CHƯƠNG 3. QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤCNẾP SỐNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
3.1. Các nguyên tác đề xuất một số biện pháp
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường
Mục tiêu: Đánh giá đúng thực chất hoạt động GDNSVHHĐ của nhà trường.
Thông qua kiểm tra, đổi mới phương pháp đánh giá công tác GDNSVHHĐ tạo động lực thi đua trong nhà trường về công tác GDNSVHHĐ. Đánh giá công tác GDNSVHHĐ của nhà trường phải có tiêu chí cụ thể, tránh chung chung và có cơ sở pháp lý.
Nội dung:
Kiểm tra, đánh giá công tác GDNSVHHĐ của CBQL nhà trường để nắm bắt thực tế về công tác GDNSVHHĐ trong nhà trường;
- Xây dựng và thực hiện đánh giá công tác GDNSVHHĐ cho SV theo bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại đối với CBQL, GV và SV, đưa vào tiêu chuẩn bình xét thi đua, khen thưởng;
- Cùng với đó, nội dung kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính thực tiễn, dân chủ, các cấp tự đánh giá kết quả mình đã thực hiện;
- Kết quả công tác kiểm tra, đánh giá phải thể hiện qua kết luận một cách khách quan, chính xác, toàn diện về chất lượng công tác GDNSVHHĐ; kịp thời giải quyết các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc về công tác GDPL; đánh giá trình độ, năng lực, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các chủ thể thực hiện GDNSVHHĐ; đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDNSVHHĐ.
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định của cấp trên, của nhà trường về công tác GDNSVHHĐ cho SV. Đánh giá hiệu quả chất lượng giáo dục (những chuyển biến về nhận thức, thái độ và chuyển biến về biểu hiện NSVHHĐ của SV). Đánh giá việc sử dụng các nguồn lực cho công tác GDNSVHHĐ cho SV. Rút kinh nghiệm để kịp thời điều chỉnh
Cách thức tiến hành: Kiểm tra, đánh giá về công tác GDNSVHHĐ cho SV phải căn cứ theo qui định hiện hành của Bộ GD&ĐT. Theo đó, cần thực hiện:
- Xây dựng tiêu chí, công cụ để làm căn cứ kiểm tra, đánh giá;
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kỳ;
- Bố trí nhân lực cho công tác kiểm tra, đánh giá đảm bảo về số lượng và chất lượng, đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung kiểm tra, đảm bảo tính trung thực, khách quan, chính xác, công bằng trong đánh giá.
Điều kiện thực hiện:
- Ban giám hiệu, thủ trưởng các phòng, khoa chức năng trong nhà trường nhận thức đúng và đầy đủ về tầm quan trọng của công tác GDNSVHHĐ cho SV.
- Xây dựng và ban hành bộ Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác GDNSVHHĐ trong nhà trường, tạo được sự đồng thuận cao để triển khai, thực hiện.
- Xây dựng đội ngũ CBQL, GV cốt cán có phẩm chất đạo đức, có năng lực và uy tín để thực hiện công tác kiểm tra, đổi mới đánh giá về công tác GDNSVHHĐ.
3.2.6. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho SV
Mục tiêu: Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho SVcó ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng nhân cách người học mà gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người; song giáo dục nhà trường vẫn đóng vai trò quan trọng; còn xã hội chính là trường học lớn để con người rèn luyện và trưởng thành. Vậy nên, để tăng cường công tác GDNSVHHĐ và QLCTGDNSVHHĐ cho GDNSVHHĐ, các nhà quản lý cần phải có kế hoạch tổng thể và chi tiết, tạo ra một thể thống nhất, đồng thuận trong suy nghĩ, trong nhận thức cũng như trong hành động, hay nói khác là phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên, các tổ chức chính trị trong và ngoài nhà trường, có như vậy, công tác GDNSVHHĐ và QLCTGDNSVHHĐ cho SV mới đem lại kết quả như mong muốn.
Nội dung:
Quán triệt trong toàn trường thực hiện nghiêm túc các văn bản, quy định của nhà nước về việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục SV, như Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”.
Nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí để các tổ chức xã hội hỗ trợ trong việc tổ chức công tác GDNSVHHD cho sinh viên; phối hợp với gia đình và xã hội làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng các quỹ học bổng khuyến học, khuyến tài, quỹ tài năng trẻ để hỗ trợ SV gặp khó khăn, khen thưởng động viên kịp thời SV có thành tích trong học tập và rèn luyện.
Chú trọng việc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình thông qua vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, Phòng CTSV qua điện thoại và các phương tiện truyền thông qua mạng internet rất thông dụng hiện nay như thư điện tử, zalo, viber, messenger, facebook… để nắm bắt kịp thời những biểu hiện lệch lạc của SV.
Cách thức tiến hành:
1/ Tổ chức hội thảo, nói chuyện chuyên đề về GDNSVHHĐ, QLCTGĐNSVHĐ cho SV có sự tham gia và báo cáo tham luận của các lực lượng xã hội, tổ dân phố, công an khu vực… để họ nắm bắt được tình hình đạo đức, lối sống của sinh viên một
cách cụ thể;
2/ Làm tốt công tác tuyên truyền vận động đến từng Đảng viên, các lực lượng xã hội và nhân dân về công tác giáo dục để họ hiểu rõ vai trò, vị trí của giáo dục trong từng gia đình, địa phương, của đất nước trong việc phát triển kinh tế – xã hội, để họ thấy được trách nhiệm của gia đình và xã hội đối với giáo dục chứ không thể khoán cho nhà trường;
3/ Công an chịu trách nhiệm cùng với nhà trường giáo dục những SV vi phạm pháp luật, ngăn chặn những hành vi phạm pháp trong SV (nghiện hút, cờ bạc, trộm cắp…), bảo đảm an ninh trật tự, môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường…;
4/ Các cơ quan doanh nghiệp quan tâm đến các hoạt động của sinh viên bằng hiện vật và tham gia cùng nhà trường phát thưởng trao học bổng, tuyên dương khen thưởng sinh viên có thành tích trong học tập và rèn luyện… Từng học kỳ, năm học tổ chức phát học bổng cho SV nhằm động viên kịp thời sinh viên có thành tích trong học tập và rèn luyện, hỗ trợ những SV có hoàn cảnh khó khăn đột xuất, vượt khó vươn lên.
5/ Huy động kinh phí từ các đoàn thể, cơ quan, xí nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nhà trường để xây dựng phòng truyền thống, mua sắm trang thiết bị phục vụ học tập và sinh hoạt cho sinh viên, tổ chức Hội thảo, chi khen thưởng, hỗ trợ học bổng, giúp đỡ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, mua thêm các đầu sách, tài liệu tham khảo cho thư viện…
Điều kiện thực hiện: Nhà trường cần phải thấy vai trò quan trọng của các lực lượng xã hội đối với công tác này. Phải tuyên truyền đến các lực lượng xã hội, phải tranh thủ mọi khả năng có thể để bảo đảm sự phối kết hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội. Tăng cường các hoạt động thúc đẩy sự tham gia của các lực lượng xã hội trong việc hỗ trợ kinh phí cũng như các nguồn lực khác cho công tác GDNSVHHĐ cho sinh viên. Thường xuyên tổ chức họp giao ban, kiểm tra những công việc đã làm được và chưa làm được để có những biện pháp hữu hiệu hơn.
3.2.7. Xây dựng quy định về việc thực hiện nếp sống văn hoá học đường trong SV Mục tiêu: Đảm bảo tính nghiêm túc hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện SV tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng; Xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học; Thể hiện tính văn minh, lịch sự, tôn trọng mọi người và tôn trọng bản thân; góp phần giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống lành mạnh cho SV.
Nội dung: Những quy định cụ thể a/ Quy định về trang phục
1/ CBVC, giảng viên, sinh viên phải đeo thẻ sinh viên khi đến trường…
2/ Trang phục khi đến trường phải gọn gàng, lịch sự: áo sơ mi; quần âu, váy dài nữ khuyến khích nữ mặc áo dài; đầu tóc phải gọn gàng, không mặc các loại trang phục như: áo hở vai, hở lưng, hở nách, áo quá ngắn, quần sooc, váy ngắn… và các loại trang phục phản cảm khác; không nhuộm màu tóc khác biệt, phản cảm; đi giày hoặc dép có quai hậu; trong giờ học môn Giáo dục thể chất trang phục theo quy định;
b/ Quy định về giao tiếp và ứng xử
1/ Khi giao tiếp phải thể hiện tác phong, tư cách của người giảng viên, CBVC gương mẫu trong lời nói, cử chỉ và hành động; đối với thầy, cô, CBVC và khách phải kính trọng, lễ phép; đối với bạn bè phải tôn trọng, thân ái và sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện.
2/ SV phải đứng chào khi giảng viên vào lớp và khi kết thúc giờ giảng.
3/ Không sử dụng điện thoại di động, mất trật tự trong giờ học, sinh hoạt và hội họp. Không nói tục, chửi bậy, chửi thề; không xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể của người khác.
4/ Nghiêm cấm hút thuốc lá, sử dụng đồ ăn, nước uống có cồn trên giảng đường, trong lớp học và trong các hoạt động tập thể khác.
5/ Quan hệ bạn bè trong sáng, lành mạnh phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; nghiêm cấm những hành vi không lành mạnh trong khuôn viên nhà trường.
c/ Quy định về bảo vệ tài sản
1/ SV phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ và sử dụng an toàn, tiết kiệm, có hiệu quả tài sản của nhà trường và của cá nhân.
2/ Khi tham gia các hoạt động được tổ chức tại các Hội trường phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ trang thiết bị trong Hội trường. Nghiêm cấm đưa vào Hội trường các chất dễ gây cháy, nổ, đồ ăn, thức uống; xê dịch các trang thiết bị, vật dụng trong Hội trường…
d/ Quy định về giữ gìn an ninh trật tự
1/ Phải chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của Bộ, của Đại học Đà Nẵng và của nhà trường.
2/ SV phải để xe đúng nơi quy định, tuyệt đối không đi xe đạp, xe gắn máy trong khuôn viên sân trường. Chơi thể thao đúng nơi quy định.
3/ Không phát ngôn hoặc có các hình thức, hành vi xuyên tạc nội dung giáo dục, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
4/ Không tham gia các hội nhóm truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo, tuyên truyền chống phá Nhà nước; không tham gia biểu tình, lập hội và các hình thức hoạt động khác trái với quy định của pháp luật.
5/ Không tham gia tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan; cấm in sao, phát tán, sử dụng các tài liệu có nội dung phản động, bạo lực, đồi trụy. Không
được truy cập vào các Website không lành mạnh.
e/ Quy định về an toàn giao thông
1/ Phải tuyệt đối chấp hành Luật Giao thông đường bộ.
2/ Có văn hóa khi tham gia giao thông, trong những giờ cao điểm (vào học, tan học) không tụ tập ở khu vực cổng trường gây ách tắc giao thông.
g/ Quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường
1/ SV phải có ý thức trách nhiệm giữ gìn vệ sinh, cảnh quan, môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định, góp phần xây dựng nếp sống văn minh, trường xanh, sạch, đẹp.
2/ Không được tự ý treo băng rôn, biểu ngữ, dán áp phích, posters quảng cáo, các loại thông báo: Gia sư, tìm vật rơi, hội họp, đăng ký học... khi chưa được sự cho phép của nhà trường
3/ Không chặt, phá, bẻ cành, hái hoa các loại cây trong khuôn viên nhà trường.
h/ Quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm
1/ Thực hiện nghiêm túc quy định này là một trong những tiêu chí xét thi đua, khen thưởng đối với SV và đối với các đơn vị phòng, khoa.
2/ SV có thành tích xuất sắc trong thực hiện quy định này sẽ được nhà trường xem xét khen thưởng.
3/ SV vi phạm một trong các nội dung của quy định này sẽ bị xử lý theo các hình thức dưới đây:
TT
Nội dung vi
phạm
Hình thức xử lý
(Số lần tính trong năm học) Ghi chú Vi phạm lần 1 Vi phạm lần 2 Vi phạm lần
3 1 Trang phục Nhắc nhở Khiển trách, trừ
điểm rèn luyện
Cảnh cáo, trừ điểm rèn luyện
Trường hợp vi
phạm lần thứ tư trở đi sẽ bị xử
lý ở mức cao
hơn.
2 Giao tiếp và ứng
xử Nhắc nhở Khiển trách, trừ
điểm rèn luyện
Cảnh cáo, trừ điểm rèn luyện 3 An ninh trật tự Khiển trách, trừ
điểm rèn luyện
Cảnh cáo, trừ điểm rèn luyện
Đình chỉ học tập 1 năm học 4 An toàn giao
thông Nhắc nhở Khiển trách, trừ
điểm rèn luyện
Cảnh cáo, trừ điểm rèn luyện
5
Giữ gìn vệ sinh, cảnh quan, môi trường
Nhắc nhở Khiển trách, trừ điểm rèn luyện
Cảnh cáo, trừ điểm rèn luyện