CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.3. Phương pháp sử dụng trong các mô hình hồi quy
Phần mềm Stata ver.12 được sử dụng trong quá trình phân tích dữ liệu. Các bước phân tích được thực hiện tiếp theo như sau:
Bước 1:
Sử dụng mẫu 1 gồm 3.004 quan sát để tính toán, ước tính các giá trị NDA và DA theo mô hình gốc Jones (1991). Mô hình Jones (1991) là mô hình phù hợp khi sử dụng tại TTCK Việt Nam (Nguyễn Hữu Ánh và Nguyễn Hà Linh, 2016) vì vậy kết quả ước tính DA sẽ được sử dụng cho việc chạy hồi quy tại bước 2.
Mô hình gốc Jones (1991):
TAit
= α 1 x 1
+ α 2 x ∆REVit
+ α 3 x PPEit
+ ɛit
Ait-1 Ait-1 Ait-1 Ait-1
(Chi tiết mô hình xem tại Phần 2.3.3 chương 2)
Cụ thể, các bước tính toán được thực hiện như sau:
- Tính toán TAit = NIit - CFOit
TAit: tổng dồn tích năm t của công ty i
NIit: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm t của công ty i CFOit: dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm t của công ty i - Tính toán ∆REVit , PPEit , Ait-1
∆REVit: Doanh thu năm t trừ Doanh thu năm t-1 tại công ty i PPEit: Nguyên giá TSCĐ hữu hình cuối năm t tại công ty i Ait-1: Tổng tài sản cuối năm t -1 tại công ty i
ɛit : sai số ước tính năm t của công ty i
- Tính toán phần dồn tích không thể điều chỉnh NDA:
Với dữ liệu từ 2010-2014 đã mô tả ở trên cho 3.004 quan sát, nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA 12 để ước tính các tham số α1, α2, α3 trong mô hình Jones (1991). Sau đó, tính NDA theo công thức dưới đây với các tham số ước tính a1, a2, a3 (căn cứ vào α 1 , α 2 , α 3 ):
NDAit = a 1 x 1
+ a 2 x ∆REVit
+ a 3 x PPEit
Ait-1 Ait-1 Ait-1
- Tính toán phần dồn tích có thể điều chỉnh DA:
DAit = TAit /Ait-1 - NDAit Bước 2
Sau khi xác định được giá trị DA, biến phụ thuộc trong mô hình được mô tả tại mục 3.2.1 (chương 3), tác giả tiến hành rà soát giá trị của các biến trong mô hình để loại bỏ những quan sát không đủ điều kiện, số quan sát còn lại là dữ liệu bảng không cân bằng với 2.132 quan sát giai đoạn 2010 -2014. Việc ước tính DA với mẫu 1 nhưng sang Hồi quy 2 thì lại có mẫu số 2 với 2.132 quan sát không ảnh hưởng tới việc chạy hồi quy bước 2 (Yoon và cộng sự, 2006).
Ngoài các thao tác thực hiện thống kê mô tả cho các biến, trong luận án, biến DA là kết quả ước tính từ mô hình Jones (1991), DA trở thành biến phụ thuộc trong phương trình hồi quy (1) và (2) (mục 3.2.1). DA có thể nhận giá trị dương hoặc âm (điều chỉnh tăng/giảm lợi nhuận) (Abbott và cộng sự, 2006). Để đánh giá sự khác biệt
của các nhân tố (hệ số nợ, hiệu quả tài chính, quy mô công ty, quy mô hội đồng quản trị….) trong 2 nhóm DA dương/âm, kiểm định t-test và Kiểm định Chi-bình phương χ2 sẽ được sử dụng.
Tiếp theo, tác giả tiến hành chạy hồi quy, vì đây là dữ liệu bảng nên sau khi thực hiện chạy hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất (OLS), mô hình ước lượng theo hiệu ứng cố định (FEM), mô hình ước lượng theo hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) sẽ được thực hiện đảm bảo các nội dung sau:
Thứ nhất: Luận án thực hiện mô hình hồi quy theo 3 phương pháp OLS, FEM, REM để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới ĐCLN. Việc sử dụng đồng thời cả 3 mô hình hồi quy sẽ giúp luận án lựa chọn được mô hình phù hợp nhất.
Thứ hai: Trong quá trình thực hiện ước lượng theo 3 mô hình trên, luận án cũng tiến hành kiểm định sự phù hợp của mô hình và sự tuân thủ các giả thiết hồi quy để tìm ra những điểm yếu của từng mô hình (giả thiết về hiện tượng tự tương quan, giả thiết về hiện tượng phương sai không đồng nhất).
Nội dung chi tiết của quá trình thực hiện các mô hình hồi quy và cách thức đánh giá từng mô hình sẽ được mô tả chi tiết trong chương 4.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 tập trung vào xây dựng giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu, mô hình nghiên cứu được đề xuất với hai nhóm biến thuộc đặc điểm doanh nghiệp (DEBT, PERF, SIZE) và thuộc cơ chế kiểm soát – quản lý (BOARD, IDV, DUAL, OWN1, OWN2, AUDIT). Từ việc tiếp cận các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước và đánh giá các kết quả thu được trên nhiều góc độ khác nhau, các giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và điều chỉnh lợi nhuận được đề xuất.
Ngoài việc xây dựng mô hình hồi quy bội, việc mô tả mẫu, dữ liệu và việc xử lý dữ liệu cũng được mô tả chi tiết trong chương này. Dữ liệu thu thập là dữ liệu thứ cấp trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010-2014, tác giả xử lý và tính toán các biến cần thiết cho việc thực hiện hồi quy 2 bước của luận án. Tại bước 1, mô hình gốc Jones (1991) được sử dụng và ước tính phần giá trị dồn tích có thể điều chỉnh (DA). Tại bước 2, mô hình hồi quy bội với biến độc lập là DA và biến phụ thuộc là các nhân tố ảnh hưởng đã được đề xuất ở trên. Do dữ liệu thu thập được là dữ liệu bảng (panel data), cho nên, bên cạnh việc chạy mô hình hồi quy OLS, luận án thực hiện mô hình FEM và REM.
Một số các kiểm định về phương sai thay đổi, hiện tượng tự tương quan được tiến hành nhằm đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy.
Tóm tại, chương 3 mô tả chi tiết cụ thể việc xây dựng mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết nghiên cứu và cách thức tiến hành phương pháp nghiên cứu để xử lý dữ liệu theo trình tự khoa học nhằm thu được kết quả đáng tin cậy cho nghiên cứu.
CHƯƠNG 4