Lý luận công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho SV ở trường đại học

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho sinh viên trường đại học ngoại ngữ đại học đà nẵng (Trang 31 - 37)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN HOÁ HỌC ĐƯỜNG CHO SV Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.4. Lý luận công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho SV ở trường đại học

Việc giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho SV trường đại học là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể giúp cho SV hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. Xuất phát từ lý thuyết tâm lý học giáo dục về hình thành hành vi đạo đức.

Muốn hình thành hành vi đạo đức cần hình thành cho SV ý thức, tình cảm và hành động thực tiễn. Cả ba mặt đó thường thì thống nhất với nhau nói lên năng lực phục vụ một cách tích cực, tự giác của cá nhân trong mối tương quan vì lợi ích của người khác và xã hội. Do đó việc giáo dục nếp sống văn hóa học đường phải bao gồm cả ba mặt này. Hình thành những hành vi đạo đức luôn luôn mang tính tích cực xã hội.

- Giáo dục ý thức đạo đức: Giúp cho SV có những tri thức cơ bản về các phẩm chất và các chuẩn mực đạo đức, trên cơ sở đó giúp họ hình thành niềm tin đạo đức.

- Giáo dục tình cảm đạo đức: Khơi dậy ở SV những rung động, những xúc cảm với hiện thực xung quanh, biết yêu ghét rõ ràng và có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng phức tạp trong đời sống xã hội và tập thể, hình thành tính sẵn sàng hành động có đạo đức.

- Giáo dục hành vi và thói quen đạo đức: Tổ chức cho SV lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động đạo đức trong học tập, trong sinh hoạt và trong cuộc sống nhằm tạo được hành vi đạo đức đúng đắn và từ đó có thói quen đạo đức bền vững.

Như vậy, mục tiêu của công tác giáo dục là cơ sở cho những người làm công tác giáo dục xác định cho công tác giáo dục NSVHHĐ một hướng đi đúng, đó là:

- Trang bị cho mọi SV những tri thức cần thiết về tư tưởng chính trị, đạo đức nhân văn, kiến thức pháp luật và văn hoá xã hội.

- Hình thành cho SV có thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin đạo đức trong sáng đối với bản thân, mọi người, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và với mọi hiện tượng xảy ra xung quanh. Tổ chức tốt giáo dục giá trị.

- Rèn luyện để mỗi SV tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội, có thói quen chấp hành quy định của pháp luật, nỗ lực học tập rèn luyện, tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.4.2. Nội dung giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho SV

Nội dung GDNSVHHĐ cho SV chính là các giá trị thể hiện trong các quan hệ sau:

- GDNSVHHĐ thể hiện thông qua giáo dục nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, đạo đức (lý tưởng sống cá nhân phù hợp với yêu cầu đạo đức xã hội) bao gồm: có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, thực hiện CNH – HĐH đất nước; yêu quê hương, đất nước;

tự cường và tự hào dân tộc chính đáng; tin tưởng vào Đảng và đường lối đổi mới của

Đảng, Nhà nước; thiết tha cống hiến sức lực và tài năng cho đất nước; làm tốt nghĩa vụ của người công dân đối với tổ quốc…

- GDNSVHHĐ thể hiện thông hoạt động nâng cao tự giáo dục và hoàn thiện bản thân, gồm tự trọng, tự tin, giản dị, tiết kiệm, trung thực, siêng năng, hướng thiện, biết kiềm chế, biết hối hận….

- GDNSVHHĐ thể hiện thông qua hoạt động tăng cường mối quan hệ với mọi người và dân tộc khác, gồm nhân nghĩa (biết ơn tổ tiên, cha mẹ, thầy cô, người có công với dân, với nước; kính trọng người sinh thành, nuôi dưỡng, giúp đỡ những người có nhân cách); yêu thương, khoan dung, vị tha; hợp tác (đồng cảm, biết chia sẽ, đoàn kết, hữu nghị); bình đẳng; lễ độ, lịch sự, tế nhị, tôn trọng mọi người; thủy chung;

giữ chữ tín…

- GDNSVHHĐ thể hiện thông qua giáo dục pháp luật, gồm trách nhiệm cao; có lương tâm, tôn trọng pháp luật; tôn trọng lẽ phải…Những giá trị đó thể hiện nhận thức, thái dộ, chất lượng, hiệu quả hoạt động của cá nhân đối với nhiệm vụ học tập, lao động….những chuẩn mực nêu trên ở một góc độ nhất định thể hiện tâp trung ý thức, trách nhiệm cao của một công dân trong xã hội.

- GDNSVHHĐ thể hiện qua những chuẩn mực liên quan đến xây dựng môi trường sống (môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội). Đó là giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường tự nhiên, xây dựng xã hội dân chủ bình đẳng….. mặt khác có ý thức chống lại hành vi gây tác hại đến con người, môi trường sống; bảo vệ hòa bình, bảo vệ, phát huy truyền thống, di sản văn hóa dân tộc và nhân loại.

- GDNSVHHĐ thể hiện thông qua các hoạt động hướng vào giao tiếp ứng xử trong nhà trường. Việc giáo dục và đào tạo trong nhà trường không chỉ chú trọng tạo ra những con người giỏi về kiến thức chuyên môn mà còn phải hoàn thiện về nhân cách, đạo đức, cách cư xử. Văn hóa giao tiếp không thể tách rời môi trường giáo dục.

Vì vậy, muốn nâng cao văn hóa ứng xử của SV trong học đường là con đường gần nhất, hiệu quả nhất không thể nằm ngoài mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau giữa giáo dục và giao tiếp.

- GDNSVHHĐ cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong GDNSVHHĐ. Bởi gia đình là cái nôi sinh thành, dưỡng dục, là nơi định hướng các giá trị đạo đức, nhân cách của SV. Và cũng cần khẳng định rằng trách nhiệm giáo dục con cái phải được bắt đầu từ gia đình và không một chính sách giáo dục nào có thể thay thế được sự chăm lo, săn sóc của bố mẹ đối với con cái của mình.

1.4.3. Phương pháp giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho SV

Có ba nhóm phương pháp giáo dục nếp sống văn hóa học đường cơ bản:

Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân. Bao gồm các phương pháp sau:

- Phương pháp đàm thoại: Sử dụng những đề tài có nội dung chính trị, tư tưởng, đạo đức đa dạng và phong phú để SV có cơ hội trao đổi ý kiến, quan điểm của mình, qua đó giúp SV hình thành những thái độ đúng đắn với thế giới xung quanh, có trách nhiệm và có cách đánh giá đúng các sự kiện, các hiện tượng trong xã hội.

- Phương pháp nêu gương: Phương pháp này dựa vào những chuẩn mực cụ thể, sống động, biểu hiện những tư tưởng và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Phương pháp nêu gương nhằm giáo dục ý thức, khơi dậy tình cảm xã hội chủ nghĩa cho SV.

Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động xã hội và hình thành kinh nghiệm ứng xử xã hội. Nhóm này bao gồm:

- Đòi hỏi sư phạm: Đây là phương pháp giáo viên nêu lên các đòi hỏi về mặt sư phạm, đề ra các yêu cầu về mặt đạo đức đối với SV.

- Tạo dư luận xã hội: Dư luận xã hội là sự phản ánh những đòi hỏi của tập thể đối với cá nhân SV. Dư luận xã hội được tạo ra thông qua sự đánh giá tập thể đối với các hành vi của cá nhân, nhóm, tập thể để tạo được dư luận lành mạnh cần lôi cuốn SV tham gia vào các hoạt động tập thể của lớp, của trường, giúp SV có đánh giá đúng các hoạt động đó.

- Phương pháp tập luyện: Tổ chức cho SV thực hiện một cách đều đặn và có kế hoạch các hành động nhất định nhằm biến các hành động đó thành thói quen ứng xử.

- Phương pháp giao công việc: Đây là phương pháp lôi cuốn SV vào các hoạt động phong phú, đa dạng của tập thể. Qua đó giúp SV đúc kết được những kinh nghiệm trong quan hệ với mọi người theo những chuẩn mực đạo đức xã hội quy định.

- Phương pháp rèn luyện: Phương pháp này giúp SV thể hiện và củng cố những hành vi đã được hình thành trong những tình huống có thật của cuộc sống.

- Phương pháp tạo tình huống giáo dục: Đưa ra những tình huống mà SV buộc phải lựa chọn. Phương pháp này giúp SV phải suy nghĩ, đấu tranh, xem xét lại hành động của mình có phù hợp với các yêu cầu và chuẩn mực đạo đức hay không, phải lựa chọn quan điểm, thái độ hành vi phù hợp.

Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của SV. Bao gồm các phương pháp:

- Phương pháp thi đua: Đây là phương pháp giúp SV tự khẳng định mình, phương pháp này dựa trên nhu cầu tự khẳng định và nhu cầu thành đạt của SV...

- Phương pháp khen thưởng: Là phương pháp biểu thị sự đánh giá tích cực của xã hội đối với cá nhân hoặc tập thể.

- Phương pháp trách phạt: Đây là phương pháp biểu thị thái độ không đồng tình, lên án, phủ định của xã hội, tập thể, giáo viên đối với những hành vi của cá nhân hay tập thể SV trái với các chuẩn mực đạo đức, buộc cá nhân hay tập thể đó từ bỏ những

hành vi có hại cho xã hội và bản thân, giúp điều chỉnh sự ứng xử theo đúng với các chuẩn mực đã định.

1.4.4. Hình thức giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho SV

Văn hóa học đường là một môi trường hoạt động đặc biệt của con người, mang tính xã hội và lịch sử. Tùy theo triết lý giáo dục của từng thời đại hoặc của từng quốc gia mà người ta có thể tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau:

- Giáo dục nếp sống văn hóa học đường thông qua con đường dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn: Có thể xem đây là con đường thuận lợi giúp SV có thể nhận thức được một hệ thống tri thức và kỹ năng hành động, chuyển thành phẩm chất và năng lực trí tuệ của bản thân. Thông qua các hoạt động học tập, chất lượng học tập ngày càng được nâng cao, SV không những tiếp thu các hệ thống giá trị mà còn góp phần sáng tạo ra các giá trị mới.

- Giáo dục nếp sống văn hóa học đường thông qua thực tập, hoạt động ngoại khoá: Hình thức giáo dục này giúp cho SV có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa nhiệm vụ và quyền lợi, giữa lao động trí óc và lao động chân tay để có thái độ lao động đúng đắn.

- Giáo dục nếp sống văn hóa học đường thông qua hoạt động xã hội: Đây là những hoạt động giúp SV mở rộng quan hệ với người khác, giúp SV hiểu được những chuẩn mực xã hội, thích nghi với các chuẩn mực ấy và chuyển chúng thành những giá trị của chính bản thân mình. Thông qua các hoạt động xã hội, SV còn mở rộng kiến thức về con người, về xã hội; kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hoá với mọi người ngày càng đa dạng, càng sâu sắc và nhuần nhuyễn hơn, bộ mặt văn hoá đạo đức của con người ngày càng hoàn thiện hơn.

- Giáo dục nếp sống văn hóa học đường thông qua hoạt động tập thể: Như sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn, sinh hoạt hội SV, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, quân sự... SV nâng cao tính tập thể, tinh thần trách nhiệm tạo nên nếp sống vui tươi, sôi nổi, tình đoàn kết thân ái, xây dựng tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương. Qua những hoạt động tập thể có điều kiện uốn nắn những lệch lạc của SV, hướng SV tới nhận thức và hành vi đúng đắn, biết giới hạn và thoả mãn nhu cầu chính đáng của bản thân.

- Hình thức tự tu dưỡng, rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách: Đây là yếu tố quyết định trực tiếp đến trình độ đạo đức của mỗi SV. Sự hình thành và phát triển đạo đức của mỗi cá nhân là một quá trình lâu dài và phức tạp. Trong quá trình này, các tác động bên ngoài và những động lực bên trong thường xuyên tác động lẫn nhau và vai trò của mỗi yếu tố đó thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển của mỗi con người.

- Giáo dục thông qua sự gương mẫu của người thầy: Nhà giáo dục lỗi lạc J. A.

Cômenxki được suy tôn là ông Tổ của nền sư phạm cận đại đã khẳng định: “Anh không như một người cha thì cũng không thể là một người thầy”. Vì vậy, trong giáo dục đòi hỏi người thầy phải có tâm, đức, trí, tài, có nghĩa là phải có lòng nhân ái, yêu nghề, phải luôn có tinh thần học hỏi, nhạy bén với việc đổi mới phương pháp dạy học và khai thác nội dung giáo dục đạo đức trong các bài giảng nhằm phát triển chính trị, tính năng động sáng tạo, khả năng thích ứng ở thế hệ trẻ. Mỗi người thầy phải là tấm gương sáng cho SV noi theo. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VII đã nêu: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đức – tài”. Trong công tác giáo dục, phải chinh phục SV bằng phẩm chất, trình độ chuyên môn, lòng nhân ái và khả năng sư phạm của mình.

Như vậy, sự hình thành nếp sống văn hóa học đường cho SV do ảnh hưởng của tác động bên ngoài mà trước hết là do tác động của giáo dục nhà trường, của tập thể sư phạm, tập thể SV và của gia đình sẽ dần dần chuyển thành tự giáo dục của chủ thể SV mà trong đó tự tu dưỡng, tự rèn luyện, tự hoàn thiện đạo đức nhân cách là yếu tố cơ bản. Một tập thể SV tốt được xây dựng trên nền tảng đạo đức chân chính đó là sự trung thực, thẳng thắn, ý thức về phẩm giá, lòng tự trọng, thông cảm sâu sắc, có ý thức trách nhiệm, sự tế nhị, vị tha, độ lượng khoan dung và lòng dũng cảm... nhằm hướng tới đích của chân, thiện, mỹ.

1.4.5. Các yếu tố, điều kiện ảnh hưởng đến công tác GDNSVHHĐ cho SV Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế, công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho SV chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau:

a. Sự tác động của các nhân tố kinh tế xã hội

Sự đổi mới đường lối kinh tế – XH là sự lựa chọn mới về hệ thống giá trị cơ bản của XH ở nước ta, đem lại sự phát triển toàn diện, mạnh mẽ và sâu sắc trong đời sống xã hội kéo theo sự biến đổi hệ thống định hướng giá trị trong mỗi người.

Bên cạnh sự phát triển, mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới và sự phát triển nhanh về khoa học công nghệ làm nẩy sinh những hiện tượng tiêu cực trái ngược với định hướng XHCN. Sự phân hóa giàu – nghèo diễn ra nhanh chóng, tình trạng bất bình đẳng trong nhiều lĩnh vực; sự cách biệt, phân hóa giữa thành thị với nông thôn đã làm ảnh hưởng đến tư tưởng, đạo đức, tình cảm, hành vi, tinh thần trách nhiệm của một bộ phận tầng lớp nhân dân trong đó có một bộ phận là HSSV, nguồn lực nhân lực lớn của xã hội, giữ vị trí quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, sự nghiệp CNH – HĐH, góp phần quyết định sự tiến bộ của xã hội.

b. Mối quan hệ giữa giáo dục và tự giáo dục

Ở lứa tuổi thanh niên, SV đã có sự trưởng thành nhất định về nhân cách, do

vậy tự tu dưỡng đạo đức đóng vai trò hết sức quan trọng. SV không chỉ là đối tượng giáo dục mà còn là chủ thể tự giáo dục. Sự kết hợp giữa giáo dục và tự giáo dục là nguyên tắc quan trọng trong quá trình giáo dục. Chính SV là người tự giác, tự nguyện và tự rèn luyện, cải tạo tư tưởng của mình để hướng tới sự chuẩn mực về đạo đức. Hồ Chí Minh luôn quan tâm, phải làm thế nào để mọi người tự nhận thấy việc tu dưỡng đạo đức cách mạng là một việc phải kiên trì, thường xuyên, liên tục.

Trong lần nói chuyện với thanh niên tại Đại hội SV Việt Nam lần thứ II ngày 7/5/1958, Người nhấn mạnh: “Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang, vì vậy cho nên phải tự giác tự nguyện mà tự động cải tạo tư tưởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình. Tức là thanh niên phải có đức, có tài” [14, tr. 399]. Người nhắc lại luận điểm của Khổng Tử là “chính tâm, tu thân” để “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, và chỉ rõ: “Chính tâm, tu thân tức là cải tạo. Cải tạo cũng phải trường kỳ gian khổ, vì đó là một cuộc cách mạng trong bản thân của mỗi con người. Bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ, đoạn tuyệt với con người cũ để trở thành con người mới không phải là việc dễ dàng… Dù khó khăn gian khổ, nhưng muốn cải tạo thì nhất định thành công” [14, tr. 300-301].

Chính vì vậy, hoạt động giáo dục của các nhà giáo dục chỉ có thể đạt được hiệu quả nếu như hoạt động này có tính kích thích và thống nhất được với hoạt động tự giáo dục của SV. Các biện pháp GDNSVHHĐ cho SV chỉ thực sự có hiệu quả khi chúng trở thành các hoạt động tự trải nghiệm. Khi SV tích cực tham gia các hoạt động thì họ sẽ có cơ hội để thể nghiệm năng lực của mình, cũng như có những điều kiện rèn luyện năng lực, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của xã hội.

c. Vai trò của tập thể SV

Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, thanh niên nói chung, SV nói riêng cũng là lực lượng xã hội quan trọng, một trong những nhân tố quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước. SV một bộ phận tinh túy, quan trọng trong thanh niên Việt Nam, là lực lượng kế tục, phát huy nguồn trí tuệ nước nhà, là nguồn lực chủ yếu trong thời đại kinh tế tri thức, khoa học công nghệ, đóng vai trò then chốt trong phát triển đất nước, là lực lượng to lớn trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong nhà trường, lớp học là đơn vị cơ bản để tổ chức hoạt động dạy và học.

Giáo viên chủ nhiệm (cố vấn học tập) là người thay mặt Ban giám hiệu tổ chức, quản lý, giáo dục SV trên tất cả các lĩnh vực. Một tập thể SV tốt có chung mục đích, đoàn kết, bình đẳng, phục tùng ý chí tập thể, có sự lãnh đạo thống nhất, có tinh thần trách nhiệm với tập thể, với xã hội sẽ là môi trường và phương tiện quan trọng của công tác GDNSVHHĐ. Để có tập thể SV tốt, các nhà quản lý cần phải lựa chọn những giảng viên giỏi chuyên môn, mẫu mực về đạo đức, nhiệt tình tâm huyết với thế hệ trẻ, biết

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho sinh viên trường đại học ngoại ngữ đại học đà nẵng (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)