CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
2.3. Một số mô hình đo lường điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp
2.4.3. Khoảng trống nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng tới ĐCLN cho thấy những khoảng trống của các nghiên cứu trước đây có thể được hoàn thiện hơn trong luận án này:
Thứ nhất, những nghiên cứu về ĐCLN trên thế giới được thực hiện rất nhiều tại các quốc gia trên thế giới đặc biệt là những quốc gia có TTCK phát triển lâu đời như Mỹ, Anh, Pháp…Trong khi đó, tại Việt Nam, TTCK đang trong quá trình phát triển, có nhiều biến động và chưa phải là một thị trường hoàn chỉnh. Thêm vào đó, những hạn chế của bản thân hệ thống kế toán Việt Nam và các yêu cầu về báo cáo tài chính cũng gây nên lo ngại về sự xuất hiện của hành vi ĐCLN tại các công ty niêm yết. Việc luận án lựa chọn bối cảnh đặc thù của TTCK tại Việt Nam để nghiên cứu về các nhân tố có thể ảnh hưởng tới ĐCLN là cần thiết.
Thứ hai, các nghiên cứu về ĐCLN tại các quốc gia trên thế giới (Mỹ, Anh, Pháp…) được tiến hành trong nhiều thập kỷ qua và có đóng góp lớn cho dòng kế toán
thực chứng trong khi các nghiên cứu tại Việt Nam về chủ đề này chưa nhiều. Mặc dù gần đây, các nghiên cứu về ĐCLN trên thị trường chứng khoán Việt Nam có xuất hiện nhưng nhưng hầu như chỉ dừng lại trên góc độ lý thuyết, giới thiệu về ĐCLN và giới thiệu cách sử dụng một số mô hình đo lường ĐCLN hoặc chỉ là những nghiên cứu có yếu tố thực nghiệm với nhiều hạn chế về cỡ mẫu, về phương pháp...Việc khắc phục những nhược điểm của các nghiên cứu tại Việt Nam và làm giàu thêm cơ sở lý luận bằng một nghiên cứu định lượng chi tiết và chặt chẽ hơn về các nhân tố ảnh hưởng tới ĐCLN tại Việt Nam là thực sự cần thiết.
Thứ ba, quá trình tổng quan các nhân tố ảnh hưởng tới ĐCLN cho thấy sự đa dạng của các nhân tố theo cả chiều rộng và chiều sâu, có nghiên cứu chỉ tập trung và đi sâu vào một nhân tố cụ thể, cũng có những nghiên cứu đánh giá một tổ hợp nhiều nhân tố khác nhau. Trên thực tế, các nghiên cứu về ĐCLN tại Việt Nam thường thực hiện với nhiều hạn chế về quy mô các biến sử dụng, phương pháp nghiên cứu. Vì thế, một nghiên cứu mang tính tổng hợp hơn với tổ hợp các nhóm biến về đặc điểm công ty, đặc điểm cơ chế quản lý – kiểm soát tại TTCK Việt Nam là cần thiết.
Thứ tư, khi tổng kết mô hình đo lường ĐCLN từ các công trình trong và ngoài nước, rất nhiều mô hình khác nhau được sử dụng. Tuy vậy, mô hình nào ứng dụng phù hợp với bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam thì các nghiên cứu tại Việt Nam hầu như chưa đưa ra những kết luận cụ thể và chặt chẽ. Việc lựa chọn được mô hình phù hợp để đánh giá ĐCLN tại Việt Nam sẽ có đóng góp lớn trong phát triển những nghiên cứu về ĐCLN tại Việt Nam cũng như trở thành công cụ hữu ích cho những người sử dụng thông tin tài chính trên TTCK.
Thứ năm, về phương pháp nghiên cứu định lượng, ngoài việc thực hiện mô hình hồi quy bình phương bé nhất (OLS) giống như nhiều nghiên cứu khác, mô hình hồi quy ảnh hưởng cố định (FEM), mô hình hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) và mô hình hồi quy ảnh hưởng cố định FEM (robust SE) cũng được thực hiện.
Tóm lại, khoảng trống nghiên cứu của luận án thể hiện ở việc đây là một công trình được thực hiện tại Việt Nam, trong bối cảnh đặc thù của một TTCK mới nổi và các nghiên cứu về ĐCLN chưa nhiều. Luận án thực hiện nhằm khắc phục những hạn chế khi lựa chọn mô hình đo lường ĐCLN, hạn chế về cơ sở lý thuyết, về lựa chọn quy mô biến và về phương pháp của những nghiên cứu trước đây đặc biệt là những nghiên cứu tại Việt Nam về chủ đề này.
54
Bảng 2.2. Tổng kết các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới điều chỉnh lợi nhuận
BIẾN TÁC GIẢ QUỐC GIA DỮ LIỆU KẾT QUẢ ĐO LƯỜNG
HỆ SỐ NỢ Chargeddine, Riahi và Omri (2013) Tunisia (2003-2009): 19 DN (133 quan sát)
thuận chiều tới ĐCLN Nợ / Vốn CSH
Fathi (2013) Pháp (2004-2008): 101 DN không ảnh hưởng tới ĐCLN Nợ / Tổng Tài sản
Fakhfakh và Nasfi (2012) Pháp (1998 – 2008): 87 DN ngược chiều với ĐCLN Nợ / Vốn CSH Nassirzadeh, Salehi và Alaei (2012) Iran (2006-2010): 114 DN ngược chiều với ĐCLN Nợ / Vốn CSH Alsharairi và Salama (2012) US (1999-2008): 661 DN ngược chiều với ĐCLN Nợ / Vốn CSH Ardison, Martinez và Galdi (2012) Brazil (1994-2010): 3.725 quan sát không có quan hệ với ĐCLN Nợ / Tổng tài sản Januarsi, Badina và Febrianti
(2014)
Indonesia (2009-2011): 141 công ty SX Hệ số nợ (Nợ/tổng TS) quan hệ thuận chiều với ĐCLN (dồn tích) và ngược chiều với ĐCLN (sự kiện thực tế)
Nợ / Tổng tài sản
Shen và Chih (2007) Châu Á 9 nước Châu Á thuận/ngược chiều với ĐCLN
phụ thuộc vào quản trị công ty tốt/kém
Nợ / Tổng tài sản
Defond & Jiambalvo (1994) US 1985-1988: 94 DN Thuận chiều với ĐCLN Nợ/Vốn CSH Richardson và cộng sự (2002) US 1971-2000: 225 DN Thuận chiều với ĐCLN Nợ/Tổng tài sản Zamri và cộng sự (2013) Malaysia (2006-2011): 3.745 quan sát ngược chiều với ĐCLN (real
EM)
Nợ / Tổng tài sản
Rahman và Ali (2006) Malaysia 2002-2003, 97 DN Không ảnh hưởng Nợ/Tổng tài sản
QUY MÔ CÔNG TY
Chargeddine, Riahi và Omri (2013) Tunisia (2003-2009): 19 DN (133 qsat) Ảnh hưởng thuận chiều Log của Tổng tài sản Gửksel Acar ( 2013) Turkey 2008 crisis tại Turkey Quy mụ cụng ty tỏc động
ngược chiều tới ĐCLN (tác động yếu)
Tổng tài sản
Fakhfakh và Nasfi (2012) Pháp (1998 – 2008): 87 DN Thuận chiều với ĐCLN Giá phải trả cho công ty bị mua lại / Giá thị trường của
55
BIẾN TÁC GIẢ QUỐC GIA DỮ LIỆU KẾT QUẢ ĐO LƯỜNG
công ty đi mua Nassirzadeh, Salehi và Alaei (2012) Iran (2006-2010): 114 DN Thuận chiều với ĐCLN Tổng doanh thu
Li (2010) US (1992-2004), 1.203 công ty với
6.458 quan sát.
Quy mô công ty có tác động tới ĐCLN theo các ngưỡng lợi nhuận khác nhau. (Quy mô công ty lớn có xu hướng tránh ngưỡng giảm mạnh lợi nhuận trong khi Quy mô công ty nhỏ xu hướng tránh việc giảm lợi nhuận hoặc bị lỗ nhiều hơn)
Log của giá thị trường vốn CSH
Liu và Skerratt (2014) UK (2008-2010): 46.146 quan sát, bao gồm 2.253 công ty niêm yết, 35.596,công ty quy mô vừa, và 8.297 công ty nhỏ
Quy mô vừa có xu hướng tránh lỗ (ĐCLN) nhiều hơn các công ty niêm yết và nhỏ
công ty niêm yết (tuân thủ IFRS), công ty quy mô vừa (tuân thủ UK GAAP) và công ty quy mô nhỏ (tuân thủ FRSSE)
Shen và Chih (2007) 9 nước Châu Á (2001-2002): 185 DN Công ty lớn thì ĐCLN nhiều nhưng sẽ bị hạn chế bởi quản trị công ty
Log của doanh thu
Sahlan (2011) Malaysia (1994-2007): 92 DN Không có ảnh hưởng Log của tổng tài sản
Alves (2012) Bồ Đào Nha (2002-2007): 34 DN Thuận chiều với ĐCLN Log của giá thị trường vốn CSH
Nguyễn Thị Uyên Phương Việt Nam (2010-2012): 75 DN Thuận chiều với ĐCLN Doanh thu HIỆU QUẢ
TÀI CHÍNH
Chargeddine, Riahi và Omri (2013) Tunisia (2003-2009): 19 DN (133 quan sát)
Ngược chiều tới ĐCLN Sự biến động giá cổ phiếu
Fathi (2013) Pháp (2004-2008): 101 DN Hiệu quả hoạt động có quan hệ
ngược chiều với ĐCLN
q-Tobin:
TOBIN’s Q=(giá trị vốn hóa thị trường+Giá trị thị trường
56
BIẾN TÁC GIẢ QUỐC GIA DỮ LIỆU KẾT QUẢ ĐO LƯỜNG
của nợ)/Giá trị thay thế của tài sản
Alves (2012) Bồ Đào Nha 2002-2007: 34 DN Không có ảnh hưởng Lợi tức cổ phiếu bình quân
Rahman và Ali (2006) Malaysia 2002-2003, 97 DN không có quan hệ với ĐCLN ROA = EBIT/Tổng TS
Chen và cộng sự (2006) China 1999-2003:169 công ty Ngược chiều Sự tăng trưởng doanh thu
Akram và cộng sự (2015) Pakistan, India (2009-2013); 20 công ty Ngược chiều ROA, ROE Dyreng, Hanlon và Maydew (2011) US (1994-2009): 2.133 công ty đa
quốc gia (11.337 quan sát)
Thuận chiều (công ty có chi nhánh tại các quốc gia thuộc
“tax haven”)
Doanh thu
Lee, Li và Yue (2006) US 1991-2001: 13.164 quan sát Thuận chiều ROA
QUY MÔ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Chargeddine, Riahi và Omri (2013) Tunisia (2003-2009): 19 DN (133 qsat) Không có tác động tới ĐCLN Log của số thành viên trong hội đồng
Fathi (2013) Pháp (2004-2008): 101 DN Ngược chiều với ĐCLN Số thành viên trong HĐQT
Chen và cộng sự (2006) China 1999-2003:169 công ty Không ảnh hưởng Số lượng thành viên HĐQT Kumani và Pattaayak (2014) India 2007-2012: 12 công ty Thuận chiều với ĐCLN Số lượng thành viên HĐQT Rahman và Ali (2006) Malaysia 2002-2003, 97 DN Thuận chiều với ĐCLN Số thành viên trong HĐQT
Alves (2012) Bồ Đào Nha 2002-2007: 34 DN Thuận chiều với ĐCLN Số thành viên trong HĐQT
SỰ KIÊM NHIỆM CEO VÀ CHỦ TỊCH HĐQT
Chargeddine, Riahi và Omri (2013) Tunisia (2003-2009): 19 DN (133 qsat) Sự tách biệt làm ĐCLN xuát hiện nhiều hơn (không đáng kể, độ tin cậy 10%)
1 nếu CEO và chủ tịch HĐQT là một và 0 nếu tách biệt
Fathi (2013) Pháp (2004-2008): 101 DN “Sự tách biệt chức năng CEO
và Chairman” không tác động ĐCLN
1 nếu CEO và chủ tịch HĐQT là một và 0 nếu tách biệt Rahman và Ali (2006) Malaysia 2002-2003, 97 DN Không có mối liên hệ 1 nếu CEO và chủ tịch HĐQT
là một và 0 nếu tách biệt Kumani và Pattaayak (2014) India 2007-2012: 12 công ty Sự độc lập của HĐQT có quan
hệ ngược chiều với ĐCLN
Gán giá trị 1 nếu CEO kiêm nhiệm trong ban quản trị và 0
57
BIẾN TÁC GIẢ QUỐC GIA DỮ LIỆU KẾT QUẢ ĐO LƯỜNG
nếu tách biệt
Sahlan (2011) Malaysia (1994-2007): 92 DN Không có mối quan hệ Gán giá trị 1 nếu CEO kiêm nhiệm trong ban quản trị và 0 nếu tách biệt
Chen và cộng sự (2006) China 1999-2003:169 công ty Không ảnh hưởng 1 nếu CEO và chủ tịch HĐQT là một và 0 nếu tách biệt Johari và cộng sự (2008) Malaysia 2002-2003, 224 công ty Không ảnh hưởng 1 nếu CEO và chủ tịch HĐQT
là một và 0 nếu tách biệt THÀNH
VIÊN HĐQT ĐỘC LẬP
Chen và cộng sự (2006) China 1999-2003:169 công ty Ngược chiều Số thành viên HĐQT độc lập trong tổng số
Rahman và Ali (2006) Malaysia 2002-2003, 97 DN Không ảnh hưởng Số thành viên HĐQT độc lập trong tổng số
Johari và cộng sự (2008) Malaysia 2002-2003, 224 công ty Ngược chiều Số thành viên HĐQT độc lập trong tổng số
Kumani và Pattaayak (2014) India 2007-2012: 12 công ty Không tác động Số thành viên HĐQT độc lập trong tổng số
CẤU TRÚC SỞ HỮU
Guo & Ma (2015) Trung Quốc 2004 -2010: 7.937 quan sát Thuận chiều Tỷ lệ sở hữu nhà nước
Zhang, Uchida và Bu (2011) Trung Quốc 2003-2009: 6.449 quan sát Thuận chiều Tỷ lệ sở hữu nhà nước (cổ phiếu không giao dịch)
Selahudin & Nawang (2015) Malaysia 2000-2013: 4.532 quan sát DNNN có khả năng ĐCLN nhiều hơn DN khác
Dùng biến giả 1 là nhóm DNNN và 0 là nhóm khác Ding và cộng sự (2007) Trung Quốc 2002: 273 công ty Thuận và ngược chiều (U-
shape) tùy tỷ lệ sở hữu (%)
Tỷ lệ sở hữu tập trung (chia ra Tỷ lệ SH nhà nước và tư nhân) Guo và cộng sự (2015) Nhật Bản 2004-2008: 15.212 quan sát Ngược chiều Tỷ lệ sở hữu nước ngoài An (2015) Hàn Quốc 2000 -2005: 3.054 quan sát Thuận chiều với tính thận
trọng (giảm ĐCLN)
Tỷ lệ SH nước ngoài Beuselinck, Blanco & Lara (2013) 4 nước Châu 2002-2007: 1.590 quan sát Thuận chiều với chất lượng Tỷ lệ SH nước ngoài
58
BIẾN TÁC GIẢ QUỐC GIA DỮ LIỆU KẾT QUẢ ĐO LƯỜNG
Âu BCTC (giảm ĐCLN)
KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
Chargeddine, Riahi và Omri (2013) Tunisia (2003-2009): 19 DN (133 qsat) Không có tác động tới ĐCLN Gán giá trị 1 nếu kiểm toán là Big 4 và 0 nếu không phải
Fathi (2013) Pháp (2004-2008): 101 DN Công ty được kiểm toán bởi
Big 4 ít thực hiện ĐCLN hơn các công ty còn lại
Gán giá trị 1 nếu kiểm toán là Big 4 và 0 nếu không phải Fakhfakh và Nasfi (2012) Pháp (1998 – 2008): 87 DN Công ty được kiểm toán bởi
Big 4 ít thực hiện ĐCLN hơn các công ty còn lại
Gán giá trị 1 nếu kiểm toán của M &A là Big 4 và 0 nếu không phải
Rahman và Ali (2006) Malaysia 2002-2003, 97 DN không có quan hệ với ĐCLN Gán giá trị 1 nếu kiểm toán là Big 5 và 0 nếu không phải Sahlan (2011) Malaysia (1994-2007): 92 DN Công ty được kiểm toán bởi
Big 4 ít thực hiện ĐCLN hơn các công ty còn lại
Gán giá trị 1 nếu kiểm toán là Big 4 và 0 nếu không phải Chen và cộng sự (2006) China 1999-2003:169 công ty Không có quan hệ Gán giá trị 1 nếu kiểm toán là
1 trong 10 công ty kiểm toán hàng đầu của Trung Quốc (liên doanh với Big 5) và 0 nếu ngược lại
Rahman và Ali (2006) Malaysia 2002-2003, 97 DN không có quan hệ với ĐCLN Gán giá trị 1 nếu kiểm toán là Big 5 và 0 nếu không phải
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về điều chỉnh lợi nhuận từ khái niệm và các quan điểm khác nhau về ĐCLN (theo hướng tích cực, theo hướng bất lợi và cả những ý kiến trung lập) cho đến động cơ ĐCLN (thu hút đầu tư, kế hoạch thưởng, hưởng ưu đãi…). Cơ sở hành vi ĐCLN như cơ sở dồn tích và việc vận dụng các chính sách kế toán cũng được đề cập chi tiết trong phần lý luận.
Chương 2 đồng thời trình bày các lý thuyết cơ sở của luận án như lý thuyết kế toán thực chứng, lý thuyết đại diện và lý thuyết thông tin bất đối xứng. Luận án này là một nghiên cứu thuộc dòng kế toán thực chứng, dữ liệu thu thập được là từ TTCK Việt Nam, luận án sử dụng các công cụ thống kê để phân tích và đưa ra các kết quả thực nghiệm đáng tin cậy. Ngoài ra, 2 lý thuyết đại diện và thông tin bất đối xứng giúp chúng ta giải thích nguồn gốc của hành vi ĐCLN, gốc rễ của những mâu thuẫn trong quan hệ đại diện và sự bất đối xứng về thông tin của các chủ thể tham gia vào TTCK.
Bên cạnh đó, một nội dung chính và quan trọng hàng đầu được trình bày đến trong chương này đó là tổng quan các công trình trong và ngoài nước về các mô hình đo lường ĐCLN cũng như tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi ĐCLN trên nhiều góc độ tổng quan: về nội dung, về không gian, về phương pháp. Trên cơ sở đó, luận án rút ra khoảng trống nghiên cứu và những điểm mới mà luận án thực hiện.
Như vậy, chương 2 đã cung cấp những hiểu biết cơ bản nhất về chủ đề ĐCLN, từ khái niệm, động cơ cho đến các lý thuyết cơ sở của ĐCLN. Ngoài ra, một nội dung quan trọng của nghiên cứu đó là nội dung tổng quan các công trình và các mô hình đo lường ĐCLN, dựa vào đó, luận án mới có thể thực hiện bước tiếp theo trong tìm kiếm và lấp đầy khoảng trống nghiên cứu.
60
CHƯƠNG 3