CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
2.3. Một số mô hình đo lường điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp
2.4.2. Các nhân tố thuộc đặc điểm quản lý – kiểm soát
Cơ chế quản lý - kiểm soát là giải pháp hợp lý để điều hòa các hành vi cơ hội của nhà quản trị (Healy, 1985; Holthausen và cộng sự, 1995). Thực tế có nhiều nhân tố thuộc cơ chế quản lý hay kiểm toán ảnh hưởng tới ĐCLN, “gây trở ngại” cho ĐCLN.
Tuy vậy, trong phạm vi luận án, một số nhân tố được thảo luận và kiểm chứng như Đặc điểm HĐQT, Cấu trúc sở hữu và Kiểm toán độc lập.
Hội đồng quản trị là nhân tố quan trọng nhất trong quản trị công ty và thu hút được sự quan tâm của nhiều nghiên cứu. Đặc điểm của HĐQT rất đa dạng trong nghiên cứu của Fathi (2013) với bốn nội dung: Quy mô hội đồng quản trị, Tỷ lệ nhà quản trị độc lập, Sự tách biệt giữa CEO và Chủ tịch HĐQT, Tần suất họp của HĐQT.
Một số nghiên cứu chỉ lựa chọn một đặc điểm nào đó của HĐQT như Sự tồn tại của nhà quản trị độc lập (Fakhfakh & Nastic, 2012).
Hội đồng quản trị xuất hiện để kiểm soát hành động của nhà quản lý (giảm chi phí đại diện) và để đạt hiệu quả cao thì việc đánh giá cấu trúc HĐQT là cần thiết (Peasnell và cộng sự, 2003). Charfeddine, Riahi và Omri (2013) gợi ý khi tìm hiểu cấu trúc HĐQT cần đánh giá hai đặc tính là Quy mô HĐQT và Sự tách biệt chức năng giữa CEO và chủ tịch HĐQT. Luận án này đi theo quan điểm của Charfeddine, Riahi và Omri (2013); Fakhfakh và Nasti (2012) trong việc tìm hiểu đặc điểm HĐQT với ba đặc điểm là “quy mô HĐQT”, “sự tách biệt giữa CEO và Chủ tịch HĐQT” cùng với
“Số lượng thành viên HĐQT độc lập”.
2.4.2.1. Quy mô HĐQT
Campos và cộng sự (2002) chỉ ra rằng Quy mô HĐQT không nên quá nhỏ và cũng không nên quá lớn, số lượng tối ưu nên ở mức 5-9 thành viên. Trong nghiên cứu về ĐCLN, tồn tại các bằng chứng khác nhau về mối quan hệ giữa quy mô HĐQT và ĐCLN. Rahman và Ali (2006) tìm hiểu thị trường chứng khoán Malaysia, Sarkar và cộng sự (2008), Alves (2012) tại Bồ Đào Nha, Kumani và Pattanayak (2014) nghiên cứu thị trường chứng khoán tại Ấn Độ thì thấy tồn tại quan hệ thuận chiều giữa Quy mô HĐQT với ĐCLN. Trong khi đó, nghiên cứu tại Pháp của Fathi (2013); Xie và cộng sự (2003); Bradbury và cộng sự (2006) thì thấy kết quả ngược lại nghĩa là Quy mô HĐQT càng tăng thỡ ĐCLN càng thấp. Ngoài ra, Charfeddine, Riahi và Omri (2013); Gửksel (2013) không thấy mối quan hệ giữa Quy mô HĐQT và ĐCLN. Khi đo lường biến
“Quy mô HĐQT”, hầu hết các nghiên cứu đo lường thông qua việc tìm hiểu số lượng thành viên trong HĐQT (Fathi, 2013; Rahman và Ali, 2006; Alves, 2012).
Tại Việt Nam, không nhiều nghiên cứu chính thức tìm hiểu về ảnh hưởng của Quy mô HĐQT tới ĐCLN mà chỉ thấy có nghiên cứu liên quan tới Quy mô HĐQT và công bố thông tin (Nguyễn Thị Thanh Phương, 2013). Luật doanh nghiệp (2014) của Việt Nam quy định số lượng thành viên tối thiểu trong HĐQT là 3 và tối đa là 11.
Thông tư 121/2012/ BTC, đối với công ty đại chúng quy mô lớn và công ty niêm yết thì số thành viên tối thiểu phải có ít nhất là 05 thành viên HĐQT và tối đa 11 thành viên HĐQT. Sự khác biệt về số lượng thành viên trong HĐQT có thể là một nhân tố giúp chúng ta giải thích ảnh hưởng tới ĐCLN tại các doanh nghiệp Việt Nam khi có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán.
2.4.2.2. Số lượng thành viên HĐQT độc lập
Thành viên hội đồng quản trị độc lập (gọi đầy đủ là thành viên HĐQT độc lập không điều hành) là thành viên HĐQT không có quan hệ vật chất với công ty, hay các công ty con, công ty liên kết của công ty - dù là trực tiếp hay gián tiếp. Nhiệm vụ của họ là đưa ra các ý kiến độc lập về chiến lược cũng như bảo vệ sự công bằng cho cổ đông nhỏ và vì quyền lợi của các cổ đông. Họ có trách nhiệm can thiệp vào các quyết định của Ban điều hành nếu các quyết định này toan tính vụ lợi cho một số cá nhân, đảm bảo quản trị công ty công bằng, minh bạch, trách nhiệm. Cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần đại chúng và niêm yết cần đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên nắm giữ các chức danh điều hành với các thành viên độc lập, trong đó tối thiểu một phần ba (1/3) tổng số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập (Luật DN 2014, TT 121/2012/TT-BTC).
Để HĐQT hoạt động hiệu quả, cơ cấu HĐQT phải đạt được sự hài hòa nhất định nghĩa là bên cạnh những thành viên nắm quyền lực điều hành trong tay thì cũng cần có những thành viên độc lập không nắm giữ quyền điều hành cũng như không phải là cổ đông lớn (Shamsul Nahar, 2001). Chen và công sự (2006) nghiên cứu tại Trung Quốc đưa ra kết quả về mối quan hệ ngược chiều cho rằng tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập càng cao thì công ty càng ít xảy ra gian lận. Kết quả này giống kết luận của Johari và cộng sự (2008) tại Malaysia, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập càng cao thì việc kiểm soát hành vi quản trị càng tốt và sẽ làm giảm ĐCLN. Sự tồn tại của các thành viên độc lập sẽ giúp giám sát hành vi nhà quản trị, từ đó ngăn chặn các hành động gian lận.
Rahman và Ali (2006) tại Malaysia thì không tìm thấy mối quan hệ nào giữa tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập và ĐCLN.
“Số lượng thành viên HĐQT độc lập” là một nhân tố được đề cập nhiều trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Luật doanh nghiệp, 2014), nhưng lại ít xuất hiện trong các nghiên cứu tại Việt Nam. Vì vậy, “Số lượng thành viên HĐQT độc lập” sẽ là biến thứ 3 được lựa chọn liên quan đến đặc điểm HĐQT nhằm nghiên cứu chi tiết hơn về quản trị công ty và ĐCLN tại Việt Nam.
2.4.2.3. Sự kiêm nhiệm CEO và chủ tịch HĐQT
Khi một cá nhân đảm nhiệm cả hai vị trí của CEO và chủ tịch HĐQT thì sẽ có thể tạo ra những mâu thuẫn về lợi ích. Việc tập trung quyền lực vào tay một cá nhân có thể làm xuất hiện những hành vi vượt quá giới hạn (Kumani và Pattanayak, 2014).
Hơn nữa, nếu hai chức năng này là một thì sẽ làm giảm chất lượng giám sát của
HĐQT (Jensen và Meckling, 1976; Dechow và cộng sự, 1996; Xie và cộng sự, 2003) hoặc nhà quản trị sẽ hành động vì lợi ích cá nhân thay vì quyền lợi lâu dài của doanh nghiệp (Healy, 1985). Bản thân quan hệ đại diện giữa CEO và những người nắm giữ cổ phiếu đã là khởi nguồn của nhiều hành vi phục vụ cho lợi ích cá nhân, nếu CEO lại là người nằm trong HĐQT thì sẽ thiếu đi sự giám sát cần thiết trong điều tiết quan hệ đại diện.
Kết quả nghiên cứu của Mulgrew và Forker (2006) cho thấy nếu CEO đồng thời là chủ tịch HĐQT thì nhiều khả năng ĐCLN sẽ cao. Kết quả nghiên cứu thị trường Ấn Độ của Kumani và Pattanayak (2014) cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa Sự tách biệt và ĐCLN. Ngược lại, Charfeddine, Riahi và Omri (2013) cho thấy sự tách biệt giữa CEO và chủ tịch HĐQT làm ĐCLN thực hiện nhiều hơn nhưng không đáng kể (độ tin cậy thấp 10%) với 2 mô hình của Dechow và cộng sự (1995) và Kothari và cộng sự (2005) trong khi Rahman và Shahrur (2008) thì không thấy có mối liên hệ.
Trong khi đó Fathi (2013) nghiên cứu tại Pháp, Rahman và Ali (2006) nghiên cứu tại Malaysia cũng không thấy tồn tại mối quan hệ nào.
Về việc đo lường “Sự tách biệt chức năng CEO và chủ tịch HĐQT”, các tác giả thường gán giá trị 1 nếu CEO thuộc HĐQT và 0 nếu không thuộc (Charfeddine, Riahi và Omri, 2013; Fathi, 2013; Rahman và Ali, 2006; Sahlan, 2011).
Khi tiến hành nghiên cứu về ĐCLN tại thị trường Việt Nam, đặc điểm về sự kiêm nhiệm chức vụ của CEO và Chủ tịch HĐQT là một biến mà luận án quan tâm.
2.4.2.4. Cấu trúc sở hữu (Tỷ lệ sở hữu nhà nước và Tỷ lệ sở hữu nước ngoài) Ngoài những đặc điểm về HĐQT thì cấu trúc sở hữu là thành tố thuộc cơ chế quản trị công ty có thể tác động tới việc giải quyết mâu thuẫn lợi ích giữa nhà quản lý và người nắm giữ cổ phiếu. Cấu trúc sở hữu khác với các nhân tố khác trong quản trị công ty ở chỗ nó tạo được ảnh hưởng tới giá trị công ty (Fakhfakh và Nasfi, 2012; Võ Xuân Vinh, 2014). Điều này có được là do khi có sự tồn tại đa dạng của các nhóm cổ đông trong cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp (các nhóm này có quyền lợi, lợi ích khác nhau đồng thời có các mối quan hệ với chính phủ, ngân hàng và đối tác ở mức độ khác nhau) nên sẽ tạo ra sự ảnh hưởng tới các quyết định, từ đó tác động tới giá trị doanh nghiệp (Võ Xuân Vinh, 2014).
Rất nhiều nghiên cứu liên quan tới cấu trúc sở hữu và ĐCLN với phạm vi khác nhau. Alves (2012) tại Bồ Đào Nha nghiên cứu cấu trúc sở hữu trên 3 góc độ Tỷ lệ sở hữu thuộc nhà quản lý, Tỷ lệ sở hữu bởi cổ đông đa số và Tỷ lệ sở hữu bởi cổ đông tổ
chức trong khi nghiên cứu của Fakhfakh và Nasfi (2012) tại Pháp hay Chargeddine, Riahi và Omri (2013) tại Tunisa nghiên cứu hai khía cạnh trong Cấu trúc sở hữu bao gồm Tỷ lệ sở hữu thuộc nhà quản lý và Tỷ lệ sở hữu (tập trung) bởi cổ đông đa số.
Một số nghiên cứu tại Trung Quốc tập trung vào việc đánh giá cấu trúc sở hữu trên góc độ tỷ lệ sở hữu nhà nước (Liu & Lu, 2007; Zhang, Uchida, & Bu, 2011). Cấu trúc sở hữu với tỷ lệ sở hữu nước ngoài cũng thu hút được nhiều sự quan tâm (Guo và cộng sự, 2015; Beuselinck, Blanco & Lara, 2013). Tổ chức tài chính (IFC), thành viên của Nhóm ngân hàng thế giới, khi đánh giá về thẻ điểm quản trị công ty tại Việt Nam thì lựa chọn việc đánh giá về cấu trúc sở hữu trên khía cạnh sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài (Worldbank, 2011). Luận án đi theo quan điểm của Tổ chức tài chính IFC, nghiên cứu về cấu trúc sở hữu trên khía cạnh sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài.
Tỷ lệ sở hữu nhà nước
Đặc trưng của TTCK Việt Nam về cấu trúc sở hữu đó là sự tồn tại của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Thông thường, sự tồn tại của các DNNN là để duy trì sự kiểm soát đối với một số ngành then chốt (dầu mỏ, hàng không, viễn thông) hoặc vì các mục tiêu chính trị - xã hội (vấn đề việc làm, thuế, phúc lợi xã hội) chứ không phải mục tiêu hàng đầu là tối đa hóa lợi nhuận. Trước năm 1986, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế tập trung bao cấp, các doanh nghiệp ít quan tâm tới hiệu quả hoạt động do được nhà nước bao cấp toàn bộ. Để giảm gánh nặng cho ngân sách quốc gia, giúp các doanh nghiệp ngày một tự chủ hơn, từ năm 1986 chính phủ Việt Nam đã quyết định tái cơ cấu các doanh nghiệp theo định hướng của nền kinh tế thị trường thông qua việc cổ phần hóa mạnh mẽ các DNNN. Tuy vậy, tính đến nay, tỷ lệ SH nhà nước tại các công ty cổ phần vẫn rất lớn và vẫn còn nhiều tồn tại.
Khi nghiên cứu về DNNN, Fan và cộng sự (2007) nghiên cứu tại Trung Quốc và đưa ra những bằng chứng thực nghiệm rằng các DNNN thường yếu kém trong công tác quản trị và không chuyên nghiệp. Thường thì các nhà quản trị trong DNNN là được nhà nước bổ nhiệm, họ có thể lợi dụng các mối quan hệ chính trị hoặc tận dụng những lợi thế về khả năng tiếp cận TTCK để có những hành vi vì lợi ích cá nhân hoặc ĐCLN nhằm đạt được con số kỳ vọng mà nhà nước, cấp trên đặt ra (Aharony et al., 2000).
Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về đặc điểm của TTCK do xuất phát điểm đều là từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và cả những đặc điểm trong luật doanh nghiệp (Bùi Xuân Hải, 2006), do đó, các nghiên cứu tại Trung Quốc sẽ là một trong những tham khảo quan trọng cho Việt Nam.
Cheng, Wang & Wei (2014) khi nghiên cứu các doanh nghiệp Trung Quốc thì thấy DNNN có khuynh hướng thổi phồng lợi nhuận trong thời kỳ IPOs. Zhang, Uchida
& Bu (2011) cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ SH nhà nước và độ lớn của phần giá trị dồn tích có thể điều chỉnh. Mối quan hệ thuận chiều cũng là kết quả nghiên cứu của Guo & Ma (2015). Khi tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông điều khiển tăng đến một mức độ nào đó thì họ sẽ đối mặt với sự chủ quan của mình (hiện tượng entrenchment) (Morck và cộng sự, 1988), vì thế mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước (cổ đông điều khiển) và ĐCLN có thể không phải là tuyến tính mà là dạng chữ U. Nghiên cứu của (Ding và cộng sự, 2007) cho thấy khi quan hệ giữa tỷ lệ SH tập trung (nhà nước) và ĐCLN là thuận chiều khi tăng lên 50%-56%, qua ngưỡng này, lại là mối quan hệ ngược chiều.
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài
Huy động vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài là một kênh hấp dẫn đối với doanh nghiệp niêm yết nói riêng và TTCK nói chung. Việc thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài thể hiện uy tín của doanh nghiệp đồng thời là nguồn lực bổ sung nhằm tăng cường tính thanh khoản và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Nghiên cứu của (Aggarwal, Klapper & Wysocki, 2003) chỉ ra rằng các nhà đầu tư ngoại thường rót vốn nhiều hơn vào các công ty có chất lượng thông tin kế toán cao, nói cách khác, tỷ lệ sở hữu nước ngoài thường sẽ lớn tại các công ty có chất lượng thông tin kế toán tốt.
TTCK Việt Nam cũng có nhiều nét đặc thù liên quan tới vấn đề thu hút đầu tư ngoại. Khi TTCK Việt Nam mới hình thành, luật pháp Việt Nam hạn chế tỷ lệ sở hữu bởi đầu tư ngoại, cụ thể, các nhà đầu tư không được phép sở hữu quá 20% vốn điều lệ …Điều này là do nhà nước muốn bảo vệ quyền kiểm soát của các cổ động trong nước. Tuy nhiên đến nay, tỷ lệ trần về SH nước ngoài đã được nới lỏng, việc không hạn chế tỷ lệ SH nước ngoài khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam đã tăng mạnh. Tỷ lệ SH nước ngoài được đánh giá giữ vai trò then chốt trong quản trị công ty cho nên việc đánh giá mối quan hệ giữa tỷ lệ SH nước ngoài và ĐCLN tại Việt Nam là cần thiết.
Thực tế, nội dung này đã được kiểm chứng bởi rất nhiều nghiên cứu trên thế giới. Guo và cộng sự (2015) chỉ ra rằng các công ty có tỷ lệ SH nước ngoài cao hơn thì sẽ ít thực hiện ĐCLN hơn. Ali và cộng sự (2008) nghiên cứu tại Malaysia thì không phát hiện được bằng chứng về mối quan hệ giữa tỷ lệ SH nước ngoài và ĐCLN.
Beuselinck, Blanco & Lara (2013) sử dụng mô hình Jones (1991) và tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ SH nước ngoài và chất lượng thông tin kế toán. An
(2015) cũng sử dụng 3 mô hình dồn tích và có kết luận về tỷ lệ SH nước ngoài càng cao thì càng đảm bảo tính thận trọng trong kế toán (ĐCLN sẽ giảm). Các tác giả trên cũng đưa ra kết luận về vai trò tích cực của sở hữu nước ngoài trong việc giảm các hành vi cơ hội trong quản trị và do đó chất lượng báo cáo thông tin tài chính sẽ tăng.
Về phương pháp đo lường biến “Cấu trúc sở hữu” (Tỷ lệ SH nhà nước hay Tỷ lệ SH nước ngoài) cũng rất đồng nhất giữa các nghiên cứu, tỷ lệ % cổ phiếu phổ thông sở hữu bởi nhà nước (Guo & Ma, 2015; Zhang, Uchida, & Bu, 2011) hay tỷ lệ cổ phiếu phổ thông sở hữu bởi nhà đâu tư nước ngoài (Ali và cộng sự, 2008; Guo và cộng sự, 2015).
Tóm lại, qua tổng quan và phân tích các nghiên cứu về mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và ĐCLN, luận án lựa chọn biến Cấu trúc sở hữu (Tỷ lệ SH nhà nước và Tỷ lệ SH nước ngoài) và kỳ vọng đây là hai biến có ý nghĩa và đem lại nhiều thông tin khi nghiên cứu tại TTCK Việt Nam.
2.4.2.5. Kiểm toán độc lập
Kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong quản trị công ty và thu hút được sự quan tâm của các học giả cũng như những nhà ban hành chính sách. Nhiều nghiên cứu tại các quốc gia nhấn mạnh vai trò của kiểm toán trong bảo vệ các nhà đầu tư bên ngoài và đây là công cụ nhằm giảm chi phí đại diện tại US (Chow, 1982), UK (Chan và cộng sự, 1993b), tại các nền kinh tế Châu Á (Simon và cộng sự, 1992; DeFond và cộng sự, 2000; Ghosh, 2011). Nghiên cứu của Ghosh (2011) tại Ấn Độ cho rằng với các nền kinh tế đang phát triển và có nhiều tiềm năng như Ấn Độ thì hệ thống kiểm soát công ty còn chưa mạnh vì thế vai trò kiểm toán là cần thiết để bảo vệ các nhà đầu tư. Do đó, luận án lựa chọn biến kiểm toán cho bối cảnh thị trường chứng khoán mới nổi tại Việt Nam.
Nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa kiểm toán (tổ chức kiểm toán trong nước và phí kiểm toán) ảnh hưởng tới ĐCLN (Ghosh, 2011). Trong khi Fathi (2013) đánh giá 2 biến liên quan tới kiểm toán độc lập là Kiểm toán độc lập là các công ty kiểm toán bên ngoài và Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị thành lập để đảm bảo thông tin kế toán tài chính và hệ thống kiểm soát nhằm giảm các chi phí đại diện. Tuy nhiên Charfeddine, Riahi. và Omri (2013); Fakhfakh và Nastic (2012) lại chỉ sử dụng biến kiểm toán độc lập.
Khi nghiên cứu về biến Kiểm toán độc lập, Fathi (2013) đưa ra bằng chứng cho thấy khi được kiểm toán bởi Big 4 thì chất lượng thông tin kế toán sẽ tốt hơn và làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận do các công ty kiểm toán lớn như Big 4 thì tính độc