủ cơ sở chăn nuôi sẽ ảnh hưởng đến kinh nghiệm và hiểu biết của người chăn nuôi cũng như ảnh hưởng đến mức độ tích luỹ vốn của cơ sở chăn nuôi. Qua tìm hiểu cho thấy số năm chăn nuôi lợn bình quân của chủ cơ sở chăn nuôi là 8,24 năm. Các cơ sở chăn nuôi lâu năm sẽ có kinh nghiệm về cách chăm sóc, lựa chọn con giống…và có nguồn vốn tích lũy tốt hơn các cơ sở mới chăn nuôi.

3.2.2. Tình hình t chc chăn nuôi ln theo quy trình VietGAHP ti thành ph Hà Ni

Mỗi hình thức tổ chức sản xuất sẽ có những lợi thế nhất định trong quá trình chăn nuôi lợn. Qua tìm hiểu thực tế tình hình chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại Hà Nội (Bảng 3.6) cho thấy có 35,38% số cơ sở chăn nuôi lợn theo loại hình trang trại và 64,62% số cơ sở chăn nuôi theo loại hình hộ gia đình. Trong đó nhóm 1 chăn nuôi theo loại hình trang trại chiếm 87,5%, tỷ lệ này của nhóm 2 và nhóm 3 lần lượt là 52,24% và 6,27%. Các trang trại có nhiều ưu thế về đất đai, tiền vốn nên mức độ đầu tư về trang thiết bị và các điều kiện phục vụ cho chăn nuôi lợn thường tốt hơn so với các hộ gia đình. Việc thực hiện các biện pháp về vệ sinh thú y, tiêm phòng, công tác sát trùng hạn chế dịch bệnh được các trang trại quan tâm thực hiện nên giảm thiểu các rủi ro trong chăn nuôi dẫn tới kết quả và hiệu quả cao hơn so với loại hình hộ gia đình.

Mức độ tập trung chăn nuôi có ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP. Các cơ sở chăn nuôi trong các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư thực hiện một số nội dung trong tiêu chuẩn VietGAHP như quy định về vị trí khu chăn nuôi, thiết kế chuồng trại...sẽ thuận lợi hơn so với các cơ sở chăn nuôi phân tán.

Số liệu điều tra cho thấy mới có khoảng 28,21% số cơ sở chăn nuôi có khu chăn nuôi tập trung ở xa khu vực dân cư còn 71,79% số cơ sở chăn nuôi nằm phân tán trong các khu dân cư. Trong đó các cơ sở chăn nuôi thuộc nhóm 1 có khu chăn nuôi tập trung chiếm 100%, tỷ lệ này của nhóm 2 và nhóm 3 đạt lần lượt 23,88% và 7,29%.

Bảng 3.6. Tình hình tổ chức sản xuất của các cơ sở chăn nuôi

Chỉ tiêu

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tổng số SL

(cs)

TL (%)

SL (cs)

TL (%)

SL (cs)

TL (%)

SL (cs)

TL (%) Số lượng cơ sở chăn nuôi

điều tra 32 67 96 195 100

1. Loại hình tổ chức SX

- Hộ chăn nuôi 4 12,50 32 47,76 90 93,75 126 64,62

- Trang trại chăn nuôi 28 87,50 35 52,24 6 6,25 69 35,38 2. Theo mức độ tập trung

- Tập trung 32 100,00 16 23,88 7 7,29 55 28,21

- Phân tán - - 51 76,12 89 92,71 140 71,79

3. Quy mô chăn nuôi

- Lớn 27 84,38 7 10,45 4 4,17 38 19,49

- Vừa 5 15,63 38 56,72 32 33,33 75 38,46

- Nhỏ - - 22 32,84 60 62,50 82 42,05

4. Loại hình chăn nuôi

- Gia công 18 56,25 4 5,97 - - 22 11,28

- Tự chủ 2 6,25 63 94,03 96 100,00 161 82,56

- Cả hai 12 37,50 - - - - 12 6,15

Quy mô chăn nuôi khác nhau sẽ dẫn tới phương thức chăn nuôi, mức độ đầu tư chuồng trại cũng như khả năng hạn chế các rủi ro trong chăn nuôi khác nhau. Các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp, đầu tư chuồng trại, mua sắm trang thiết bị theo hướng hiện đại; họ rất quan tâm thực hiện công tác tiêm phòng, vệ sinh thú y để hạn chế thấp nhất dịch bệnh cho vật nuôi. Ngược lại với các cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ, một phần do không có vốn đầu tư, mặt khác

do chăn nuôi với số lượng ít nên có thể sử dụng thức ăn thừa, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp nhằm tiết kiệm chi phí. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay các cơ sở chăn nuôi chủ yếu theo quy mô vừa và nhỏ; tỷ lệ cơ sở chăn nuôi với quy mô lớn từ 80 con lợn/năm trở lên là 19,49%, tỷ lệ cơ sở chăn nuôi với quy mô vừa từ 40 – 79 con/năm chiếm 38,46%, tỷ lệ cơ sở chăn nuôi với quy mô nhỏ dưới 40 con/năm là 42,05%. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi có quy mô lớn thuộc nhóm 1 là 84,38%, của nhóm 2 và nhóm 3 lần lượt là 10,45% và 4,17%.

Mô hình chăn nuôi gia công có sự kết hợp chặt chẽ giữa những cơ sở chăn nuôi có lợi thế về đất đai, lao động với các doanh nghiệp có thế mạnh về con giống, thức ăn, thuốc thú y, kỹ thuật chăn nuôi… nhằm phát huy tốt thế mạnh của nhau. Khi hợp tác chăn nuôi lợn gia công, cơ sở chăn nuôi sẽ cung cấp lao động, dụng cụ thiết bị cần thiết, điện, nước cho sản xuất còn phía công ty cung cấp lợn giống, thức ăn, thuốc thú y, đồng thời chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát kỹ thuật, thu hồi sản phẩm và thanh toán tiền công dựa theo kết quả chăn nuôi. Trong quá trình sản xuất, các cơ sở chăn nuôi phải thực hiện đúng theo các quy định do phía công ty đưa ra về kỹ thuật, thức ăn, công tác vệ sinh môi truờng...các tiêu chuẩn này tương tự tiêu chuẩn VietGAHP. Qua tìm hiểu cho thấy có 11,28% cơ sở tham gia chăn nuôi theo hình thức gia công, 82,56% số cơ sở chăn nuôi theo hình thức tự chủ và 6,15% số hộ kết hợp cả 2 hình thức chăn nuôi gia công và tự chăn nuôi của gia đình. Trong đó tỷ lệ cơ sở chăn nuôi gia công cho các công ty của nhóm 1 chiếm 56,25%, nhóm 2 đạt 5,97%, nhóm 3 không có cơ sở nào.

Như vậy, tỷ lệ các trang trại chăn nuôi đáp ứng được các tiêu chí của chăn nuôi theo quy trình VietGAHP cao hơn so với các hộ; trang trại chăn nuôi gia công và chăn nuôi với quy mô lớn thì đạt được nhiều tiêu chí.

3.2.3. Thc trng cơ s h tng, trang thiết b phc v chăn nuôi ln theo quy trình VietGAHP ca các cơ s chăn nuôi

3.2.3.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi lợn của các cơ sở chăn nuôi

Chuồng trại có ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi lợn.

Chuồng trại cần được thiết kế phù hợp, đảm bảo nhiệt độ thích hợp, mát về mùa hè,

ấm về mùa đông, đảm bảo sức khỏe cho đàn lợn, hạn chế và tránh được nguồn gây dịch bệnh...Nghiên cứu thực trạng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của các cơ sở chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại Bảng 3.7 cho kết quả:

Xét về vị trí chuồng trại: Trong 195 cơ sở chăn nuôi lợn được điều tra hiện nay có 92 cơ sở đảm bảo yêu cầu về vị trí chiếm 47,18%, còn 112 cơ sở chiếm 57,44% số cơ sở chưa đảm bảo theo quy định của tiêu chuẩn VietGAHP. Nguyên nhân là do một số cơ sở không có điều kiện về đất đai, nguồn vốn để đầu tư xây mới chuồng trại ra khu chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư nên vẫn tận dụng chuồng nuôi cũ để chăn nuôi theo phương pháp truyền thống.

Bảng 3.7. Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi lợn của các cơ sở chăn nuôi

Chỉ tiêu

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tính chung SL

(cs)

TL (%)

SL (cs)

TL (%)

SL (cs)

TL (%)

SL (cs)

TL (%) Số lượng cơ sở chăn nuôi 32 100,00 67 100,00 96 100,00 195 100,00 1. Mức độ đảm bảo về vị trí

- Đảm bảo 29 90,63 46 68,66 17 17,71 92 47,18

- Không đảm bảo 2 6,25 21 31,34 89 92,71 112 57,44

2. Kiểu chuồng trại

- Hướng công nghiệp 27 84,38 32 47,76 18 18,75 77 39,49

- Đơn giản 5 15,63 27 40,30 49 51,04 81 41,54

- Tận dụng - 8 11,94 29 30,21 37 18,97

3. Kho thức ăn và nguyên liệu

- Có 27 84,38 25 37,31 18 18,75 70 35,90

- Không 5 15,63 42 62,69 78 81,25 125 64,10

4. Hầm bioga

- Có 32 100 58 86,57 69 71,88 159 81,54

- Không - - 7 10,45 27 28,13 34 17,44

5. Hệ thống bể lọc nước

- Có 12 37,5 4 5,97 2 2,08 18 9,23

- Không 20 62,5 63 94,03 94 97,92 177 90,77

Các cơ sở chăn nuôi với quy mô lớn có điều kiện về đất đai, vốn cùng với sự nhanh nhạy trong tiếp cận với các chính sách khuyến khích, ưu đãi của nhà nước và

địa phương nên tỷ lệ đạt tiêu chuẩn về vị trí chuồng trại cao hơn so với các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ. Cụ thể: các cơ sở chăn nuôi thuộc nhóm 1 chủ yếu là các trang trại và các hộ chăn nuôi quy mô lớn có tỷ lệ đảm bảo về vị trí của chuồng trại cao nhất 90,63%, các cơ sở chăn nuôi thuộc nhóm 3 có tỷ lệ đảm bảo về vị trí chuồng trại thấp nhất với tỷ lệ 17,71%.

Về chuồng trại chăn nuôi: Các cơ sở chăn nuôi lợn sử dụng chuồng trại theo hướng đơn giản chiếm 41,54% hoặc xây mới theo hướng công nghiệp chiếm 39,49%. Số cơ sở còn tận dụng chuồng nuôi cũ chiếm 18,97%. Trong đó các cơ sở chăn nuôi thuộc nhóm 1 chủ yếu có chuồng trại được xây dựng theo hướng công nghiệp chiếm 84,38%, tỷ lệ này của nhóm 3 chỉ chiếm 18,75%, các cơ sở chăn nuôi thuộc nhóm 3 chủ yếu sử dụng chuồng trại theo hướng đơn giản chiếm 51,04%.

Về kho chứa thức ăn và nguyên liệu: đa số các cơ sở chăn nuôi chưa có điều kiện về nguồn vốn để đầu tư xây dựng kho chứa thức ăn và nguyên liệu riêng, mà chủ yếu tận dụng bếp hoặc góc hè, nhà cũ để cất chứa thức ăn và nguyên liệu. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi có kho chứa thức ăn và nguyên liệu chiếm 18,75%, trong đó nhóm 1 là 84,38% nhóm 2 là 37,31% và nhóm 3 là 18,75%.

Phát triển công nghệ hầm biogas sẽ giúp giải quyết các vấn đề năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cộng đồng dân cư, đồng thời tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Hiểu rõ được điều này đa số cơ sở chăn nuôi của thành phố Hà Nội đã thực hiện đầu tư xây dựng hầm biogas. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi có xây dựng hầm biogas chiếm 81,54%, trong đó nhóm 1 là 100%, của nhóm 2 và nhóm 3 lần lượt là 86,57% và 71,88%.

3.2.3.2. Trang thiết bị phục vụ chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP của cơ sở chăn nuôi

Đề tài tiến hành khảo sát tình hình trang thiết bị phục vụ chăn nuôi lợn tại địa bàn nghiên cứu (Bảng 3.8) cho thấy:

Tủ bảo quản vaccine: nhiều loại vaccine buộc phải giữ trong môi trường nhiệt độ thấp mới đảm bảo được chất lượng khi sử dụng cho vật nuôi, vì thế việc có tủ bảo quản là rất cần thiết. Bình quân số cơ sở chăn nuôi có tủ lạnh bảo quản vaccine còn chiếm tỷ lệ thấp 41,10%. Trong đó, nhóm 1 tỷ lệ cơ sở chăn nuôi có tủ

lạnh bảo quản vaccine cao đạt 81,25%, tỷ lệ này của nhóm 2 và nhóm 3 lần lượt là 41,79% và 33,33%.

Bảng 3.8. Tình hình đầu tư trang thiết bị phục vụ chăn nuôi lợn của các cơ sở chăn nuôi

Chỉ tiêu

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tính chung SL

(cs)

TL (%)

SL (cs)

TL (%)

SL (cs)

TL (%)

SL (cs)

TL (%)

Số lượng cơ sở chăn nuôi 32 67 96 195 100

1. Tủ lạnh bảo quản vacxin

- Có 26 81,25 28 41,79 32 33,33 86 44,10

- Không 6 18,75 39 58,21 64 66,67 109 55,9

2. Có Máy bơm nước 32 100,00 67 100,00 96 100,00 195 100 3. Hệ thống máy phun thuốc sát trùng

- Có 32 100,00 13 19,40 8 8,33 53 27,18

- Không - - 54 80,60 88 91,67 142 72,82

4. Phương tiện vận chuyển thức ăn, con giống riêng biệt

- Có 8 25,00 6 8,96 - - 14 7,179

- Không 24 75,00 - - 96 100,00 120 61,54

5. Có Dụng cụ thu gom chất thải 32 100,00 67 100,00 96 100,00 195 100 6. Máng ăn

- Tự động 28 87,50 14 20,90 7 7,29 49 25,13

- Cố định 4 12,50 53 79,10 89 92,71 146 74,87

7. Vòi uống nước

- Vòi uống tự động 32 100,00 38 56,72 36 37,50 106 54,36

- Uống bằng máng - - 27 40,30 60 62,50 87 44,62

Dịch bệnh là một trong những rủi ro lớn đối với chăn nuôi lợn. Để hạn chế dịch bệnh xảy ra việc đầu tư hệ thống phun thuốc sát trùng chuồng trại và phương tiện vận chuyển là điều cần thiết. Qua khảo sát thực tế cho thấy do lượng vốn có hạn nên tỷ lệ cơ sở đầu tư mua sắm hệ thống máy phun thuốc sát trùng mới có 27,18%.

Trong đó, nhóm 1 có 100% số cơ sở chăn nuôi đầu tư mua sắm, tỷ lệ này của nhóm 2 và nhóm 3 lần lượt 19,4% và 8,33%; các cơ sở chăn nuôi nhóm 2 và nhóm 3 chủ yếu sử dụng bình phun để phun thuốc.

Một trong những tiến bộ kỹ thuật được áp dụng trong chăn nuôi lợn là sử

dụng máng ăn và máng uống tự động vì nó góp phần tiết kiệm thức ăn, nước uống, lao động, hạn chế mầm bệnh, đảm bảo lượng nước và thức ăn đáp ứng nhu cầu của lợn. Số liệu điều tra cho thấy tỷ lệ cơ sở chăn nuôi đầu tư lắp đặt hệ thống máng ăn và vòi uống nước tự động còn thấp, trong đó vòi uống tự động 54,36%, máng ăn tự động là 25,13% và chủ yếu thuộc nhóm 1. Đối với các cơ sở chăn nuôi nhóm 1 do đầu tư chăn nuôi với quy mô lớn và theo hướng công nghiệp nên số cơ sở có máng ăn và máng uống tự động chiếm tỷ lệ cao (máng ăn tự động đạt 87,5%, vòi uống tự động đạt 100%); tỷ lệ cơ sở chăn nuôi có máng ăn tự động của nhóm 2 và nhóm 3 lần lượt 20,9% và 56,72%; tỷ lệ cơ sở chăn nuôi có vòi uống tự động của các cơ sở nhóm 2 và nhóm 3 lần lượt đạt 7,29% và 37,5%.

3.2.4. Thc trng thc hin các khâu k thut trong chăn nuôi ln theo quy trình VietGAHP

3.2.4.1. Tình hình sử dụng con giống trong chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP của các cơ sở chăn nuôi

Hiệu quả chăn nuôi lợn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng con giống vì nó quyết định tới khả năng tăng trưởng, chất lượng thịt và tỷ lệ nạc để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Theo tiêu chuẩn VietGAHP lợn giống mua về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh, có đầy đủ giấy kiểm dịch và phải có bản công bố tiêu chuẩn chất lượng kèm theo. Trước khi nhập đàn, lợn phải được nuôi cách ly ít nhất hai tuần và được theo dõi ghi chép các biểu hiện bệnh lý.

Qua khảo sát thực tế tại các địa bàn nghiên cứu cho thấy các cơ sở chăn nuôi có quy mô, loại hình chăn nuôi khác nhau thì việc sử dụng con giống cũng từ nhiều nguồn khác nhau (bảng 3.9) . Các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, các trang trại, các cơ sở chăn nuôi gia công, con giống một phần tự sản xuất còn lại được mua từ các cơ sở giống đạt tiêu chuẩn chất lượng. Ngược lại, với các cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ con giống chủ yếu được mua từ các lái buôn hoặc được mua từ các cơ sở chăn nuôi khác. Cụ thể, tỷ lệ cơ sở chăn nuôi tự sản xuất con giống chiếm 29,23%, tỷ lệ mua con giống từ các cơ sở sản xuất giống được chứng nhận chất lượng chiếm 30,77%, tỷ lệ cơ sở chăn nuôi mua con giống từ các thương lái chiếm 27,17% và tỷ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành phố hà nội (Trang 88 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(205 trang)