CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
2.3. Một số mô hình đo lường điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp
2.3.6. Mô hình của Rahman & Shahrur (2008)
Dựa trên cơ sở mô hình điều chỉnh Jones (1991) và mô hình do Kothari và cộng sự (2005) đề xuất liên quan tới việc bổ sung biến ROA, các tác giả Rahman & Shahrur (2008) bổ sung thêm biến độc lập liên quan tới sự tăng trưởng của công ty, cụ thể đó là biến Tỷ số giữa giá trị sổ sách so với giá thị trường, xuất phát từ những gợi ý của các nghiên cứu trước (McNichols, 2002; Cohen và cộng sự, 2005) cho rằng công ty có cơ hội tăng trưởng cao thì có xu hướng có phần giá trị dồn tích cao.
TAit
= β0
1 + β1 ∆REVit - ∆RECit
+ β2 PPEit
+ β3 ROAit + β4 BMit + ɛit
Ait-1 At-1 Ait-1 At-1
Trong đó:
ROA: Tổng lợi nhuận thuần/Tổng tài sản bình quân BM: Giá trị sổ sách vốn CSH / Giá trị thị trường vốn CSH
Nhiều tác giả sử dụng mô hình này trong đo lường DA (Fathi, 2013;
Charfeddine, Riahi & Omri, 2013) khi nghiên cứu về ĐCLN.
Trước đây, Healy (1985) và DeAngelo (1986) có đưa ra những mô hình đo lường tổng dồn tích với những giả định chưa thực sự hợp lý liên quan đến phần dồn tích điều chỉnh được và không điều chỉnh được. Sau đó, Mô hình Jones (1991) ra đời và tạo nên tiếng vang lớn trong đo lường phần giá trị tổng dồn tích.
Ngay khi được công bố, Mô hình gốc Jones (1991) được vận dụng nhiều trong các nghiên cứu về ĐCLN và sau đó mô hình này trở thành cơ sở cho sự phát triển của các mô hình khác điều chỉnh từ Mô hình Jones (1991), trong đó có mô hình nổi tiếng như mô hình điều chỉnh Jones của Dechow, Sloan & Sweeney (1995).
Bảng 2.1 tổng kết các công trình nghiên cứu đo lường ĐCLN thì thấy mô hình Jones (1991) và sau đó là mô hình điều chỉnh Jones (1995) được sử dụng rộng rãi ngay từ khi được công bố (Kang & Sivaramakrishnan, 1995; Young, 1999; Kasznik, 1999) cho đến những năm gần đây (Fathi, 2013; Phan Thị Thùy Dương, 2015), từ các nước phát triển như Mỹ (Alsharairi và Salama, 2012), Pháp (Fathi, 2013) cho tới các nước đang phát triển như Tunisia (Chargeddine, Riahi và Omri, 2013), Việt Nam (Phan Thị Thùy Dương, 2015). Trên thực tế, có những tác giả cũng xây dựng các mô hình mới nhưng hầu như cũng đều là dựa trên công trình của Jones (1991) hoặc Dechow, Sloan
& Sweeney (1995), ví dụ Kothari và cộng sự (2005), Rahman và Shahrur (2008) hay Yoon và cộng sự (2006), Yoon và Miller G. (2002), Yoon và Miller G.A (2002).
Những mô hình này cũng được ứng dụng trong các nghiên cứu nhưng tần suất xuất hiện không nhiều. Mặc dù có nhiều ý kiến về những hạn chế của mô hình Jones (1991), nhưng cho tới nay, đây vẫn là một công cụ đắc lực được áp dụng trong các dòng nghiên cứu thực chứng về điều chỉnh lợi nhuận.
Luận án trình bày một số mô hình cơ bản liên quan tới việc đo lường hành vi điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp (thông qua giá trị dồn tích có thể điều chỉnh DA). Trong phạm vi của luận án, mô hình gốc Jones (1991) được lựa chọn để xác định phần giá trị dồn tích DA bởi vì đây là mô hình gốc quan trọng, là cơ sở cho sự xuất hiện của nhiều mô hình đo lường ĐCLN phổ biến hiện hành (gọi chung là các mô hình điều chỉnh từ Jones (1991)). Việc lựa chọn mô hình gốc Jones (1991) để kiểm chứng tại TTCK Việt Nam là cần thiết và sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu sau này tại Việt Nam ứng dụng tiếp mô hình Jones (1991) cũng như các mô hình phát triển từ Jones (1991).
36
Bảng 2.1. Tổng kết các công trình nghiên cứu đo lường điều chỉnh lợi nhuận
TÁC GIẢ QUỐC GIA DỮ LIỆU MÔ HÌNH SỬ DỤNG Ghi chú
Healy (1985) US (1968-1980): 239 DN Phát triển Mô hình Healy (1985)
DeAngelo (1986) US (1973-1982): 64 DN Phát triển mô hình De Angelo (1986)
Jones (1991) US (1980-1980): 23 DN Phát triển mô hình Jones (1991)
Dechow, Sloan và Sweeney (1995) US (1950- 1991): 4 mẫu, mỗi mẫu lựa chọn ngẫu nhiên khoảng 1.000 quan sát
5 mô hình: Healy (1985), DeAngelo (1986), Jones (1991), Mô hình ngành (Dechow và Sloan, 1991), phát triển Mô hình Jones điều chỉnh (1995)
Kang & Sivaramakrishnan (1995) US Dữ liệu PST & Research 1992, 2.829 DN
Mô hình Jones điều chỉnh (1995), thêm biến chi phí
Young (1999) UK (1993-1996): 1.987 quan sát 5 mô hình: Healy (1985), DeAngelo (1986), Mô hình điều chỉnh từ DeAngelo (1986): Friedlan (1994), Mô hình Jones (1991), Mô hình Jones điều chỉnh (1995)
Kasznik (1999) US (1987-1991): 383 DN, 522 quan
sát
Mô hình Jones điều chỉnh (1995), kết hợp CFO
Yoon và Miller G.A (2002) Hàn Quốc (1994-1997): 663 DN , 2033 quan sát
Mô hình Jones điều chỉnh (1995)
Mô hình Kang & Sivaramakrishnan (1995)
Yoon và Miller G. (2002) Hàn Quốc (1995-1997): 249 DN giai đoạn Từ Mô hình Jones điều chỉnh (1995), xây dựng mô hình
37
TÁC GIẢ QUỐC GIA DỮ LIỆU MÔ HÌNH SỬ DỤNG Ghi chú
SEO mới cho Hàn Quốc
Yoon và cộng sự (2006) Hàn Quốc (1995-2001): 2.895 quan sát Từ Mô hình Jones điều chỉnh (1995), xây dựng mô hình mới cho Hàn Quốc
Kothari và cộng sự(2005) US (1959-1998): 94.045 quan sát Xây dựng Mô hình Kothari và cộng sự (2005) từ Mô hình Jones (1991) và Mô hình Jones điều chỉnh (1995), thêm ROA
Rahman và Ali (2006) Malaysia (2002-2003), 97 DN Mô hình Jones điều chỉnh (1995), bỏ PPE
Teshima & Shuto (2008) Japan (1991-2000): 18.163 quan sát Mô hình Jones điều chỉnh (1995), kết hợp CFO (Kaznik, 1999)
Johari và cộng sự (2008) Malaysia (2002—2003): 598 quan sát, 234 DN
Mô hình Jones (1991)
Sahlan (2011) Malaysia 1994-2007:92 công ty Mô hình Jones điều chỉnh (1995)
Islam, Ali và Ahmad (2011) Bangladesh (1985-2005): 142 DN Mô hình của Yoon và cộng sự (2006) (phù hợp với các nước châu Á)
Ghosh (2011) India 2005: 677 DN Mô hình Jones (1991)
Fakhfakh và Nasfi (2012) Pháp (1998 - 2008): 87 DN Dechow và cộng sự (2003) Nassirzadeh, Salehi và Alaei (2012) Iran (2006 - 2010): 114 DN Mô hình Jones điều chỉnh (1995)
38
TÁC GIẢ QUỐC GIA DỮ LIỆU MÔ HÌNH SỬ DỤNG Ghi chú
Alsharairi và Salama (2012) US (1999-2008): 661 DN Mô hình Jones điều chỉnh (1995) Ardison, Martinez và Galdi (2012) Brazil (1994-2010): 3.725 quan sát Mô hình Jones điều chỉnh (1995)
Mô hình Kang & Sivaramakrishnan (1995) Chargeddine, Riahi và Omri (2013) Tunisia (2003 - 2009): 19 DN, 133 quan
sát
Mô hình Jones điều chỉnh (1995) Mô hình Kothari và cộng sự (2005) Mô hình Raman và Shahrur (2008)
Fathi (2013) Pháp (2004 - 2008): 101 DN Mô hình Raman và Shahrur (2008)
Gửksel Acar ( 2013) Turkey 2008 Kothari và cộng sự (2005)
Alves (2012) Portugal (2002-2007): 303 quan sát Mô hình Jones (1991), Mô hình Jones điều chỉnh (1995) Januarsi, Badina và Febrianti (2014) Indonesia (2009-2011): 141 DN Mô hình Jones điều chỉnh (1995), kết hợp CFO (Kaznik,
1999) Phan Thị Thùy Dương (2015) Việt Nam 2012-2013, dữ liệu quý, 24 công
ty phát hành thêm cổ phiếu và 220 công ty cùng ngành (11 ngành)
Mô hình Jones điều chỉnh (1995)
Khalil (2010) Egypt (2004-2007): 1.577 quan sát Mô hình Jones điều chỉnh (1995)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
39
2.4. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp
Nội dung tổng quan khái quát, phân tích các nghiên cứu trong nước và quốc tế về các nhân tố ảnh hưởng tới điều chỉnh lợi nhuận. Ngoài việc tổng quan các mô hình ĐCLN, luận án tập trung vào việc tổng kết những nghiên cứu liên quan về các nhân tố ảnh hưởng tới điều chỉnh lợi nhuận, làm cơ sở cho nghiên cứu trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam.
Các nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận nói chung hay những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới điều chỉnh lợi nhuận nói riêng thường được tiến hành rộng rãi tại các nước phát triển như Pháp (Fathi, 2013), UK (Marinakis, 2011), US (Li, 2010) hay Canada (Othman và Zeghal, 2006). Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu cũng được tiến hành tại các thị trường mới nổi và tại các nước đang phát triển như Iran, Tusiana, Malaysia (Gumanti, 1996; Rahman và Ali, 2006; Sahlan, 2011; Nassirzaeh, Salehi và Alaei, 2012; Charfeddine, Riahi và Omri, 2013). Một điểm khác biệt rất dễ nhận thấy đó là có những nghiên cứu được tiến hành với một tổ hợp các nhân tố ảnh hưởng trong khi một số nghiên cứu khác lại chỉ đi tìm hiểu sâu một nhân tố cụ thể.
Nghiên cứu của Charfeddine, Riahi và Omri (2013) tại Tunisia phân chia các nhân tố ảnh hưởng thành nhóm nhân tố “thúc đẩy” và “hạn chế”. Nhóm “thúc đẩy” là nhóm 3 biến thuộc đặc điểm doanh nghiệp như hệ số nợ, quy mô công ty, hiệu quả hoạt động kinh doanh.; nhóm “hạn chế” gồm các biến về đặc điểm HĐQT, cấu trúc sở hữu, kiểm toán và chính sách cổ tức. Fathi (2013) nghiên cứu tại Pháp thì lại chia nhóm “đặc điểm công ty” và “cơ chế kiểm soát”, trong đó “đặc điểm công ty” bao gồm hệ số nợ, hiệu quả hoạt động, ngành và tình trạng niêm yết; “cơ chế kiểm soát”
bao gồm đặc điểm HĐQT, cấu trúc sở hữu và kiểm toán. Tại Malaysia, Sahlan (2011) nghiên cứu nhóm các biến liên quan tới đặc điểm hội đồng quản trị, kiểm toán, cấu trúc sở hữu và quy mô công ty. Li (2010) nghiên cứu tại Mỹ chỉ nghiên cứu nhóm các nhân tố thuộc đặc điểm doanh nghiệp ảnh hưởng tới việc ưu tiên điều chỉnh lợi nhuận nhằm tránh các ngưỡng thu nhập lỗ, ngưỡng thu nhập giảm và ngưỡng giảm đột ngột so với kỳ vọng, nhóm đặc điểm này gồm: Quy mô công ty, Triển vọng phát triển, Khối lượng giao dịch, Sự chính xác của dự đoán, Sự phân tán của dự đoán.
Khác với các tác giả trên, nhiều công trình lại đi theo hướng tập trung tìm hiểu sâu một nhân tố cụ thể. Kim và cộng sự (2003) tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa Quy mô công ty và điều chỉnh lợi nhuận. Một số tác giả lại tìm hiểu về cấu trúc sở hữu (Siregar và Utama, 2008) hay hệ số nợ (Defond & Jiambalvo, 1994; Alsharairi &
Salama, 2012). Ngoài ra, việc tìm hiểu về đặc điểm quản lý như cấu trúc hội đồng quản trị trong mối quan hệ điều chỉnh lợi nhuận cũng được chú ý (Alves, 2012). Tổng quan các công trình liên quan tới các nhân tố riêng lẻ là một nội dung quan trọng bởi điều này sẽ giúp luận án bổ sung và làm giàu thêm các đánh giá về từng nhân tố trong hệ thống các nhân tố ảnh hưởng tới điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bảng 2.2 tổng kết các nhân tố ảnh hưởng tới điều chỉnh lợi nhuận được sử dụng trong nhiều nghiên cứu từ trước tới nay. Qua phân tích việc sử dụng các nhân tố, luận án lựa chọn những nhân tố được cho là phù hợp cho việc nghiên cứu trong bối cảnh của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tại Việt Nam, các báo cáo tài chính được lập dựa trên sự hướng dẫn của Bộ Tài Chính về chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán và các nguyên tắc kế toán. Việc xây dựng các quy định, chuẩn mực rất có ích trong việc giúp giảm thiểu hiện tượng thông tin bất đối xứng và mâu thuẫn trong quan hệ đại diện. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó, chế độ kế toán hay các nguyên tắc kế toán được xây dựng không hoàn toàn cứng nhắc nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, những người lập báo cáo có thể lựa chọn chính sách kế toán, phương pháp kế toán phù hợp với điều kiện thực tế tại công ty.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam, luận án tập trung vào hai nhóm biến: nhóm các nhân tố thuộc đặc điểm doanh nghiệp và nhóm các nhân tố thuộc cơ chế quản lý - kiểm soát.