Đánh giá tính hợp lý, khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho sinh viên trường đại học ngoại ngữ đại học đà nẵng (Trang 83 - 124)

CHƯƠNG 3. QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤCNẾP SỐNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

3.3. Đánh giá tính hợp lý, khả thi của các biện pháp đã đề xuất

- Mục đích khảo nghiệm: Đánh giá tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.

- Phương pháp, hình thức khảo nghiệm: Quy trình xin ý kiến được tiến hành theo các bước sau:

+ Bước 1: Lập phiếu điều tra xin ý kiến (phụ lục );

+ Bước 2: Lựa chọn khách thể điều tra;

+ Bước 3: Phát phiếu điều tra;

+ Bước 4: Thu phiếu điều tra và định hướng kết quả nghiên cứu

- Nội dung khảo nghiệm: Trưng cầu bằng phiếu hỏi các đối tượng (100 phiếu):

Ban Giám hiệu, lãnh đạo các phòng chức năng, Ban Chủ nhiệm các khoa và trợ lý giáo vụ khoa, Ban chấp hành Đoàn trường, Hội sinh viên, Chủ nhiệm bộ môn và một số giảng viên có học hàm giảng viên chính, tiến sĩ.

Nội dung câu hỏi: “Xin thầy (cô) cho biết ý kiến của mình về tính cấp thiết và khả thi của 7 biện pháp đề xuất”, kết quả được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

TT Các biện pháp

Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%) Rất

cấp thiết

Cấp thiết

Không cấp thiết

Rất khả

thi

Khả thi

Không khả

thi 1 Nâng cao nhận thức, ý

thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, sinh viên.

5.3 94.7 0 14 86 0

2 Đa dạng hoá nội dung, hình thức và cải tiến phương pháp giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho sinh viên.

8.8 91.2 0 15 85 0

3 Tăng cường hoạt động quản lý kế hoạch hóa công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho sinh viên.

12.5 87.5 0 16.4 83.6 0

4 Tổ chức chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường.

7 93 0 15.5 84.5 0

5 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường.

14.3 85.7 0 21 77 2

TT Các biện pháp

Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%) Rất

cấp thiết

Cấp thiết

Không cấp thiết

Rất khả

thi

Khả thi

Không khả

thi 6 Phối hợp chặt chẽ các lực

lượng trong và ngoài nhà trường trong công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho sinh viên.

15 85 0 15.6 84.4 0

7 Xây dựng quy định về việc thực hiện nếp sống văn hoá học đường trong sinh viên.

16.4 81.6 2 12 85.7 2.3

Trung bình cộng 11.3 88.4 0.3 15.6 83.8 0.6

Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy: về tính rất cấp thiết và khả thi của các biện pháp:

- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, sinh viên rất: 94.7% cho rằng cấp thiết và 86% là khả thi.

- Đa dạng hoá nội dung, hình thức và cải tiến phương pháp giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho sinh viên: 91.2% cho rằng cấp thiết và 85% là khả thi.

- Tăng cường hoạt động quản lý kế hoạch hóa công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho sinh viên: 87.5% cho rằng cấp thiết và 83.6% là khả thi.

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường:

93% cho rằng cấp thiết và 84.5% là khả thi.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường: 85.7% cho rằng cấp thiết và 77% là khả thi.

- Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho sinh viên: 85% cho rằng cấp thiết và 84.4% là khả thi.

- Xây dựng quy định về việc thực hiện nếp sống văn hoá học đường trong sinh viên: 81.6% cho rằng cấp thiết và 85.7% là khả thi.

Kết quả kiểm chứng cho thấy 7 biện pháp đề xuất có tỉ lệ từ (76% - 94.7%) ý kiến cho rằng rất cấp thiết và tính khả thi có tỉ lệ từ (77% - 86%); tính rất cấp thiết bình quân là 86.84%; cấp thiết là 13%; không cấp thiết rất thấp 0.5%; tính khả thi bình quân là 83.65%; rất khả thi là 15.7% và không khả thi là 0.64%.

Những biện pháp QLCTGDNSVHHĐ cho SV mà chúng tôi đề xuất đã được đa số chuyên gia tham gia trưng cầu ý kiến tán thành; bình quân 88.4% ý kiến cho rằng cấp thiết, 83.8% ý kiến cho rằng khả thi và thực hiện được. Việc thực hiện các biện pháp trên một cách đồng bộ và có hiệu quả sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong QLCTGDNSVHHĐ cho SV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Tính cấp thiết Tính khả thi

Tiểu kết chương 3

Đầu tư cho con người là đầu tư cho sự phát triển, và nói đến con người, trước hết là nói đến tư tưởng, đạo đức, lối sống, NSVH. Giáo dục NSVHHĐ cho SV là một trong những mặt giáo dục quan trọng trong nhà trường. QLCTGDNSVHHĐ cho sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng cần được duy trì và thực hiện thường xuyên. Người cán bộ quản lý cần phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, nhất là vai trò của nó đối với việc hình thành nhân cách, ý thức của công dân tương lai; cần phải coi đây là nhiệm vụ chỉ đạo của người cán bộ quản lý chứ không đơn thuần là công tác của đoàn thể.

Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất 7 biện pháp QLCTGDNSVHHĐ cho sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng:

Một là, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, sinh viên.

Hai là, đa dạng hoá nội dung, hình thức và cải tiến phương pháp giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho sinh viên.

Ba là, tăng cường hoạt động quản lý kế hoạch hóa công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho sinh viên.

Bốn là, tổ chức chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường.

Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường.

Sáu là, phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho sinh viên.

Bảy là, xây dựng quy định về việc thực hiện nếp sống văn hoá học đường trong sinh viên.

Mỗi biện pháp đề xuất đều có mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành, điều kiện thực hiện khi tổ chức thực hiện các biện pháp đề ra. Các biện pháp được thiết kế nhằm tác động vào tất cả các khâu của quá trình quản lý, kể cả các chủ thể tham gia vào quá trình này, tác động vào tất cả các thành tố của quá trình GDNSVHHĐ cho SV, nhờ đó sẽ tác động tổng hợp và đồng bộ đến quản lý công tác GDNSVHHĐ cho SV Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng.

Các biện pháp trên phải được thực hiện một cách đồng bộ và có hệ thống. Hiệu quả sẽ thấp và ít có ý nghĩa khi thực hiện đơn lẻ từng biện pháp.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ những kết quả phân tích ở trên, chúng tôi rút ra một số kết luận tổng quát sau:

Nếp sống văn hóa học đường là những nét đẹp trong toàn bộ môi trường sư phạm: từ môi trường cơ sở vật chất, môi trường quan hệ, môi trường công việc. Những nét đẹp đó được thể hiện trong hành vi của thầy, của trò, của cán bộ quản lý và nhân viên trong nhà trường. Văn hoá học đường là một môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp, vấn đề xây dựng văn hoá học đường phải được coi là trọng tâm và quan trọng nhất trong từng trường học. Nếu môi trường học đường thiếu văn hoá thì không thể làm được chức năng truyền tải những giá trị kiến thức nhân văn cho thế hệ trẻ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay cần phải đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, một trong những vấn đề quan trọng cần được thực hiện là phải chuyển mạnh quá trình giáo dục từ truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất của người học, chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Các trường đại học cần tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn, giáo dục và đào tạo SV không chỉ có đầy đủ kiến thức, kĩ năng thực hành mà còn cần có lý tưởng cách mạng, đạo đức tốt, lối sống trong sáng để trở thành công dân có trách nhiệm, lao động cần cù, có sức khỏe, có tri thức và sáng tạo.

Quản lý công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường là tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong việc huy động, tổ chức, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, giám sát, ... một cách có hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp, tạo ra môi trường thuận lợi, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, giúp mọi thành viên trong nhà trường quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy và học, tích cực hoạt động vì sự phát triển chung của nhà trường.

Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 709/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2002 của Chính phủ, với sứ mạng đào tạo nâng cao tri thức về ngôn ngữ, văn hóa nhân loại nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 chọn là một trong năm Trung tâm Ngoại ngữ khu vực với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, khảo sát, năng lực ngoại ngữ, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ. Qua khảo sát quản lý công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho sinh viên trường

Đại học Ngoại ngữ - ĐHĐN bên cạnh những mặt mạnh vẫn còn những hạn chế nhất định. Từ thực trạng nêu trên, để tăng cường công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục NSVHHĐ cho SV, chúng tôi đề xuất những biện pháp sau đây:

1/ Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, SV.

2/ Đa dạng hoá nội dung, hình thức và cải tiến phương pháp giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho SV.

3/ Tăng cường hoạt động quản lý kế hoạch hóa công tác GDNSVHHĐ cho SV.

4/ Tổ chức chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác GDNSVHHĐ.

5/ Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá công tác GDNSVHHĐ.

6/ Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho SV.

7/ Xây dựng quy định về việc thực hiện nếp sống văn hoá học đường trong SV.

Tất cả các biện pháp trên, qua khảo nghiệm, đều được đánh giá có tính cấp thiết và tính khả thi cao.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Đại học Đà Nẵng

Quan tâm đầu tư hơn nữa về mọi mặt cho việc QLCTGDNSVHHĐ cho sinh viên, cụ thể là: Xây dựng bộ máy chuyên trách đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý. Đầu tư hơn nữa cho công tác kế hoạch trong đó có kế hoạch dài hạn và kế hoạch cụ thể cho từng năm học.

Quy định việc QLCTGDNSVHHĐ cho sinh viên là nội dung đánh giá đối với cán bộ giảng dạy đồng thời cần có chế độ thoả đáng để khuyến khích động viên họ.

2.2. Đối với Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng và các tổ chức đơn vị trong trường

Nhà trường ban hành những quy định và những chế độ trong CTGDNSVHHĐ cho sinh viên để quản lý thống nhất giữa các khoa và phòng ban chức năng trong trường. Thực hiện chế độ báo cáo giao ban định kỳ để theo dõi CTGDNSVHHĐ cho sinh viên, kịp thời chỉ đạo những vấn đề nảy sinh từ phía sinh viên như: quyền lợi, tâm tư nguyện vọng của sinh viên.

Thường xuyên tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, thực tập, thực tế, tạo ra sân chơi lành mạnh và bổ ích cho sinh viên, phải bảo đảm cung cấp những tri thức về hệ thống chuẩn mực giá trị đạo đức của dân tộc. Tổ chức những phong trào học tập nâng cao tay nghề để rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, khơi dậy trong lòng sinh viên tình cảm và đạo đức lương tâm nghề nghiệp.

Tăng cường giao lưu học hỏi đối với các trường đại học khác có phương pháp quản lý công tác GDNSVHHĐ có hiệu quả.

Tăng cường các biện pháp QLCTGDNSVHHĐ cho sinh viên trong các hoạt động dạy học ở trên lớp, tức là giáo viên bộ môn phải có trách nhiệm đưa vào bài giảng một số nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, pháp luật, truyền thống của đất nước mà sinh viên đang học nhằm khơi dậy lòng tự hào dân tộc, biết gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá, các truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình.

Đầu tư cơ sở vật chất kinh phí, đổi mới phương pháp GDNSVHHĐ phù hợp với tình hình thực tế đảm bảo hiệu quả giáo dục.

Gần gũi với sinh viên để nắm bắt kịp thời diễn biến tư tưởng của sinh viên, từ đó có định hướng và biện pháp giáo dục thích hợp hoặc ngăn chặn kịp thời những biểu hiện, hành vi xấu ảnh hưởng đến tập thể sinh viên và uy tín của nhà trường.

Cải tiến nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động GDNSVHHĐ cho SV. Kết hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tạo dư luận, sức mạnh để cảm hoá, ngăn chặn những hành vi vi phạm đạo đức, lối sống, pháp luật nhằm xây dựng môi trường lành mạnh trong sáng giúp sinh viên hoàn thiện nhân cách tốt đẹp.

Đối với CBVC, giảng viên: Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức, luôn là tấm gương sáng để SV học tập và noi theo.

2.3. Đối với sinh viên và gia đình của sinh viên

Đối với sinh viên: Bản thân từng sinh viên phải chấp hành tốt mọi nội quy, quy chế quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Đại học Đà Nẵng và của trường, tích cực tham gia sinh hoạt tập thể, hoạt động Đoàn, Hội. Sinh viên phải xây dựng cho mình nhu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao, khả năng kiểm tra và điều chỉnh hoạt động của mình sao cho phù hợp với thực tế cuộc sống mà mục đích đề ra.

Sinh viên cần cảnh giác và đấu tranh với những tệ nạn xã hội, tự giác rèn luyện tu dưỡng một cách thường xuyên. Sinh viên cần phải biết lập kế hoạch tự giáo dục NSVHHĐ cho bản thân, phát huy tính tự lập, quyền chủ động phát triển năng lực nội sinh của mình trong cuộc sống. Có trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy NSVHHĐ của mỗi sinh viên.

Đối với gia đình: Cha mẹ phải ý thức được mục đích hình thành cho con cái những phẩm chất cần thiết, đó là: lòng nhân ái và tinh thần trách nhiệm coi như sự bảo lãnh cho tương lai của sinh viên, của gia đình và xã hội. Cha mẹ cần tạo điều kiện để sinh viên được rèn luyện bản thân mình trong đời sống gia đình và cha mẹ cần quy định cho sinh viên những trách nhiệm cụ thể, tinh thần trách nhiệm với hành vi, cử chỉ lời nói của mình, trách nhiệm với hoạt động chung của gia đình và những trách nhiệm xã hội.

Gia đình phải là nơi thuận lợi nhất để giáo dục sinh viên lòng thương người, cảm

thông, chia sẻ, giúp đỡ người khác.

Gia đình cần quan tâm hơn đến tình hình học tập, rèn luyện của con em của mình bằng cách thường xuyên liên lạc với trường, phòng Công tác Sinh viên và khoa đào tạo để kịp thời phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục sinh viên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đặng Quốc Bảo (1997), Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

[2] Ban Bí thư (2019) Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

[3] Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013.

[4] Bộ GD&ĐT (2014), Văn bản số 314/TB-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2014.

[5] Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Mỹ Lộc (1996), Lý luận đại cương về quản lý, Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo.

[6] Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị.

[7] Chỉ thị số 40/CT-BGD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua.

[8] Chỉ thị 42/CT-TW, ngày 24/3/2015 của Ban chấp hành Trung ương Đảng.

[9] Vũ Dũng (1997), “Nếp sống của SV”, Tạp chí Thông tin Khoa học Thanh niên, số tháng 3/1997.

[10] Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

[11] Phạm Duy Đức (2008), Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về văn hóa, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[12] Trần Thị Tùng Lâm (2017), Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho SV các trường đại học ở Hà Nội hiện nay – Qua khảo sát một số trường đào tạo các nghành Kỹ thuật, luận án tiến sỹ Chính trị học, Hà Nội.

[13] Các Mác (1959), Tư bản, quyển 1, tập 2, Nhà xuất bản sự thật Hà Nội [14] Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[15] Mikônzacov (1994), Cơ sở lý luận của khoa học quản lý, Trường cán bộ quản lý Giáo dục – Đào tạo Trung ương 1 và Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.

[16] Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VII), ngày 4-12-1991, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

[17] Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII), ngày 16/7/1998, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

[18] Đỗ Thị Như Quỳnh (2014), Biện pháp quản lý giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho SV Trường Cao đẳng Phương Đông Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục.

[19] Lê Quang Sơn (2014), Quản lý hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho sinh viên trường đại học ngoại ngữ đại học đà nẵng (Trang 83 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)