CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CHO SV TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ- ĐHĐN
2.3. Thực trạng công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho SV tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng
2.3.1. Mục tiêu giáo dục nếp sống văn hoá học đường cho SV tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng
Việc giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho SV trường đại học là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể giúp cho SV hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên để tìm hiểu về mục tiêu GDNSVHHĐ cho SV tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng.
Về nhận thức: Để tìm hiểu về nhận thức của các chủ thể nhà trường trong việc thực hiện NSVHHĐ cho SV, chúng tôi nêu câu hỏi: Xin cho biết ý kiến của mình về tầm quan trọng của nếp sống VHHĐ? Kết quả thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Tầm quan trọng của nếp sống VHHĐ
stt Nội dung
Đánh giá % Rất quan
trọng
Quan trọng
Ít quan trọng
Không quan trọng
Rất quan trọng
CB SV CB SV CB SV CB SV TBC
1
Trang phục sạch sẽ, kín đáo, lịch sự, phù hợp của giảng viên, sinh viên, CBCNV.
64.6 31.1 32.3 58.6 0 8.8 3.0 1.5 47.85
2
Giao tiếp có văn hoá, đúng mực của giảng viên, sinh viên, CBCNV.
88.9 55.4 11.1 43.1 0 1.0 0 0.5 72.15
3
Ra, vào lớp đúng giờ của giảng viên, sinh viên.
53.5 30.1 46.5 60.7 0 8.3 0 1.0 41.8
4 Không khí dân chủ
trong nhà trường. 50.5 37.3 49.5 58.9 0 3.8 0 0 43.9 5
Giữ vệ sinh chung, bảo vệ tài sản chung, tiết kiệm.
72.7 51.9 27.3 46.1 0 2.0 0 0 62.3
6
Thực hiện đúng nội quy, quy chế của nhà trường.
68.7 39.1 31.3 56.9 0 4.0 0 0 53.9
7 Có tình bạn, tình yêu
đẹp. 19.2 23.8 65.7 47.4 12.1 24.8 3.0 4.0 21.5 8
Đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
38.4 33.6 57.6 58.1 4.0 8.0 0 0.3 55.2 9 Trung thực, thẳng thắn. 49.5 41.4 50.5 52.9 0 5.5 0 0.3 45.45 10 Vui vẻ, cởi mở. 41.4 34.6 46.5 59.1 12.1 6.0 0 0.3 38.0
Qua bảng trên chúng tôi thấy, nội dung GDNSVHHĐ được CB và SV đánh giá rất quan trọng: Giao tiếp có văn hoá, đúng mực của giảng viên, sinh viên, CBCNV
72.15%; Giữ vệ sinh chung, bảo vệ tài sản chung, tiết kiệm 62.3%; Đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập 55.2%; Thực hiện đúng nội quy, quy chế của nhà trường 53.9%; Trang phục sạch sẽ, kín đáo, lịch sự, phù hợp của GV, SV, CBCNV 47.85%; Trung thực, thẳng thắn 45.45%; Không khí dân chủ trong nhà trường 43.9%;
Ra, vào lớp đúng giờ của giảng viên, sinh viên 41,8%; Vui vẻ, cởi mở 38%; Có tình bạn, tình yêu đẹp 21.5%
Bên cạnh đó vẫn còn có số ít SV ít coi trọng: Có tình bạn, tình yêu đẹp 24.8%;
Trang phục sạch sẽ, kín đáo, lịch sự, phù hợp của giảng viên, sinh viên, CBCNV 8.8%; Ra, vào lớp đúng giờ của giảng viên, sinh viên 8.3%; Đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập 8.0%.
Có thể nói rằng, về cơ bản CB và SV nhà trường đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của NSVHHĐ cần được giáo dục cho SV. Tuy nhiên, vẫn còn những ý kiến chưa được coi trọng đúng mức. Do đó chúng ta cần tập trung hướng việc giáo dục NSVHHĐ cho SV biết kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể trong quá trình học tập và rèn luyện để hình thành nên những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho mỗi sinh viên.
- Về thái độ: Để tìm hiểu thực trạng thái độ của SV đối với các quan niệm về nếp sống văn hoá học đường, chúng tôi đặt câu hỏi: “Xin cho biết ý kiến của mình về các quan niệm dưới đây?”, kết quả được nêu ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Thái độ của SV đối với các quan niệm về NSVHHĐ
STT Nội dung
Đánh giá % Hoàn
toàn đồng ý
Đồng ý Không đồng ý
Hoàn toàn không đồng ý
CB SV CB SV CB SV CB SV
1 Trang phục học đường. 19.2 17.0 73.7 56.1 4.0 21.6 3.0 5.3 2 Thái độ SV giao tiếp với
GV và CBVC nhà trường. 70.7 46.4 25.3 51.9 4.0 1.3 0 0.5 3 Thái độ SV giao tiếp với SV 49.5 29.3 50.5 58.1 0 11.8 0 0.8 4 Hút thuốc lá trong trường học 53.5 44.6 32.3 29.3 3.0 16.5 11.1 9.5 5 Giữ gìn an ninh trật tự. 46.5 50.1 53.5 46.6 0 3.3 0 0 6 Tham gia giao thông. 37.4 37.3 59.6 57.9 3.0 4.8 0 0 7 Giữ gìn vệ sinh, cảnh
quan, môi trường. 46.5 40.4 53.5 56.6 0 3.0 0 0
STT Nội dung
Đánh giá % Hoàn
toàn đồng ý
Đồng ý Không đồng ý
Hoàn toàn không đồng ý
CB SV CB SV CB SV CB SV
8 Ý thức tham gia các hoạt
động đoàn thể. 31.3 27.8 68.7 59.4 0 11.5 0 1.3 9 Ý thức học tập. 79.8 50.4 20.2 47.1 0 2.5 0 0 10
Tôn trọng những người hơn mình, lễ độ đối với những thầy cô giáo dạy mình.
65.7 59.6 34.3 38.6 0 1.8 0 0 11 Nhận điện thoại trong giờ học 12.1 11.3 46.5 38.1 34.3 41.4 7.1 9.3 12
Khó chịu khi nhìn thấy bạn khác ăn mặc hở hang khi đến lớp.
24.2 13.5 52.5 39.8 17.2 34.6 6.1 12.0
13 Nói chuyện riêng trong giờ
học. 26.3 12.5 62.6 49.6 4.0 28.3 7.1 9.5
14 Bỏ tiết, vi phạm quy chế thi. 54.5 30.3 45.5 46.6 0 13.3 0 9.8 15 Nói tục, chửi thề. 45.5 28.3 50.5 43.1 0 18.5 4.0 10.0
Qua bảng trên, chúng tôi nhận thấy CB hoàn toàn đồng ý với các quan niệm: Ý thức học tập 79.8%; Thái độ SV giao tiếp với GV và CBVC nhà trường 70.7%; Tôn trọng những người hơn mình, lễ độ đối với những thầy cô giáo dạy mình 65.7%; Bỏ tiết, vi phạm quy chế thi 54.5%; Hút thuốc lá trong trường học 53.5%. Ở các nội dung này SV chưa thực sự quan tâm.
CB và SV hoàn toàn đồng ý với các quan niệm như: Trang phục học đường (73.7%-56.1%); Ý thức tham gia các hoạt động đoàn thể (68.7%-59.4%); Tham gia giao thông (59.6%-57.9%); Nói chuyện riêng trong giờ học (62.6%-49.6%); Giữ gìn vệ sinh, cảnh quan, môi trường (53.5%-56.6%)…
Và SV không đồng ý với các quan niệm: Nhận điện thoại trong lớp học 41.4%;
Khó chịu khi nhìn thấy bạn khác ăn mặc hở hang khi đến lớp 34.6%; Nói chuyện riêng trong giờ học 28.3%; Trang phục học đường 21.6%; Nói tục, chửi thề 8.5%...
Như vậy, thái độ của sinh viên vừa ủng hộ, đánh giá các quan niệm về NSVHHĐ ở mức độ quan trọng, vừa có thái độ không đúng đắn khi thực hiện NSVHHĐ trong nhà trường.
- Về hành vi: Để tìm hiểu ý kiến đánh giá về các biểu hiện hành vi hiện nay của SV, chúng tôi đặt câu hỏi: “Xin cho biết ý kiến của mình đối với việc đánh giá về các biểu hiện hành vi hiện nay của SV?”, kết quả thể hiện trong bảng 2.3.
Bảng 2.3. Ý kiến đánh giá về các biểu hiện hành vi hiện nay của SV
TT Nội dung
Đánh giá (%) Hoàn toàn
đồng ý Đồng ý Không đồng ý
Hoàn toàn không đồng ý CB SV CB SV CB SV CB SV 1 SV có lòng nhân ái, vị tha. 34.3 27.1 65.7 60.4 0 12.5 0 0 2 Sinh viên có thái độ phê phán
những cái xấu. 42.4 30.1 51.5 61.7 6.1 7.3 0 1.0 3
Sinh viên thiếu ý thức trong học tập, lười học, chỉ học theo mùa thi.
26.3 25.8 70.7 52.4 3.0 12.8 0 9.0
4 Sinh viên thiếu tích cực, chủ
động trong học tập. 41.4 24.8 51.5 54.1 7.1 14.0 0 7.0 5 Một số sinh viên có thái độ sai
trong thi cử. 42.4 29.1 57.6 54.1 0 10.0 0 6.8 6 Sinh viên có tư tưởng chạy chọt
trong học tập, thi cử. 46.5 34.8 50.5 44.6 3.0 11.5 0 9.0 7 Vì lợi ích riêng nên sinh viên
ganh đua, ít giúp đỡ nhau. 18.2 25.8 59.6 51.6 22.2 14.8 0 7.8 8 Sinh viên có thái độ vô lễ với
giảng viên, CBVC. 46.5 43.4 53.5 42.6 0 5.0 0 9.0 9 SV lo lắng cho tương lai nên
chịu khó rèn luyện, chăm học. 45.5 46.9 54.5 51.1 0 1.0 0 1.0 10 SV ít tham gia các phong trào
của khoa và nhà trường. 30.3 21.1 62.6 47.9 7.1 25.3 0 5.8 11 SV chỉ chú ý rèn luyện chuyên
môn, ít chú ý rèn luyện toàn diện. 34.3 23.3 58.6 53.6 7.1 18.0 0 5.0 12 SV chỉ quan tâm đến các thầy
cô giáo trực tiếp giảng dạy. 23.2 19.5 51.5 50.4 21.2 25.1 4.0 5.0 13 SV tự do, vô kỷ luật trong học
tập và NCKH của SV. 34.3 33.8 61.6 47.9 4.0 10.0 0 8.3 14 SV chấp hành tốt nội quy, quy
chế của nhà trường. 53.5 42.1 46.5 52.6 0 3.8 0 1.5
Từ số liệu trên, có thể rút ra một số nhận xét: Đa số cho rằng sinh viên có các biểu hiện hành vi phổ biến như: SV có lòng nhân ái, vị tha (65%-70%); Sinh viên thiếu ý thức trong học tập, lười học, chỉ học theo mùa thi (65.7%-60.4%); Sinh viên có thái độ phê phán những cái xấu (51.5%-61.7%); Một số sinh viên có thái độ sai trong thi cử (57.6%-54.1%); Vì lợi ích riêng nên sinh viên ganh đua, ít giúp đỡ nhau (59.6%- 51.6%); SV chỉ chú ý rèn luyện chuyên môn, ít chú ý rèn luyện toàn diện (58.6%- 53.6%); SV lo lắng cho tương lai nên chịu khó rèn luyện, chăm học 54.5%-51.1%;
Sinh viên thiếu tích cực, chủ động trong học tập (51.5%-54.1%).
Và cũng không ít SV có ý kiến không nhất trí khi cho rằng sinh viên hiện nay có những hành vi phổ biến như: SV ít tham gia các phong trào của khoa và nhà trường 25.3%; SV chỉ quan tâm đến các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy 25.1%; SV chỉ chú ý rèn luyện chuyên môn, ít chú ý rèn luyện toàn diện 18%; Vì lợi ích riêng nên sinh viên ganh đua, ít giúp đỡ nhau 14.8%; Sinh viên thiếu tích cực, chủ động trong học tập 14%; Sinh viên thiếu ý thức trong học tập, lười học, chỉ học theo mùa thi 12.8%; SV có lòng nhân ái, vị tha 12.5%.
Sinh viên có tư tưởng chạy chọt trong học tập, thi cử (70-80%); Vì lợi ích riêng nên sinh viên ganh đua, ít giúp đỡ nhau (70-78%); Sinh viên lười đi thư viện, không đọc tài liệu, chỉ học trong vở (76-78%); Sinh viên quá coi trọng vật chất, thương mại hoá các mối quan hệ (73-75%); Sinh viên ít tham gia các phong trào tập thể (68-70%);
Sinh viên kết bạn tràn lan (60-67%); Sinh viên có quan hệ bạn bè trong sáng, lành mạnh và sinh viên ít tham gia các phong trào xã hội, từ thiện (59-60%).
Chúng tôi thấy những ý kiến đánh giá về các biểu hiện hành vi của sinh viên không chênh lệch giữa hoàn toàn đồng ý và hoàn toàn không đồng ý, điều đó chứng tỏ rằng sự đánh giá là đáng tin cậy. Đa số sinh viên còn thiếu ý thức, thiếu chủ động trong học tập, còn nhiều hạn chế trong quan hệ với mọi người xung quanh.
Chính vì vậy những người làm công tác giáo dục cần có hướng giáo dục thống nhất cả về nhận thức cũng như hành động thì mới mong đạt được hiệu quả cao trong công tác đào tạo.