Khái quát về Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho sinh viên trường đại học ngoại ngữ đại học đà nẵng (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CHO SV TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ- ĐHĐN

2.2. Khái quát về Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 709/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2002 của Chính phủ, với sứ mạng đào tạo nâng cao tri thức về ngôn ngữ, văn hóa nhân loại nhằm phục vụ sự nghiệp xây

dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 chọn là một trong năm Trung tâm Ngoại ngữ khu vực với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, khảo sát, năng lực ngoại ngữ, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ.

Trường Đại học Ngoại ngữ hiện đang có 02 cơ sở: 131 Lương Nhữ Hộc và 41 Lê Duẩn. Toàn trường hiện nay gồm có 8 Khoa (Khoa tiếng Anh, Khoa tiếng Pháp, Khoa tiếng Nga, Khoa tiếng Trung, Khoa tiếng Nhật – Hàn – Thái, Khoa tiếng Anh chuyên ngành, Khoa Quốc tế học, Khoa Sư phạm Ngoại ngữ) với 21 chuyên ngành đào tạo bậc đại học và 03 chuyên ngành bậc sau đại học; 8 Phòng chức năng (Phòng Tổ chức – Hành chính, Phòng Đào tạo, Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế, Phòng Công tác SV, Phòng Khảo thí và Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, Phòng Cơ sở Vật chất, Phòng Kế hoạch – Tài chính, Phòng Thanh tra – Pháp chế), 01 Tổ nghiệp vụ (Tổ Thư viện), 5 Trung tâm (Trung tâm Ngoại ngữ Đà Nẵng, Trung tâm Dịch thuật, Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ – Văn hóa, Trung tâm Hỗ trợ SV và Quan hệ Doanh nghiệp, Trung tâm Khảo thí ngoại ngữ).

Tổng số SV chính quy học tập tại trường là 6.474 SV, trong đó 5.760 SV nữ, chiếm tỉ lệ 89%; 74 SV nước ngoài tham gia học tập tại các khoa: Khoa Quốc tế học, Khoa tiếng Trung, khoa tiếng Anh Chuyên ngành và 396 học viên hệ vừa làm vừa học, 13 Nghiên cứu sinh, 210 học viên cao học. Tổng số CBVC cơ hữu của Nhà trường hiện nay là 313 trong đó 214 Giảng viên (8 PGS, 25 TS, 168 ThS). Hiện nay, Nhà trường có 32 giảng viên đang học TS, 16 giảng viên đang học ThS.

Khối chuyên viên hành chính và phục vụ giảng dạy gồm 89 người, trong đó có 02 tiến sĩ, 31 thạc sĩ, 43 cử nhân.

Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng có sứ mạng đào tạo, nâng cao tri thức về ngôn ngữ, văn hóa nhân loại nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế với mục tiêu xây dựng Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng xứng tầm là cơ sở giáo dục đại học nòng cốt của cả nước, hướng tới đẳng cấp khu vực và quốc tế, hướng đến cam kết: Xem người học là trung tâm, lấy giảng viên là động lực trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học; Thường xuyên rà soát, cập nhật chương trình đào tạo, giáo trình, phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội; Xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ viên chức có đủ trình độ, phẩm chất và năng lực để đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu khoa học của người học; Luôn lắng nghe và tạo điều kiện để người học phát triển năng lực bản thân; Định kỳ xem xét cải tiến phương pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Nhà trường.

2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ a. Giá trị cốt lõi

Trường Đại học Ngoại ngữ lấy 5 chuẩn mực sau làm giá trị cốt lõi:

b. Mục tiêu, tầm nhìn

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng đặt mục tiêu xây dựng nhà trường xứng tầm là cơ sở giáo dục đại học nòng cốt của cả nước, hướng tới đẳng cấp khu vực và quốc tế.

c. Triết lý giáo dục Nội dung:

Ý nghĩa: Triết lý giáo dục của một trường đại học là tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt làm định hướng phát triển cho nhà trường. Với Triết lý “Nhân văn, Sáng tạo, Thích ứng”, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng hướng đến việc đào tạo ra những cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ vừa có kiến thức chuyên môn vững vàng, đạo đức trong sáng, lòng nhân ái và sẵn sàng tiếp nhận tinh hoa và tri thức của nhân loại, hội nhập vào môi trường làm việc đa văn hóa, đa ngôn ngữ.

- Nhân văn: Đạo đức là cái gốc của mọi vấn đề. Đặc biệt, không có gì quan trọng hơn tính nhân văn trong môi trường giáo dục. Trường Đại học Ngoại ngữ coi trọng việc đào tạo ra những thế hệ SV, học viên vừa có kiến thức chuyên sâu, vừa phải có khát vọng vươn lên, có tình yêu thương con người sâu sắc để trở thành những con người vừa có học vấn cao, vừa có văn hóa-nhân cách tốt.

- Sáng tạo: Sáng tạo là bậc cao nhất của quá trình phát triển tư duy. Trường Đại học Ngoại ngữ hướng đến việc đào tạo ra những thế hệ SV, học viên có niềm đam mê nghiên cứu khoa học, luôn biết tìm tòi và học hỏi để tìm ra tri thức mới, phương pháp giải quyết khoa học để đạt được hiệu quả cao nhất.

- Thích ứng: Trong môi trường hội nhập quốc tế hiện nay, đòi hỏi người lao động phải có đáp ứng tốt các yêu cầu khác nhau trong mọi hoàn cảnh công tác. Trường Đại học Ngoại ngữ hướng đến việc đào tạo ra những thế hệ SV, học viên có khả năng thích ứng trong mọi hoàn cảnh, không ngừng nâng cao nhận thức về văn hóa, liên văn hóa, ngôn ngữ và ngoại ngữ để hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế tri thức toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng hiện nay.

Các nội dung Triết lý giáo dục của Trường Đại học Ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu đổi mới của đất nước, đáp ứng được yêu cầu của người học và sự kỳ vọng của xã hội. Triết lý Giáo dục của Trường Đại học Ngoại ngữ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động giáo dục của nhà trường.

d. Nhiệm vụ

Đào tạo giáo viên và chuyên gia ngôn ngữ có trình độ đại học và sau đại học về một số ngôn ngữ thông dụng trên thế giới; Nghiên cứu khoa học và thực hiện các dịch vụ xã hội thuộc lĩnh vực ngôn ngữ văn hóa; Giảng dạy ngoại ngữ cho các cơ sở giáo dục đại học thành viên, các đơn vị trực thuộc Đại học Đà Nẵng.

Thực hiện các nhiệm vụ của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 với tư cách là một trong những đơn vị nòng cốt; là một trong năm Trung tâm Ngoại ngữ khu vực.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho sinh viên trường đại học ngoại ngữ đại học đà nẵng (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)