CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
2.3. Một số mô hình đo lường điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp
2.4.1. Các nhân tố thuộc đặc điểm doanh nghiệp
Như chúng ta đã biết, bên cạnh nguồn vốn thu hút từ cổ đông, các công ty còn huy động nguồn vay nợ, một mặt đáp ứng nhu cầu về vốn trong phát triển sản xuất kinh doanh, mặt khác là giải pháp để công ty giảm thiểu các chi phí đại diện phát sinh trong quan hệ đại diện giữa nhà quản lý - cổ đông (Jensen và Meckling, 1976). Hệ số nợ là chỉ số phản ánh cấu trúc tài chính, có thể đo lường thông qua quan hệ giữa hai nguồn vốn cơ bản (nợ/vốn chủ sở hữu). Hệ số này cho biết thành phần các nguồn tài trợ nên tài sản của một công ty (Charfeddine, Riahi và Omri, 2013; Alsharairi và Salama (2012). Một số nghiên cứu sử dụng tỷ số (Tổng nợ/Tổng Tài sản) để phản ánh khả năng tự chủ tài chính của một đơn vị, cho biết bao nhiêu phần trăm tài sản của đơn vị là hình thành từ nguồn đi vay (Shen và Chih, 2007; Fathi, 2013).
Hệ số nợ là một dấu hiệu cảnh báo trước về việc dòng tiền hiện tại và tương lai có thể bị nhà quản lý thay đổi (Ross, 1977). Hệ số nợ xuất hiện trong rất nhiều các
nghiên cứu liên quan tới ĐCLN (Charfeddine, Riahi và Omri, 2013; Fathi, 2013;
Fakhfakh và Nasfi, 2012; Nassirzadeh, Salehi và Alaei, 2012), và thực tế, tồn tại các quan điểm khác nhau trong các nghiên cứu về hệ số nợ.
Quan điểm thứ nhất đưa ra những bằng chứng cho thấy công ty có hệ số nợ cao thì sẽ thực hiện điều chỉnh lợi nhuận nhiều hơn. Lý thuyết kế toán thực chứng (Watts và Zimmerman, 1986) và kết quả của nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng các công ty có hệ số nợ cao thường thực hiện ĐCLN nhiều hơn để nới lỏng các điều khoản hạn chế trong hợp đồng vay nợ (nới lỏng tỷ lệ nợ cho phép) (Dichev và Skinner, 2002) hoặc thực hiện ĐCLN do áp lực và kỳ vọng từ thị trường (Richardson và cộng sự, 2002). Một số nghiên cứu gần đây tại Tunisian cũng cho kết quả tương tự, Charfeddine, Riahi và Omri (2013) sử dụng ba mô hình đo lường điều chỉnh lợi nhuận thì thấy hệ số nợ (nợ/vốn chủ sở hữu) có quan hệ thuận chiều với ĐCLN khi áp dụng mô hình Rahman và Shahrur (2008).
Ngược lại, quan điểm thứ hai đi theo “giả thuyết kiểm soát” của Jensen (1986) cho rằng không phải lúc nào tăng hệ số nợ cũng là biểu hiện xấu, việc duy trì một tỷ lệ nợ hợp lý sẽ giúp tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, khi tăng nợ vay thay vì phát hành thêm cổ phiếu, chi phí đại diện sẽ giảm và hạn chế hành vi cơ hội của nhà quản lý.
Ngoài ra, các tác giả như Chung và cộng sự (2005); Lee và cộng sự (2007) cũng lý luận rằng khi các công ty bị ràng buộc bởi những khoản nợ thì sẽ chịu sự chi phối, kiểm soát của các chủ nợ và do đó họ khó có thể thực hiện ĐCLN. Kết quả nghiên cứu của Dechow và Skinner (2000), Phạm Thị Bích Vân (2012) cho kết quả rằng công ty có hệ số nợ cao thì ít thực hiện điều chỉnh lợi nhuận. Nassirzadeh, Salehi và Alaei (2012) tìm hiểu thị trường chứng khoán tại Iran, Fakhfakh và Nasti (2012) tiến hành nghiên cứu tại Pháp và Alsharairi và Salama (2012) nghiên cứu thị trường Mỹ cũng chỉ ra Hệ số nợ tăng thì sẽ làm giảm ĐCLN. Đặc biệt, nghiên cứu của Zamri và cộng sự (2013) trên thị trường chứng khoán tại Malaysia cho thấy hệ số nợ ngược chiều với ĐCLN nhưng khác biệt là ở chỗ điều chỉnh lợi nhuận ở đây không sử dụng các biến dồn tích mà qua dàn xếp các giao dịch thực tế.
Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu cho thấy không có mối liên hệ giữa hệ số nợ và ĐCLN (Chung và Kallapur, 2003; Ardison, Martinez và Galdi; 2012; Fathi, 2013).
Riêng nghiên cứu của Charfeddine, Riahi và Omri (2013, khi sử dụng 3 mô hình đo lường ĐCLN thì có tới 2 mô hình là của các tác giả Dechow, Sloan và Sweeney (1995), Kothari và cộng sự (2005) cũng cho kết quả là không có mối liên hệ giữa hệ số nợ và ĐCLN.
Một số nghiên cứu cho kết quả pha trộn, Shen và Chih (2007) nghiên cứu số liệu của 9 quốc gia Châu Á thì thấy hệ số nợ càng cao thì xu hướng ĐCLN càng nhiều trong điều kiện quản trị công ty tốt và ngược lại hệ số nợ càng cao nhưng với quản trị công ty kém thì sẽ bị thị trường xem xét kỹ lưỡng và do đó ít có khả năng ĐCLN.
Januarsi, Badina và Febrianti (2014) chọn mẫu là các công ty sản xuất tại Indonesia và thấy rằng hệ số nợ có quan hệ thuận chiều khi đo lường điều chỉnh lợi nhuận thông qua biến dồn tích và ngược chiều khi đo lường điều chỉnh lợi nhuận thông qua các hoạt động thực tế.
Bảng 2.2 tổng kết các nghiên cứu liên quan tới mối quan hệ giữa hệ số nợ và ĐCLN, hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng tỷ số nợ/vốn chủ, ngoại trừ một số nghiên cứu đo tỷ số nợ/tổng tài sản (Fathi, 2013; Shen & Chih, 2007). Về việc đo lường hệ số nợ, Defond & Jiambalvo (1994) đã tổng kết rằng đòn bảy tài chính (nợ/vốn chủ sở hữu) là tỷ số phổ biến được áp dụng để đánh giá trong các nghiên cứu điều chỉnh lợi nhuận cũng như trong giả thuyết nợ/vốn chủ được đề cập trong Watts & Zimmerman (1986).
Như vậy, mối quan hệ giữa hệ số nợ và điều chỉnh lợi nhuận vẫn là một câu hỏi mở. Riêng tại Việt Nam, trong số rất hiếm nghiên cứu về ĐCLN, nghiên cứu của Phạm Thị Bích Vân (2012) có sử dụng hệ số nợ (đòn bẩy tài chính) nhưng cũng còn nhiều hạn chế về dữ liệu và phương pháp.Vì vậy, luận án muốn kiểm chứng nhân tố này trong mối quan hệ với điều chỉnh lợi nhuận trên TTCK Việt Nam một cách toàn diện hơn.
2.4.1.2. Hiệu quả tài chính
Thực tế, khi đánh giá một công ty, các nhà đầu tư chủ yếu sẽ đánh giá các thông tin kế toán công bố trên thị trường chứng khoán như giá cổ phiếu hay thông tin từ báo cáo tài chính. Charfeddine, Riahi và Omri (2013) cho rằng nếu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không tốt, tất yếu sẽ kéo theo sự giảm giá cổ phiếu công ty và điều này ảnh hưởng tới giá trị doanh nghiệp. Nhiều nhà quản lý tìm cách điều chỉnh lợi nhuận để ngăn chặn việc giảm giá trị doanh nghiệp do cổ phiếu rớt giá (Degeorge và cộng sự, 1999). Việc giữ uy tín cho doanh nghiệp cũng là một động lực dẫn tới hành vi điều chỉnh lợi nhuận (Hirshleifer, 1993). Vì thế, nếu doanh nghiệp kinh doanh không tốt, xu hướng điều chỉnh tăng lợi nhuận để giữ uy tín sẽ xảy ra (Charfeddine, Riahi và Omri, 2013).
Cheng và Warfield (2005) đưa ra bằng chứng về việc các nhà quản trị điều chỉnh tăng lợi nhuận nhằm tăng giá cổ phiếu. Để nhận được những phản ứng tích cực từ thị trường thì ĐCLN sẽ được thực hiện để phù hợp với kỳ vọng của thị trường
(Charfeddine, Riahi và Omri, 2013). Chen và cộng sự (2006), Chen, Cheng và Wang (2010), Charfeddine, Riahi và Omri (2013) chứng minh được giả thuyết về việc những công ty hoạt động không hiệu quả nhiều khả năng sẽ tiến hành điều chỉnh lợi nhuận.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của Fathi (2013) cho thấy khi các công ty hoạt động hiệu quả cao thì có xu hướng ít thực hiện điều chỉnh lợi nhuận bởi họ muốn giữ uy tín và thể hiện sự tin cậy. Trong khi đó nghiên cứu của Rahman và Ali (2006) tại Malaysia, Alves (2012) tại Bồ Đào Nha thì lại cho thấy hiệu quả tài chính không có ảnh hưởng tới ĐCLN. Một số công trình cho kết quả ngược lại, các tác giả Lee, Li &
Yue (2006) đưa ra kết quả là khi hiệu quả hoạt động cao thì nhà quản trị vẫn có xu hướng giữ giá cổ phiếu, giá cổ phiếu thể hiện phản ứng của thị trường trước lợi nhuận báo cáo và điều này sẽ giúp nhà quản trị duy trì kế hoạch thưởng của họ. Tác giả Dyreng, Hanlon & Maydew (2011) cho rằng các công ty hoạt động hiệu quả nhưng có chi nhánh, công ty con tại các quốc gia có thuế thu nhập thấp (tax haven) thì khả năng điều chỉnh lợi nhuận sẽ cao hơn các công ty khác.
Hiệu quả hoạt động của công ty có thể đo lường bằng nhiều chỉ số ví dụ sự thay đổi về doanh thu, khối lượng sản xuất, dòng tiền hoặc chỉ số hoàn vốn ROE, ROA (Akram và cộng sự, 2015; Rahman và Ali, 2006). Matsumoto (2002) đo lường hiệu quả hoạt động bằng chỉ số khối lượng sản xuất và tìm ra mức độ khối lượng sản xuất có ảnh hưởng tới điều chỉnh lợi nhuận. Trong khi đó Charfeddine, Riahi và Omri (2013), Alves (2012) đo lường thông qua đánh giá biến động giá cổ phiếu để tính toán.
Tác giả Fathi (2013) thì sử dụng chỉ số Tobin’s Q (giá trị vốn hóa thị trường + Giá trị thị trường của nợ)/Giá trị thay thế của tài sản).
Tại Việt Nam, hiếm thấy nghiên cứu về ĐCLN và vì vậy, mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động của công ty với ĐCLN cần được kiểm chứng với các công ty cổ phần trên TTCK Việt Nam.
2.4.1.3. Quy mô công ty
Trên thực tế, nhân tố về quy mô công ty đã thu hút được rất nhiều nghiên cứu về ĐCLN bởi đây là biến quan trọng phản ánh đặc điểm doanh nghiệp.
Burgstahler và Dichev (1997) là những tác giả đi tiên phong khi quan sát điều chỉnh lợi nhuận trong điều kiện Quy mô công ty thay đổi. Burgstahler và Dichev (1997) không sử dụng biến dồn tích để đo lường ĐCLN mà sử dụng phương pháp phân bố không liên tục để phát hiện ĐCLN và phương pháp này trở thành hướng đi của nhiều nghiên cứu khác (Kim, Liu, Rhee, 2003; Liu và Skerratt, 2014; Poli, 2013;
Mửrec, 2012). Trong những nghiờn cứu của cỏc tỏc giả này, quy mụ cụng ty thường
được chia thành công ty quy mô nhỏ, quy mô vừa và quy mô lớn. Kết quả nghiên cứu cũng rất đa dạng: Theo Kim, Liu và Rhee (2003), các DN quy mô nhỏ ĐCLN nhiều hơn các DN khác (quy mô lớn, quy mô vừa) để tránh báo lỗ (avoid reporting losses) và ngược lại DN lớn và vừa thì lại thực hiện ĐCLN nhiều hơn để tránh giảm lợi nhuận (avoid reporting earnings decreases). Liu và Skerratt (2014) nghiên cứu các công ty niêm yết (tuân thủ IFRS), công ty quy mô vừa (tuân thủ UK GAAP) và công ty quy mô nhỏ (tuân thủ FRSSE) tại UK và thấy rằng các công ty quy mô vừa thực hiện ĐCLN nhiều nhất (tránh lỗ) còn các công ty niêm yết và công ty nhỏ thì như nhau, không tìm thấy bằng chứng tránh lỗ. Nghiên cứu của Li (2010) tại Mỹ tìm hiểu ảnh hưởng của quy mô công ty tới các ngưỡng điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị (ngưỡng thu nhập lỗ, ngưỡng thu nhập giảm và ngưỡng giảm đột ngột so với kỳ vọng).
Poli (2013) nghiên cứu cả công ty nhỏ và lớn trong mối quan hệ với điều chỉnh lợi nhuận tại í và Mửrec (2012) nghiờn cứu cỏc doanh nghiệp quy mụ siờu nhỏ, nhỏ và vừa tại Slovenia cho thấy với quy mô khác nhau thì các doanh nghiệp thực hiện ĐCLN ở các cấp độ khác nhau.
Tuy nhiên, luận án này theo hướng điều chỉnh lợi nhuận sử dụng biến dồn tích nên phần nội dung tiếp theo của luận án sẽ đi vào tổng kết các công trình trong đó ĐCLN được đo lường thông qua tính toán phần dồn tích. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân tố Quy mô công ty và ĐCLN thường đem lại nhiều kết quả trái chiều.
Nhóm quan điểm thứ nhất cho rằng Quy mô công ty càng lớn thì càng hạn chế được ĐCLN, nguyên nhân là do các công ty lớn thường có hệ thống quản trị nội bộ tốt, kiểm toán nội bộ chặt chẽ hơn, thường được kiểm toán bởi những công ty nổi tiếng như Big 4 và để giữ uy tín và danh tiếng thì bản thân các công ty này sẽ hạn chế ĐCLN (Warfield và cộng sự, 1995; Gore và cộng sự, 2001). Ngoài ra, những công ty lớn thì thường được yêu cầu cung cấp nhiều thông tin hơn do đó họ sẽ tránh ĐCLN trong khi những công ty nhỏ thì khả năng không công bố nhiều thông tin quan trọng có thể trở thành lợi thế của họ và khiến họ thực hiện ĐCLN nhiều hơn (Lee và Choi, 2002).
Nhóm quan điểm thứ hai cho rằng có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô và ĐCLN với các lý do đưa ra như DN lớn thì áp lực đạt được kết quả như dự đoán là cao, sức mạnh trong thương lượng với kiểm toán, quyền lực quản trị lớn có thể áp đảo hệ thống kiểm soát nội bộ (Nelson và cộng sự, 2002). Ngoài ra, các công ty lớn thường bị soi xét kỹ bởi thị trường, ngân hàng, các nhà phân tích và vì thế họ có động lực nhiều hơn trong ĐCLN (Richardson và cộng sự, 2002). Jones (1991) tìm thấy bằng chứng cho việc có quan hệ giữa sự điều chỉnh giảm lợi nhuận trong các công ty lớn tại
US khi Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ điều tra các doanh nghiệp xem doanh nghiệp nào đủ điều kiện hưởng viện trợ. Fakhfakh và Nasfi (2012) nghiên cứu biến quy mô công ty trong bối cảnh sáp nhập và mua lại tại Pháp thì thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô và ĐCLN. Nassirzadeh, Salehi và Alaei (2012) nghiên cứu tại Iran cho thấy cùng quan điểm với Fakhfakh và Nasti (2012). Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Uyên Phương (2014), Phạm Thị Bích Vân (2012) đem lại kết quả thuận chiều. Charfeddine, Riahi và Omri (2013) nghiên cứu tại Tunisia với giả thuyết đưa ra là ngược chiều với ĐCLN nhưng kết quả cả 3 mô hình sử dụng đo lường đều có ý nghĩa thống kê với p-value 1% nhưng lại là thuận chiều.
Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu tại các nước đang phát triển như Sahlan (2011) tại Malaysia hay Huỳnh Thị Vân (2012) tại Việt Nam thì quy mô công ty lại không có mối quan hệ ảnh hưởng nào tới ĐCLN.
Về vấn đề đo lường quy mụ cụng ty, Gửksel (2013) sử dụng giỏ trị tổng tài sản trong khi các tác giả Charfeddine, Riahi và Omri (2013), Sahlan (2011) lấy giá trị log của tổng tài sản. Nghiên cứu của Nassirzadeh, Salehi và Alaei (2012) lấy giá trị tổng doanh thu hàng năm, trong khi Shen và Chih (2007) sử dụng log của tổng doanh thu.
Một số nghiên cứu có cách đo lường khác khi lấy log của giá trị thị trường vốn chủ sở hữu (Li, 2010) hoặc tỷ số giữa giá phải trả cho công ty bị mua lại/giá thị trường của công ty đi mua lại trong điều kiện đánh giá quy mô của công ty bị sáp nhập khi tiến hành thủ tục hợp nhất - sáp nhập (Fakhfakh và Nasti, 2012).
Luận án nhận thấy rằng Quy mô công ty là một biến quan trọng nhưng chưa được nghiên cứu sâu trong số rất ít các nghiên cứu tại Việt Nam về ĐCLN. Vì vậy, luận án sử dụng biến Quy mô công ty là biến độc lập trong mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới ĐCLN tại Việt Nam.