Thực trạng quản lý nội dung

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho sinh viên trường đại học ngoại ngữ đại học đà nẵng (Trang 56 - 62)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CHO SV TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ- ĐHĐN

2.4. Thực trạng quản lý công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho SV Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung

a. Kế hoạch hoá QLCTGĐNSVHĐ

Nghiên cứu về quản lý công tác kế hoạch hoá việc giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho SV, chúng nêu câu hỏi: “Thầy/ cô cho biết việc xây dựng kế hoạch quản lý công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho SV ở Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng được tiến hành như thế nào?”, kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.9.

Bảng 2.9. Kế hoạch hoá quản lý công tác giáo NSVHHĐ cho SV

TT Kế hoạch

Mức độ (%) Thường

xuyên

Thỉnh thoảng

Ít khi

Không bao giờ

1 Kế hoạch cho cả năm học. 87 13 0 0

2 Kế hoạch cho từng học kỳ. 85 13 0 0

3 Kế hoạch cho từng tháng. 0 0 11 89

4 Kế hoạch cho từng tuần. 0 0 10 90

5 Kế hoạch cho các ngày lễ, kỷ niệm. 89 10 1 0

6 Được lồng ghép vào kế hoạch hoạt động

ngoại khoá. 35.4 57.6 3.0 4.0

7 Được lồng ghép vào kế hoạch năm học. 55.6 40.4 0 4.0 Qua bảng trên chúng tôi thấy kế hoạch QLCTGDNSVHHĐ cho sinh viên Trường ĐHNN - ĐHĐN được xây dựng cho các ngày lễ, kỷ niệm là 89%; Cho cả năm 87% và từng học kỳ 85% thường xuyên có. Chưa có kế hoạch cho từng tháng. Vấn đề đặt ra là phải tăng cường kế hoạch hoá QLCTGDNSVHHĐ cho sinh viên không những ở cấp vĩ mô mà cả ở cấp cơ sở để kế hoạch được thực hiện và có hiệu quả cao.

Hơn nữa, do trường có hai cơ sở (41 Lê Duẩn và 131 Lương Nhữ Hộc), không có bộ phận chuyên trách quản lý công tác giáo dục NSVHHĐ cho SV, ít kinh nghiệm cho nên kế hoạch hoá QLCTGDNSVHHĐ cho sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng qua thực tế và kết quả điều tra cho thấy là rất cần thiết.

Biểu đồ 2.1. Kế hoạch hoá quản lý công tác giáo NSVHHĐ cho SV

b. Công tác tổ chức

Về công tác tổ chức, chúng tôi nêu câu hỏi: “Thầy/ cô cho biết, kế hoạch giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho SV Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng được triển khai bằng hình thức nào?”, kết quả được thể hiện trong bảng 2.10.

Bảng 2.10. Hình thức tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch

TT Hình thức triển khai

Mức độ (%) Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng Ít khi Không bao giờ

1 Theo kế hoạch (bằng văn bản) 56.6 36.4 7.1 0

2 Ra quyết định 50.5 49.5 0 0

3 Tập trung nghe phổ biến 35.4 42.4 22.2 0

4 Họp - thông báo 31.3 48.5 20.2 0

5 Họp - xây dựng - thông báo 30.3 46.5 23.2 0

6 Họp trực tuyến 34.3 49.5 16.2 0

7 Kết hợp các hình thức trên 26.3 46.5 23.2 4.0 Việc tổ chức triển khai kế hoạch thường xuyên: Bằng văn bản 56.6%; Ra quyết định 50.5%; Tập trung nghe phổ biến 35.4%; Họp trực tuyến 34.3%; Họp thông báo 31.3%...

Cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ dạy học đã được nhà trường trang bị, tuy nhiên vẫn còn thiếu thốn, việc đầu tư cho công tác giáo dục NSVHHĐ cho sinh viên chưa thỏa đáng nên việc kết hợp các hình thức trên chưa đồng bộ 26.3%. Hơn nữa việc tổ chức thực hiên do một bộ phận được phân công độc lập hoạt động, không có sự tham gia của sinh viên nên kết quả mang lại chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Biểu đồ 2.2. Hình thức tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch

c. Công tác chỉ đạo

Về công tác chỉ đạo phối hợp thực hiện, chúng tôi đã nêu câu hỏi: “Thầy/ cô cho biết, đánh giá của mình về việc phối hợp giữa các lực lượng quản lý công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho SV Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng được thực hiện như thế nào?”, kết quả thể hiện trong bảng 2.11.

Bảng 2.11. Nội dung chỉ đạo phối hợp thực hiện

TT Nội dung

Mức độ (%) Thường

xuyên

Thỉnh thoảng

Ít khi

Không bao giờ

1

Chỉ đạo việc thực hiện GDNSVHHĐ thông qua các phong trào hoạt động của Đoàn Thanh niên.

57.6 42.4 0 0

2 Chỉ đạo việc thực hiện GDNSVHHĐ thông

qua tiết sinh hoạt lớp của GVCN. 28.3 50.5 17.2 4.0

3

Chỉ đạo việc thực hiện GDNSVHHĐ thông qua nội dung giáo dục theo chủ điểm tháng, các ngày lễ lớn…

27.3 57.6 15.2 0

4

Chỉ đạo phòng công tác SV thực hiện GDNSVHHĐ thông qua tuần sinh hoạt công dân.

58.6 37.4 4.0 0

5 Chỉ đạo GVCN tổ chức sinh hoạt lớp hằng

tháng và đánh giá xếp loại rèn luyện của SV. 46.5 34.3 19.2 0

6

Chỉ đạo GVCN và phòng Công tác SV đánh giá xếp loại rèn luyện cho SV hằng năm dựa trên tiêu chí đánh giá việc thực hiện NSVHHĐ của SV.

55.6 40.4 4.0 0

7

Chỉ đạo việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động GDNSVHHĐ như cơ sở vật chất, chính sách.

36.4 52.5 7.1 4.0

Công tác chỉ đạo phối hợp được thực hiện thường xuyên: Chỉ đạo phòng công tác SV thực hiện GDNSVHHĐ thông qua tuần sinh hoạt công dân 58.6%;

Chỉ đạo việc thực hiện GDNSVHHĐ thông qua các phong trào hoạt động của Đoàn Thanh niên 57.6%; Chỉ đạo GVCN và phòng Công tác SV đánh giá xếp loại

rèn luyện cho SV hằng năm dựa trên tiêu chí đánh giá việc thực hiện NSVHHĐ của SV 55.6%...

Chỉ đạo việc thực hiện GDNSVHHĐ thông qua nội dung giáo dục theo chủ điểm tháng, các ngày lễ lớn…, được thực hiện thường xuyên 27.3%, nội dung này chưa được phối hợp thực hiện đạt yêu cầu đặt ra và công tác này không được các lực lượng trong nhà trường phối hợp cùng thực hiện.

Biểu đồ 2.3. Nội dung chỉ đạo phối hợp thực hiện

d. Kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường

Về công tác kiểm tra đánh giá, chúng tôi nêu câu hỏi: “Thầy/ cô cho biết, việc đánh giá kết quả rèn luyện của SV Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng được thực hiện như thế nào?”, kết quả thể hiện trong bảng 2.12.

Bảng 2.12. Đánh giá kết quả rèn luyện của SV

TT Nội dung

Mức độ (%) Thường

xuyên

Thỉnh thoảng

Ít khi

Không bao giờ 1 Thường xuyên theo tuần, theo tháng. 34.3 35.4 23.2 7.1

2 Theo học kỳ. 100 0 0 0

3 Theo năm học. 100 0 0 0

4 Có nội dung, tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng. 99 01 0 0 5 Không có nội dung, tiêu chuẩn cụ thể. 24.2 25.3 20.2 30.3

6 Đánh giá đầy đủ các mặt. 47.5 52.5 0 0

7 Chỉ chú trọng học tập. 23.2 42.4 15.2 19.2

8 Chỉ chú trọng nề nếp. 20.2 45.5 12.1 22.2

9 Chủ yếu do giáo viên chủ nhiệm hoặc khoa

đánh giá. 70.5 19.0 10.5 15.2

10 Chủ yếu do tập thể sinh viên đánh giá. 35.4 52.5 12.1 0 11 Phối hợp tự đánh giá của sinh viên với tập thể

sinh viên, khoa. 35.4 48.5 12.1 4.0

Biểu đồ 2.4. Đánh giá kết quả rèn luyện của SV

Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy việc đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng được tổ chức: Theo học kỳ và theo năm học 100%; Có sự phối hợp tự đánh giá của sinh viên với tập thể sinh viên, khoa 99%; Có nội dung tiêu chuẩn rõ ràng 90% và đánh giá đầy đủ các mặt và chủ yếu do tập thể sinh viên đánh giá 70.5%. Như vậy việc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên mang tính phiến diện, chỉ do tập thể sinh viên tự đánh giá, không có sự tham gia của tập thể sư phạm.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho sinh viên trường đại học ngoại ngữ đại học đà nẵng (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)