Xây dựng phương trình hồi quy bội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại các Công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 76 - 80)

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Xây dựng phương trình hồi quy bội

Để kiểm tra các giả thuyết từ H1 đến H8 đề cập ở trên, phương trình đa hồi quy được xây dựng như sau:

Biến phụ thuộc = f (DEBT, PERF, SIZE, BOARD, DUAL, IDV, OWN1, OWN2, AUDIT)

Trong đó:

Biến phụ thuộc: DA (Phần dồn tích có thể điều chỉnh được) + Phần dồn tích có thể điều chỉnh

Luận án nghiên cứu về Điều chỉnh lợi nhuận, thực chất là nghiên cứu chất lượng thông tin kế toán công bố trên thị trường chứng khoán Việt Nam của các Công ty phi tài chính. Rất nhiều nghiên cứu khi tìm hiểu các nhân tố tác động tới điều chỉnh lợi nhuận đều lựa chọn “phần giá trị dồn tích có thể điều chỉnh” là biến phụ thuộc (Fathi, 2013, Charfeddine, Riahi và Omri, 2013).

+ Phần dồn tích có thể điều chỉnh được coi là một chỉ số đo lường chất lượng thông tin tài chính công bố (Francis và cộng sự, 2005). Trong khi phần dồn tích không thể điều chỉnh là những thay đổi kế toán ảnh hưởng tới dòng tiền của doanh nghiệp mà nguyên nhân là do các nguyên tắc kế toán ban hành trong khi phần dồn tích có thể điều

chỉnh (discretionary accruals) là những điều chỉnh nhằm thay đổi dòng tiền do lựa chọn của các nhà quản lý (Rao và Dandale, 2008).

Biến độc lập:

- Nhóm biến thuộc “đặc điểm doanh nghiệp” (DEBT, PERF, SIZE)

- Nhóm biến liên quan “quản lý – kiểm soát” (BOARD, IDV, DUAL, OWN1, OWN2, AUDIT)

Phương trình hồi quy:

Do đối tượng khảo sát của nghiên cứu là các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2014 nên kiểu dữ liệu thu thập được là dữ liệu bảng. Do đó, nghiên cứu tiến hành xây dựng hai phương trình 1 và 2 cho mô hình hồi quy theo OLS và hồi quy theo FEM, REM

Hồi quy (1):

DA = α0 + α1 DEBT it + α2 PERF it + α3 SIZE it + α4 BOARD it + α5 IDV it + α6 DUAL it + α7 OWN1 it + α8 OWN2 it + α9 AUDIT it + εit

Hồi quy (2):

DA = α0 + α1 DEBT it + α2 PERF it + α3 SIZE it + α4 BOARD it + α5 IDV it + α6 DUAL it + α7 OWN1 it + α8 OWN2 it + α9 AUDIT it + ωit

Trong đó : ωit = εit + ʋi

εit là sai số có phân phối chuẩn biến thiên theo i và t

ʋi là đại diện cho các tác động riêng biệt không đổi theo thời gian và không quan sát được của mỗi doanh nghiệp i

α0 : Hằng số

αj : Hệ số của mô hình hồi quy (j = 1,2..,9)

68

Bảng 3.1. Định nghĩa và cách thức đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu

BIẾN TÊN BIẾN ĐỊNH NGHĨA CÔNG THỨC THAM KHẢO CÁCH ĐO

DA Phần dồn tích có thể điều chỉnh

Là chỉ số đo lường chất lượng thông tin tài chính công bố nhằm đánh giá hành vi điều chỉnh lợi nhuận.

Mô hình Jones (1991) (*)

Jones (1991) Chạy hồi quy, ước tính DA

Nhóm nhân tố thuộc đặc điểm công ty

DEBT Hệ số nợ Phản ánh tỷ lệ nợ của công ty i tại thời điểm t

Tỷ lệ Nợ/ Vốn CSH Chargeddine, Riahi &

Omri (2013), Fakhfakh và Nasfi (2012)

Tính toán dựa trên số liệu BCTC của công ty

PERF Hiệu quả tài chính ROE ROE = LN/Vốn CSH

bình quân

Akram và cộng sự (2015) Tính toán dựa trên số liệu BCTC của công ty SIZE Quy mô công ty Quy mô của công ty i tại thời

điểm t

Log của Tổng tài sản Chargeddine, Riahi &

Omri (2013), Sahlan (2011)

Tính toán dựa trên số liệu BCTC của công ty

Nhóm nhân tố thuộc quản lý – kiểm soát BOARD Quy mô hội đồng

quản trị

Quy mô hội đồng quản trị công ty i thời điểm t

Số lượng thành viên Fathi (2013), Chen và cộng sự (2006)

Thu thập từ BCTC, tài liệu của công ty IDV Số lượng thành viên

HĐQT độc lập

Là số thành viên HĐQT độc lập không điều hành (không có quan hệ vật chất với công ty)

Số lượng thành viên Chen và cộng sự (2006), Rahman và Ali (2006)

Thu thập từ BCTC, tài liệu của công ty

69

BIẾN TÊN BIẾN ĐỊNH NGHĨA CÔNG THỨC THAM KHẢO CÁCH ĐO

DUAL Sự kiêm nhiệm CEO và chủ tịch HĐQT

Mối quan hệ nhà quản lý và Chủ tịch HĐQT

Gán 1 nếu CEO là Chủ tịch và 0 nếu có sự tách biệt

Chargeddine, Riahi &

Omri (2013), Rahman và Ali (2006)

Thu thập từ BCTC, tài liệu của công ty

OWN1 Cấu trúc sở hữu (Tỷ lệ SH nhà nước)

Phản ánh cấu trúc sở hữu theo tỷ lệ sở hữu bởi nhà nước

Tỷ lệ % sở hữu bởi nhà nước

Guo và Ma (2015) Thu thập từ BCTC, tài liệu của công ty OWN2 Cấu trúc sở hữu (Tỷ

lệ SH nước ngoài)

Phản ánh cấu trúc sở hữu theo tỷ lệ sở hữu bởi nhà đầu tư nước ngoài

Tỷ lệ % sở hữu bởi nhà đầu tư nước ngoài

Guo và cộng sự (2015) Thu thập từ BCTC, tài liệu của công ty

AUDIT Kiểm toán độc lập Là chỉ số thể hiện sự tin cậy và trung thực của công tác kiểm toán

Gán 1 nếu kiểm toán bởi Big 4 và 0 nếu kiểm toán bởi các đơn vị khác

Chargeddine, Riahi &

Omri (2013), Rahman và Ali (2006)

Thu thập từ BCTC, tài liệu của công ty

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

70

Đo lường phn dn tích có th điu chnh (*)

Trong các nghiên cứu thực chứng trước đây, rất nhiều mô hình được sử dụng để đo lường biến dồn tích có thể điều chỉnh (Mục 2.3, chương 2). Trên cơ sở tổng quan các mô hình đo lường phổ biến, mô hình gốc Jones (1991) được lựa chọn để xác định phần giá trị dồn tích DA bởi vì đây là mô hình gốc quan trọng. Sự xuất hiện của mô hình gốc Jones (1991) là cơ sở cho sự xuất hiện của nhiều mô hình điều chỉnh từ Jones (1991) ngay từ khi mô hình được giới thiệu từ những năm 90 cho đến những năm gần đây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại các Công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)