Đa dạng hoá nội dung, hình thức và cải tiến phương pháp giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho SV

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho sinh viên trường đại học ngoại ngữ đại học đà nẵng (Trang 71 - 74)

CHƯƠNG 3. QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤCNẾP SỐNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

3.1. Các nguyên tác đề xuất một số biện pháp

3.2.2. Đa dạng hoá nội dung, hình thức và cải tiến phương pháp giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho SV

Mục tiêu: Thông qua các loại hình hoạt động, SV sẽ củng cố, bổ sung và mở rộng thêm tri thức đã học, phát triển óc thẩm mỹ, tăng cường thể chất, nhận thức xã hội và ý thức công dân, thêm yêu quê hương, đất nước; Giáo dục thái độ tích cực, tinh thần đoàn kết và ý thức chủ động, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể; Tạo cho sinh viên có thói quen tự quản trong việc tự rèn luyện bản thân và thực hiện tốt các hoạt động do nhà trường, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên tổ chức. Biến quá trình rèn luyện thành quá trình tự rèn luyện. Từ chỗ thực hiện theo kế hoạch đến chỗ tự xây dựng kế hoạch hoạt động, tự tổ chức, điều chỉnh hoạt động, thực hiện kế hoạch và tự đánh giá kết quả hoạt động cho chính bản thân hoặc tập thể sinh viên.

Nội dung: Giúp cho sinh viên tự đề ra nhiệm vụ, tự tìm cách giải quyết, tự kiểm tra và đánh giá. Từ đó, sinh viên có nhu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao; có thể vạch ra kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ được giao. Điều quan trọng đối với nhà trường là làm sao để từng sinh viên không được phép hành động riêng lẻ, không được phép tách mình ra khỏi các hoạt động của tập thể lớp, chi đoàn, không đứng trên, không đứng ngoài quan sát mà tự giác thấy mình là một thành viên của tập thể lớp, chi đoàn đang hoạt động tích cực.

Đa dạng hoá các loại hình hoạt động là công tác GDNSVHHĐ không hướng vào từng sinh viên riêng lẻ mà phải tổ chức toàn bộ hoạt động của tập thể SV, xây dựng cho sinh viên năng lực biết điều khiển tập thể hoạt động theo kế hoạch đã vạch ra; biết giải quyết các tình huống nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; biết kiểm tra và điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với tình hình thực tế mà mục đích đề ra; biết nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, xếp loại kết quả hoạt động so với mục đích yêu cầu của nhiệm vụ; biết rút kinh nghiệm để lần sau làm tốt hơn. Cái quyết định trong QLCTGDNSVHHĐ cho SV không phải là phương pháp của một giáo viên riêng lẻ, thậm chí không phải là phương pháp của cả một trường mà là sự tổ chức nhà trường, tổ chức tập thể sinh viên và tổ chức quá trình GDNSVHHĐ cho SV. Quan hệ tập thể lớp, chi đoàn là quan hệ xã hội và khi vai trò chủ thể của sinh viên được tạo điều kiện phát huy tốt, trực tiếp tác động đến sự hình thành nhân cách của sinh viên.

Cách thức tiến hành:

1/ Thông qua con đường dạy các môn khoa học xã hội – nhân văn, qua giảng dạy

các bộ môn. Trong điều kiện nhà trường chưa có học phần chuyên biệt GDNSVHHĐ cho SV, thì việc GDNSVHHĐ thông qua con đường này là một yêu cầu tất yếu. Điều này góp phần tạo ra sự nhất quán giáo dục và thực hiện chủ trương giáo dục toàn diện một cách thiết thực nhất. Chú trọng GDNSVHHĐ, lối sống; quán triệt tối đa toàn thể cán bộ quản lý, giảng viên và SV;

2/ Thông qua các đợt thực tập và các buổi bồi dưỡng kiến thức, các buổi sinh hoạt tập thể, các cuộc thi, các phong trào thi đua của nhà trường, của Đoàn TN và Hội SV để giúp SV nắm được những kiến thức cơ bản, những yêu cầu tối thiểu nhằm phát huy vai trò chủ thể của SV. Để làm tốt điều này cần lưu ý rằng, nội dung bồi dưỡng phải ngắn gọn, dễ hiểu kết hợp hài hoà với nội dung của bài học. Phải tạo điều kiện về phương tiện hoạt động và cơ sở vật chất phù hợp với các hoạt động;

3/ Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đây là một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng trong các trường sư phạm. Hoạt động này có ý nghĩa hỗ trợ cho giáo dục nội khóa, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của sinh viên. Nội dung của giáo dục ngoại khóa rất phong phú và đa dạng thể hiện qua các hoạt động xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, lao động, NCKH v.v…, nhờ đó các kiến thức tiếp thu được ở trên lớp có cơ hội được áp dụng, mở rộng thêm trong thực tế, đồng thời có tác dụng nâng cao hứng thú học tập nội khóa. Giáo dục ngoại khóa có thể do giảng viên bộ môn, giảng viên chủ nhiệm, Đoàn TNCSHCM, Hội sinh viên… tổ chức thực hiện. Đây không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường mà thông qua các hoạt động này nhằm thu hút sự tham gia của cá nhân và các tổ chức xã hội. Để hoạt động này có hiệu quả, cần kết hợp đồng bộ giữa sự chỉ đạo của các nhà sư phạm, các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội và khả năng tự quản của sinh viên với tư cách là chủ thể hoạt động. Đồng thời phải biết khai thác triệt để những điều kiện, những tiềm năng sẵn có của xã hội. Các nội dung, hình thức hoạt động phải luôn luôn mới, đa dạng, phong phú để tạo ra sự hấp dẫn và đạt hiệu quả cao trong giáo dục;

4/ GDNSVHHĐ cho SV thông qua các tấm gương. Thầy cô giáo và CBQL phải ý thức được tầm quan trọng của phương pháp “thân giáo” để từ đó rèn luyện mình trở thành những tấm gương sáng về đạo đức. Nhà trường tổ chức trao học bổng, khen thưởng hàng năm cho sinh viên học giỏi, vượt khó vươn lên trong cuộc sống; tổ chức giao lưu với các trường để nhân rộng những điển hình tiên tiến trong SV…;

5/ Tổ chức cho SV tập tự quản nhằm hình thành sự tự tin ở khả năng của mình trong việc tổ chức và điều khiển các hoạt động tập thể, phát triển hứng thú của SV làm cho SV chủ động hơn khi được giao nhiệm vụ. Bằng cách tổ chức các hoạt động tập thể để sinh viên có dịp thử nghiệm vai trò “chỉ huy” của mình nhằm thu hút tất cả SV

cùng tham gia quá trình tổ chức và điều khiển các hoạt động tập thể;

6/ Hướng dẫn sinh viên tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ nhằm giúp sinh viên biết tự ý thức về phẩm chất, kỹ năng hoạt động tập thể của bản thân, từ đó giúp SV tự khẳng định mình trước tập thể và biết tự điều chỉnh mình. Muốn vậy, cần phải làm cho sinh viên hiểu được mục tiêu, nắm được nội dung của đánh giá, biết cách đánh giá và có thái độ trung thực, đúng đắn trong đánh giá;

7/ Thông qua các chương trình hành động do Đoàn TNCSHCM, Hội sinh viên tổ chức nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của đoàn viên SV trong học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí. Từ đó phát huy được vai trò chủ thể của SV, định hướng cho SV có ý thức tiếp thu, vận dụng vào điều khiển các hoạt động của tập thể SV. Hội sinh viên cần đẩy mạnh cuộc vận động và từng bước tạo phong trào thi đua rèn luyện trong SV theo tinh thần “3 có, 3 không” (có lòng yêu nước, yêu nhân dân; có danh dự và trách nhiệm; có kiến thức và kỹ năng; không tiêu cực trong thi và kiểm tra; không tệ nạn xã hội; không đứng ngoài phong trào SV); chú trọng hơn nữa và có các giải pháp cụ thể bồi dưỡng và khuyến khích sinh viên tự trau dồi các kỹ năng thực hành xã hội, kỹ năng sống, kỹ năng hội nhập để lập thân, lập nghiệp;

8/ Ngày nay bảo vệ môi trường đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu ở các quốc gia trên thế giới, đi liền và gắn kết chặt chẽ với các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, thi viết, vẽ, thi tuyên truyền, triển lãm… về chủ đề môi trường: “Tuổi trẻ Việt Nam vì môi trường xanh – sạch – đẹp”, “Ngày thứ 7 tình nguyện”, “Ngày Chủ nhật xanh”, “Đoạn đường thanh niên quản lý”, ‘Tuần lễ Nước sạch và vệ sinh môi trường quốc gia”, “Ngày Môi trường thế giới”… tạo ra một sân chơi bổ ích và hiệu quả, thu hút đông đảo sinh viên tham gia, vừa nâng cao nhận thức, khích lệ tình cảm yêu quê hương đất nước và góp phần thúc đẩy hành động bảo vệ và cải thiện môi trường;

9/ Phát động phong trào thi đua học tập, NCKH trong sinh viên. Các Liên chi đoàn và các Chi đoàn giúp sinh viên có điều kiện làm quen với việc NCKH, từ đó khuyến khích SV tích cực, chủ động học tập, phát huy khả năng khám phá, tìm tòi, sáng tạo, độc lập làm việc của SV… Thường xuyên duy trì phong trào “Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt” trong SV, chú trọng và khuyến khích tự học, đề cao giá trị học vấn đích thực, góp phần tạo bước đột phá trong việc học tập của sinh viên với phương châm: tăng cường khả năng độc lập tư duy, chủ động truy cập kiến thức, học đi đôi với hành, tạo môi trường thuận lợi để sinh viên học tập, rèn luyện, đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của sinh viên góp phần xây dựng đất nước;

10/ Phát triển mạnh mẽ các loại hình câu lạc bộ học thuật theo chuyên ngành, hình thành các tổ, nhóm giúp nhau trong học tập, NCKH, phát triển tài năng…, theo

hướng phù hợp với sở thích, điều kiện của sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên học hỏi, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm học tập…;

11/ Thông qua đợt vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tổ chức thi “Tìm hiểu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chương trình “Hành trình về nguồn”, các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”… giúp sinh viên hiểu thêm về cuộc đời, sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh và ghi nhớ những trang sử oai hùng của quân dân ta trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc…, thông qua thực tiễn đó, giáo dục lòng tự hào dân tộc và lòng biết ơn cho thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng;

12/ Đẩy mạnh cuộc vận động “Đoàn viên phấn đấu trở thành Đảng viên”, tích cực chăm lo bồi dưỡng và giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng kết nạp. Tham gia góp ý, phê bình tổ chức đảng và đảng viên nhằm góp phần xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh...

Việc tạo điều kiện để sinh viên tự giác tham gia vào các hoạt động và phát huy vai trò chủ thể của mình cần phải quan tâm đến mối quan hệ thầy trò. Tập thể SP và tập thể SV có quan hệ chặt chẽ với nhau, đây không phải là hai tập thể riêng biệt mà nó tạo thành tập thể giáo dục.

Điều kiện thực hiện: Huy động sự ủng hộ và tạo điều kiện về tinh thần cũng như tài chính của các bộ phận liên quan, ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách của Nhà nước cần huy động các nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể. Lãnh đạo nhà trường, cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý, các tổ chức đoàn thể ủng hộ và có ý thức tham gia, đóng góp cho việc xây dựng và thực hiện các hoạt động. Kế hoạch hoạt động phải cụ thể, thường xuyên kiểm tra, theo dõi, uốn nắn kịp thời những lệch lạc, sai trái. Phải nắm vững khả năng học tập, sở thích hoạt động, các mối quan hệ trong tập thể sinh viên và phải tìm ra “thủ lĩnh” trong sinh viên. Xây dựng môi trường hoạt động có ý nghĩa giáo dục được trang bị đầy đủ các phương tiện và có chương trình phù hợp với nội dung và kế hoạch đã vạch ra.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho sinh viên trường đại học ngoại ngữ đại học đà nẵng (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)