Thực trạng quản lý hình thức

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho sinh viên trường đại học ngoại ngữ đại học đà nẵng (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CHO SV TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ- ĐHĐN

2.4. Thực trạng quản lý công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho SV Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

2.4.4. Thực trạng quản lý hình thức

Về thực trạng hình thức quản lý công tác GDNSVHHĐ, chúng tôi đã nêu câu hỏi: “Thầy/ cô cho biết, đánh giá của mình về hình thức quản lý công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho SV Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng?”, kết quả thể hiện trong bảng 2.13.

Bảng 2.13. Hình thức quản lý công tác giáo dục NSVHHĐ cho sinh viên

TT Nội dung

Mức độ (%) Thường

xuyên

Thỉnh thoảng

Ít khi

Không bao giờ 1 Đưa vào nội dung học tuần sinh hoạt công dân. 72.7 23.2 4.0 0 2 Thông qua giảng dạy, bồi dưỡng tập trung

theo lớp.

32.3 52.5 15.2 0 3 Giảng viên, CBVC nêu gương tốt cho sinh viên. 66.5 22.4 11.1 0 4 Thông qua nghiên cứu tài liệu. 32.3 48.5 19.2 0 5 Thông qua các phương tiện truyền thông. 46.5 45.5 8.1 0

Nhà trường đã chú trọng đến QLCTGDNSVHHĐ bằng nhiều hình thức đa dạng.

Tuy nhiên, hình thức QLCTGDNSVHHĐ cho SV chủ yếu đưa vào nội dung tuần sinh hoạt công dân 72.7%; Giảng viên, CBVC nêu gương tốt cho sinh viên 66.5%, còn các hình thức khác chưa được sử dụng thường xuyên.

Biểu đồ 2.5. Hình thức quản lý công tác giáo dục NSVHHĐ cho sinh viên 2.4.5. Nguyên nhân của thực trạng

Để tìm hiểu nguyên nhân của yếu kém trong quản lý công tác giáo dục nếp sống văn hoá học đường cho SV Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng chúng tôi đặt câu hỏi: “Theo thầy/ cô, những nguyên nhân nào sau đây ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý công tác giáo dục nếp sống văn hoá học đường cho SV?”, kết quả thể hiện trong bảng 2.14.

Bảng 2.14. Nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến QLCTGDNSVHHĐ cho SV

TT Nguyên nhân Đánh giá (%) Xếp bậc

1 Chưa có kế hoạch kịp thời và đồng bộ. 77.8 1

2 Do thiếu văn bản pháp quy. 35.4 10

3 Do thiếu chỉ đạo thống nhất từ trên xuống. 34.3 11

4 Do nhận thức. 70.5 2

5 Quan tâm chưa đúng mức. 57.6 5

6 Chưa coi trọng công tác giáo dục NSVHHĐ như

yêu cầu. 53.5 7

7 Chưa xây dựng được mạng lưới tổ chức quản lý. 49.5 8

TT Nguyên nhân Đánh giá (%) Xếp bậc 8 Thiếu chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản

lý. 56.6 6

9 Do đội ngũ cán bộ thiếu, yếu, chưa được đào tạo 22.2 13 10 Thanh tra kiểm tra chưa thường xuyên. 31.3 12 11 Đánh giá, khen thưởng chưa khách quan, kịp thời. 38.4 9

12 Thiếu sân chơi cho sinh viên. 65.7 3

13 Chưa đầu tư kinh phí một cách thoả đáng đối với

các hoạt động GDNSVHHĐ. 63.6 4

Kết quả khảo sát cho thấy, các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý công tác giáo dục nếp sống văn hoá học đường cho SV: Chưa có kế hoạch kịp thời và đồng bộ 77.8%; Do nhận thức 70.5%; Thiếu sân chơi cho sinh viên 65.7%; Chưa đầu tư kinh phí một cách thoả đáng đối với các hoạt động GDNSVHHĐ 63.6%; Quan tâm chưa đúng mức 57.6%; Thiếu chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý 56.6%.

Có thể nói ảnh hưởng đến QLCTGDNSVHHĐ cho sinh viên hiện nay Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng vừa có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan:

Nguyên nhân khách quan

- Cơ chế thị trường, chính sách mở cửa đã phát huy các mặt tích cực của nó nhưng cũng đang có những tác động tiêu cực vào xã hội nói chung và giáo dục đào tạo nói riêng.

- Văn bản pháp quy xác định nội dung, nhiệm vụ, quy định trách nhiệm thực hiện cho từng cấp còn thiếu nên việc QLCTGDNSVHHĐ cho sinh viên chưa được coi là tiêu chí quan trọng, chưa được đặt ngang hàng với giáo dục chuyên môn ngoại ngữ.

Đến nay Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có văn bản quy định cụ thể về phẩm chất đạo đức, về chuẩn nghề nghiệp đối với sinh viên khi ra trường; hướng dẫn thực hiện đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên còn chung chung, thiếu cụ thể.

- Quản lý xã hội còn lỏng lẻo, môi trường giáo dục xã hội chưa thực sự lành mạnh, đời sống vật chất còn khó khăn, xã hội thiếu sự quan tâm, các cấp chính quyền, đoàn thể, các tổ chức xã hội nhận thức chưa cao về QLCTGDNSVHHĐ cho sinh viên.

Nhà trường chưa có cán bộ chuyên trách về QLCTGDNSVHHĐ cho sinh viên.

- Hoạt động toàn xã hội nhằm xây dựng môi trường giáo dục xã hội lành mạnh thực sự chưa có cơ chế.

- Do mới thành lập, nhà trường chưa thực sự quan tâm và đầu tư thỏa đáng cho công tác này cả về nhân sự và vật chất. Đứng trước tình hình mới và trong cơ chế quản lý mới nhiều cán bộ quản lý giáo dục chưa được bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, một

số cán bộ quản lý còn quan liêu, năng lực hạn chế và thiếu trách nhiệm.

Nguyên nhân chủ quan

- Việc định hướng bằng kế hoạch mang tính vĩ mô còn buông lỏng, công tác kế hoạch hoá cho phù hợp với tình hình mới còn chậm đổi mới.

- Trong nhận thức của nhà trường về mục tiêu, nội dung, phương pháp tiến hành và những cách thức huy động tiềm năng của xã hội, của mọi người trong việc quản lý công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên chưa thực sự nhất quán. Chưa thực sự thống nhất giữa nhận thức và hành động thực tế.

- Chưa phát huy được vai trò tự quản của tập thể sinh viên. Một bộ SV chưa tự giác chấp hành quy chế của Bộ GD&ĐT, nội quy, quy định của trường, của khoa, chưa xác định được động cơ thái độ học tập cho bản thân. Thiếu sáng tạo, năng động, tự chủ trong các hoạt động học tập cũng như trong rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống...

- QLCTGDNSVHHĐ cho SV chưa được coi trọng mà chỉ chú trọng đầu tư vào quản lý chuyên môn. Ở Trường ĐHNN - ĐHĐN hiện nay, khi đánh giá kết quả đào tạo thường dựa vào kết quả học tập, nghiên cứu khoa học... cho nên phần lớn cán bộ giảng dạy cũng như sinh viên chỉ quan tâm đến việc dạy và học ngoại ngữ, chưa kết hợp quá trình dạy học ngoại ngữ với hoạt động giáo dục toàn diện cho sinh viên.

- Mạng lưới tổ chức quản lý chưa được xây dựng đồng bộ, đội ngũ cán bộ vừa mỏng, vừa ít kinh nghiệm, chưa qua đào tạo về công tác quản lý; chưa có chế độ chính sách thoả đáng đối với đội ngũ cán bộ quản lý; công tác thanh tra kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên.

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo từ trên xuống thiếu thống nhất, trước những diễn biến phức tạp của xã hội, những mong muốn chính đáng của thế hệ trẻ chưa chủ động điều chỉnh kịp thời để tạo ra dư luận xã hội tốt nhằm tác động nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức của sinh viên.

Tiểu kết chương 2

Công tác GDNSVHHĐ và QLCTGDNSVHHĐ cho sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, bên cạnh đó vẫn còn không ít những bất cập, yếu kém cần có biện pháp khắc phục: Những phẩm chất cần thiết trong công tác giáo dục rèn luyện đạo đức, lối sống, NSVHHĐ cho sinh viên nhà trường chú trọng nhưng chưa thực sự đầy đủ. Còn các hình thức giáo dục NSVHHĐ cho sinh viên còn nghèo, chưa hấp dẫn thu hút sinh viên, nặng tính hình thức, ít linh hoạt, các hoạt động chưa đan xen, lồng ghép với nhau. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của những phẩm chất cần thiết trong nhân cách của sinh viên sư phạm và thái độ của sinh viên đối với các quan niệm về đạo đức, lối sống vừa ủng hộ những quan điểm đúng, vừa không đồng tình với những quan điểm sai trái, có thái độ thực tế hơn ở các quan niệm như lập trường chính trị, tính tự lực trong học tập, động cơ học tập, thật thà thẳng thắn, sống thực dụng... Để đạt được mục tiêu đề ra trong thời gian tới đòi hỏi nhà trường cần phải biến quá trình giáo dục đạo đức, lối sống, NSVHHĐ cho sinh viên thành quá trình tự giáo dục đạo đức, lối sống, NSVHHĐ cho sinh viên, cần nỗ lực hơn nữa và có những bước chuyển biến lớn trong nhận thức của những người làm công tác giáo dục NSVHHĐ và cần thực sự đổi mới việc quản lý công tác giáo dục NSVHHĐ cho sinh viên trong toàn trường. Đây cũng chính là nội dung sẽ được chúng tôi tập trung giải quyết trong chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho sinh viên trường đại học ngoại ngữ đại học đà nẵng (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)