Những mặt thu được của mô hình lý thuyết chuẩn sau khi triển khai thí điểm

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho người nhiễm hiv aids được điều trị arv tại thành phố hà nội (Trang 154 - 166)

a. Điều kiện nhân lực

4.5.3 Những mặt thu được của mô hình lý thuyết chuẩn sau khi triển khai thí điểm

- Nâng cao hiểu biết cho các thành viên tham gia mô hình:

+ Tập huấn hỗ trợ kiến thức đã làm tăng sự tự tin và tự trọng của các thành viên sống chung với HIV. Điều quan trọng là người sống chung với HIV biết được những cái mà họ đang thắc mắc đưa ra và cùng tham gia giải quyết một cách có hiệu quả nhất quá trình triển khai hoạt động của mô hình. Điều này giúp tăng cường năng lực, nâng quyền và tăng tính tự chủ của các học viên đặc biệt là các thành viên nòng cốt của người nhiễm HIV/AIDS tại hai phòng khám.

+ Không chỉ các thành viên tham gia dự án hưởng lợi duy nhất trong mô hình, mà các thành viên khác cũng được hỗ trợ thông qua hoạt động của dự án. Sự hỗ trợ đa ban ngành từ các bên liên quan, nhằm giám sát và hỗ trợ, là nhân tố cần thiết giúp người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận được các dịch vụ họ cần và có quyền được hưởng.

- Việc nâng cao năng lực cần thời gian

+ Các lớp tập huấn, thảo luận thực hành có tính đến đặc điểm của người học cùng các chuyên gia hướng dẫn là các công cụ hữu dụng để tăng cường năng lực của các bên liên quan và các người hưởng lợi, tạo cơ hội cho việc thực hành những gì học được sẽ giúp giữ những năng lực này bền vững. Nếu có thể mô hình được hỗ trợ rộng

hơn thì sẽ nhiều người khó khăn khác cũng được nhận hỗ trợ và đánh giá hiệu quả được tối đa hóa hơn.

- Kế hoạch phát triển cá nhân sẽ rất hữu ích nếu được sử dụng đúng cách:

Qua mô hình MMFED mỗi thành viên hưởng lợi đã có kế hoạch phát triến cá nhân đây là một công cụ tốt để giúp các thành viên xác định được những nội dung ưu tiên làm tiếp theo, để kết nối họ tới các dịch vụ phù hợp, và để đánh giá sự thay đổi của mỗi cá nhân. Sự trao đổi kỹ càng và chuyên biệt hơn giữa các thành viên nòng cốt, thành viên nhóm và nhóm cung cấp dịch vụ là cần thiết để tận dụng toàn bộ các phần của hỗ trợ, nếu không các thành viên sẽ dễ quên và không tận dụng.

- Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bằng dùng thẻ BHYT.

Khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế trong chăm sóc sức khoẻ được tăng lên, đánh giá là một trong những hỗ trợ đầu tiên được áp dụng cho người nhiễm HIV/AIDS ở Hà Nội. Họ thực sự đánh giá cao nội dung này của mô hình. Sự hỗ trợ này đã giúp họ có điều kiện chăm sóc sức khoẻ kịp thời, giảm chi phí trong khám và điều trị bệnh, điều này cũng là vấn đề được các nhà lãnh đạo quan tâm trong bối cảnh của Việt nam hiện nay. Qua việc khám BHYT cũng giúp họ tự tin hơn khi đến khám bệnh tại các cơ sở y tế nhà nước.

- Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử

Sự tham gia của các lãnh đạo địa phương trong các buổi sự kiện là quan trọng để thay đổi quan điểm của các nhà lãnh đạo đối với người nhiễm HIV/AIDS có thể giúp làm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử trong cộng đồng. Các tư vấn viên thành viên nòng cốt làm việc trong cơ sở y tế cũng đóng góp tích cực trong việc giải quyết vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử trong nhóm cung cấp dịch vụ, dịch vụ y tế.

- Huy động nguồn lực

Huy động nguồn lực là yếu tố sống còn để duy trì các nội hoạt động của mô hình sau này. Việc đưa các nội dung đào tạo và xây dựng năng lực trên các lĩnh vực như kỹ năng thuyết phục, viết đề xuất và xây dựng phát triển kế hoạch chương trình ngay từ bước đầu là rất quan trọng. Điều đó bao gồm cả việc làm thế nào để tận dụng được một cách triệt để kết quả thu được từ dự án để huy động từ các nguồn lực khác nhau cho các nội dung kế các năm sau như đưa kết quả thu được từ dự án vào đề tài NCKH, kinh nghiệm tổ chức sự kiện cộng đồng.

-Phổ biến các bài học thu được

Trong suốt thời gian thực hiện mô hình MMFED, Quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS Hà Nội đã làm việc với các bên liên quan khác, bao gồm Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Cục Phòng chống HIV/AIDS (VAAC), các cơ sở có khám chữa bệnh cho BHYT, lãnh đạo hai quận, phòng khám hai quận….để phát triển các quy trình và hướng dẫn mua và sử dụng thẻ BHYT cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Công việc này một phần nào giúp thiết lập một đền án về việc cung cấp dịch vụ BHYT cho khám chữa bệnh của người nhiễm HIV tại Việt Nam.

Tiếp theo là áp dụng kết quả thu được này đưa vào làm kết quả can thiệp của đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Quỹ sẽ tổ chức hội nghị phổ biến kết quả thu được từ dự án, hy vọng rằng việc phổ biến báo cáo này có thể giúp đảm bảo giá trị của cách hỗ trợ chăm sóc cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại các phòng điều trị ngoại trú làm giảm tác hại của HIV cho cộng đồng tiếp tục được ghi nhận trong cuộc chiến phòng chống HIV/AIDS ở Hà Nội và các nơi khác.

KẾT LUẬN

1. Nhu cầu và thực trạng chăm sóc sức khỏe của người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại thành phố Hà Nội:

Trong nghiên cứu, nội dung các kiến thức được đưa ra để phỏng vấn bệnh bao gồm: kiến thức chung về HIV/AIDS, về thuốc ARV, về tuân thủ điều trị, về chế độ dinh dưỡng, về thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội và cách dự phòng, về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Kết quả cho thấy:

Có đến 95,26% đối tượng nghiên cứu có nhu cầu, mong muốn được cung cấp các kiến thức về các nội dung trên.

Nhu cầu được cung cấp dinh dưỡng và chăm sóc y tế đều là những nhu cầu cần thiết và hữu ích đối với người bệnh nhiễm HIV/AIDS nói chung và người đang điều trị ARV nói riêng. Nhu cầu hỗ trợ dinh dưỡng cần đặc biệt quan tâm đến các đối tượng như phụ nữ có thai, người bệnh có thể trạng kém. 100% các đối tượng đều cần các chăm sóc y tế như: khám và điều trị kịp thời các bệnh nhiễm trùng cơ hội, cấp thuốc điều trị và chuyển tuyến kịp thời khi có các triệu chứng nặng...

Có đến 122 người, chiếm 3,8% các đối tượng thấy sinh hoạt ở các câu lạc bộ/nhóm tự lực hoạt động có hiệu quả nhưng họ chưa biết tham gia ở đâu. Nhu cầu tham gia sinh hoạt tại các nơi này là cần thiết với người bệnh vì nó sẽ giúp ích cho họ chia sẻ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống.

Với các nhu cầu trên, kết quả nghiên cứu tại các Phòng khám ngoại trú đã cho thấy cái nhìn thực trạng về sự đáp ứng các nhu cầu của người nhiễm HIV/AIDS, cụ thể:

Trong 3.353/3.397 người nhiễm HIV/AIDS điều trị ARV trả lời được cung cấp thông tin về HIV/AIDS và điều trị ARV, chiếm 99,23%. Trong đó,

kiến thức chung về HIV/AIDS (chiếm 93,05%); kiến thức về thuốc ARV, các tác dụng phụ, cách xử trí hoặc kiến thức về tuân thủ điều trị chỉ dưới 50%; kiến thức về đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước đối với người nhiễm HIV/AIDS chiếm 19,62%; kiến thức về dinh dưỡng, về chế độ ăn khi điều trị ARV, chiếm tỷ lệ 93,47%; kiến thức về các bệnh nhiễm trùng cơ hội và cách dự phòng, chiếm tỷ lệ 48,63%.

Cán bộ là bác sĩ cung cấp kiến thức cho người nhiễm HIV/AIDS tại Phòng khám ngoại trú chiếm tỷ lệ 90,96%.

Trong tổng số 1.512 đối tượng có trả lời câu hỏi về nhận được những hỗ trợ dinh dưỡng, tỷ lệ các đối tượng tham gia trong nghiên cứu nhận được hỗ trợ về dinh dưỡng vẫn còn thấp, mới chỉ có 32.94% và nguồn dinh dưỡng được hỗ trợ là gạo, dầu, sữa chiếm tỷ lệ xấp xĩ 85%.

Trong tổng số 3.379 đối tượng phỏng vấn có tham gia trả lời về các bệnh nhiễm trùng cơ hội thì có đến 783 người chỉ có 49,16% được khám phát hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội và chỉ có 89.46% được điều trị và khi có biểu hiện nặng thì có 93,71% được chuyển tuyến kịp thời. Trong các đối tượng này, chỉ có 13,64% có thẻ BHYT, trong đó, được cấp miễn phí là 37,53%, tự mua 34,27%, từ các nguồn khác 27,55%.

Tại các phòng khám cũng có triển khai cấp thuốc nâng cao thể trạng cho bệnh nhân như thuốc bổ gan, vitamin các loại, Tuy nhiên, cũng chỉ có 41,88% là đã từng được nhận thuốc bổ.

Theo báo cáo của những người tham gia phỏng vấn trong nghiên cứu thì tại các Phòng khám ngoại trú gần như không có biểu hiện của sự kì thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS (98,14%).

Tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS điều trị tại phòng khám nhưng biết phòng khám có hoặc không tổ chức sinh hoạt CLB/NTL rất thấp chỉ chiếm 19,59%.

2. Đánh giá sự đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và một số yếu tố liên quanđến khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người nhiễm HIV/AIDS tại các đến khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người nhiễm HIV/AIDS tại các Phòng khám ngoại trú:

Thông qua kết nghiên cứu định lượng và định tính tại 10 Phòng khám ngoại trú, nhóm nghiên cứu đã xây dựng bộ chỉ số Tiêu chí đánh giá sự đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe gồm 4 nội dung cơ bản sau:

Khả năng đáp ứng về nhu cầu cung cấp kiến thức: 27 điểm (đạt >= 21) Khả năng đáp ứng về nhu cầu hỗ trợ dinh dưỡng: 15 điểm (đạt >= 8) Khả năng đáp ứng về nhu cầu chăm sóc y tế: 15 điểm (đạt >= 8) Khả năng đáp ứng xã hội: 22điểm (đạt >= 12)

Đánh giá về sự đáp ứng nhu cầu được cung cấp kiến thức: trong 3.379 đối tượng phỏng vấn, chỉ có 27,94% đạt 21 điểm trở lên và được đánh giá đạt về đáp ứng nhu cầu cung cấp kiến thức. Trong đó, phòng khám số ngoại trú TTYT Quận Đống Đa có tỷ lệ đạt về khả năng đáp ứng kiến thức là lớn nhất (38,46%). Tỷ lệ đạt về khả năng đáp ứng kiến thức thấp nhất là tại TTYT huyện Ba Vì (11,63%).

Đánh giá về sự đáp ứng nhu cầu được hỗ trợ dinh dưỡng: trong 3.379 đối tượng phỏng vấn, chỉ có 13,02% đạt điểm 8 trở lên và được đánh giá đạt về đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Trong đó, phòng khám Ba Vì có tỷ lệ đạt về khả năng đáp ứng dinh dưỡng là lớn nhất (25,59%).

Đánh giá về sự đáp ứng nhu cầu được hỗ trợ về chăm sóc y tế: trong 3.379 đối tượng phỏng vấn, chỉ có 37,35 % đạt điểm 8 trở lên và được đánh giá đạt về đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế. Trong đó, phòng khám ngoại trú Bệnh viện 09 có tỷ lệ đạt về khả năng đáp ứng chăm sóc y tế là lớn nhất (51,20%), thấp nhất là TTYT huyện Ba Vì (23,26%).

Đánh giá về sự đáp ứng nhu cầu được hỗ trợ về xã hội: trong 3.379 đối tượng tham gia phỏng vấn trong nghiên cứu kết quả chỉ có 17.90 % đạt từ 12 điểm trở lên và được đánh giá là đạt về đáp ứng nhu cầu về chăm sóc xã hội. Trong đó, phòng khám ngoai trú TTYT Thanh Xuân là có tỷ lệ bệnh nhân đánh giá đạt về chăm sóc, hỗ trợ xã hội cao nhất (29,11%); Kế đến là Bệnh viện Phổi Hà Nội & Bệnh viện 09 (25% & 24.80%) và tỷ lệ đánh giá đạt thấp nhất là Phòng khám ngoại trú TTYT huyện Ba Vì chỉ có 6,98 %.

Một số yếu tố liên quan đến khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người nhiễm HIV/AIDS tại các Phòng khám ngoại trú:

Có mối liên quan giữa những nội dung kiến thức mà người bệnh được cung cấp và khả năng đáp ứng kiến thức cho người bệnh (χ 2 = 1247,62 , p<0.001).

Có mối liên quan giữa phương tiện truyền thông kiến thức và khả năng đáp ứng cung cấp kiến thức giữa các nhóm (χ 2 = 134,57 , p<0.001).

Có mối liên quan giữa cán bộ cung cấp kiến thức và khả năng đáp ứng về kiến thức cho người bệnh (χ 2= 26,25, p<0,001).

Có mối liên quan giữa việc có đủ các thiết bị trong các buổi cung cấp kiến thức với khả năng đáp ứng về cung cấp kiến (χ 2= 225,54, p<0,001).

Có mối liên quan giữa giới tính người bệnh và khả năng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng (χ 2 = 7,14 , p<0.01).

Có mối liên quan giữa việc cung cấp kiến thức và đánh giá sự đáp ứng dinh dưỡng (χ 2 = 3,18, p<0.05).

Có mối liên quan giữa công khai tình trạng nhiễm HIV của mình với đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng (p<0,01 và χ 2 = 0,95).

Có mối liên quan giữa khả năng đáp ứng về chăm sóc y tế và tình trạng hỗ trợ thuốc nâng cao thể trạng (χ 2= 104,03, p<0,001).

Có mối liên quan giữa thái độ kì thị, phân biệt đối xử của cán bộ PKNT với đánh giá khả năng đáp ứng về chăm sóc y tế (χ 2= 2,95, p<0,05).

Có mối liên quan giữa trình độ học vấn của người bệnh và khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc xã hội (χ 2 = 103,52 với P <0.001).

Có mối liên quan giữa việc công khai tình trạng nhiễm và đánh giá khả năng đáp ứng về xã hội (P <0.001, χ 2 = 10,92).

Có mối liên quan giữa việc được cung cấp kiến thức và khả năng đáp ứng về các nhu cầu xã hội. (χ 2 = 5,71, P <0,05).

Có mối liên quan giữa thu nhập bình quân gia đình/tháng và khả năng đáp ứng về xã hội. (χ 2 = 38,82, p<0,001).

Có mối liên quan giữa nghề nghiệp của các đối tượng và khả năng đáp ứng về chăm sóc xã hội (χ 2 = 39,03 và p<0,001).

3. Các giải pháp cho sự đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ngoại trú ARV trên địa bàn thành phố Hà Nội

Giải pháp về cung cấp kiến thức: bao gồm Giải pháp về nội dung cung cấp; Giải pháp về hình thức cung cấp kiến thức; Giải pháp về nhân lực cho hoạt động cung cấp kiến thức; Giải pháp về cơ sở trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cung cấp kiến thức; Giải pháp về kinh phí cho hoạt động cung cấp kiến thức.

Giải pháp về dinh dưỡng: bao gồm giải pháp Thông tin - Giáo dục- Truyền thông về dinh dưỡng và chế độ dinh dưỡng; Giải pháp nhân lực Y tế; Giải pháp về đầu tư kinh phí; Giải pháp phối hợp liên ngành; Nhóm các giải pháp về pháp luật, chế độ chính sách; Các nhóm giải phát can thiệp; Nhóm giải pháp chung.

Giải pháp về chăm sóc y tế: bao gồm Giải pháp về nhân lực;Giải pháp liên quan đến cung cấp dịch vụ y tế; Giải pháp về truyền thông để tránh kỳ thị, phân biệt đối xử

Giải pháp về chăm sóc xã hội: bao gồm Giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động Thông tin - Giáo dục - Truyền thông; Giải pháp nâng cao chất lượng & phát triển dịch vụ chăm sóc xã hội cho người có HIV/AIDS; Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tham gia vào hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm; Giải pháp quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý, chăm sóc, hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS; Giải pháp hỗ trợ duy trì và thành lập các CLB/NTL của người nhiễm HIV/AIDS.

4. Kết quả và hiệu quả mô hình

Các cấu phần của mô hình MMFED:

Cấu phần nội dung về nhân lực (M): bao gồm cán bộ y tế, đồng đẳng viên

Cấu phần nội dung về cơ sở vật chất (MF): bao gồm cơ sở vật chất của Phòng

khám, Điều kiện trang thiết bị.

Cấu phần nội dung về kinh phí (E ):

Cấu phần đáp ứng nhu cầu hỗ trợ của người nhiễm HIV/AIDS (D): Giải pháp cung cấp kiến thức; Giải pháp dinh dưỡng; Giải pháp dịch vụ chăm sóc xã hội; Giải pháp chăm sóc y tế. Trong giải pháp về ytế: tập trung vào một số giải pháp sau: Giải pháp về Bảo hiểm y tế; Giải pháp về nhân lực.

Triển khai áp dụng thí điểm mô hình MMFED: tại Phòng khám ngoại trú quận Thanh Xuân với 3 nội dung: Tập huấn nâng cao kiến thức cho bệnh nhân, hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ thuốc nâng cao thể trạng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho người nhiễm hiv aids được điều trị arv tại thành phố hà nội (Trang 154 - 166)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w