Giải pháp về cơ sở trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cung cấp kiến thức

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho người nhiễm hiv aids được điều trị arv tại thành phố hà nội (Trang 112 - 174)

a. Bố trí các phòng phù hợp:

- Phòng chờ của người bệnh và người nhà. - Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện. - Phòng khám điều trị ngoại trú ARV. - Phòng sinh hoạt nhóm.

- Hội trường để tổ chức các buổi tập huấn.

b. Cung cấp trang thiết bị phục vụ giảng dạy

- Máy chiếu, máy tính, loa đài. - Tranh ảnh, giấy bút….

3.4.1.5. Giải pháp về kinh phí cho hoạt động cung cấp kiến thức a. Xây dựng nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác giảng dạy:

- Kinh phí hỗ trợ giảng viên, tư vấn viên, đồng đẳng viên - Kinh phí cho hoạt động mua sắm phục vụ buổi tập huấn…

b. Xây dựng nguồn kinh phí hỗ trợ cho học viên:

- Kinh phí hỗ trợ ăn trưa, hỗ trợ đi lại cho học viên ở xa. - Kinh phí khác.

3.4.2. Giải pháp về dinh dưỡng

Theo các kết quả phân tích ở trên về nhu cầu được cung cấp dinh dưỡng cũng như thực trạng các giải pháp đang được triển khai tại các Phòng khám ngoại trú nhằm đáp ứng các nhu cầu đó cũng như mối liên quan giữa các giái pháp và khả năng đáp ứng nhu cầu của người bệnh, nhóm nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm đáp ứng hiệu quả nhất nhu cầu được cung cấp dinh dưỡng liên quan đến HIV/AIDS, đến điều trị

ARV… của bệnh nhân tại các phòng khám ngoại trú ARV trên địa bàn thành phố: giải pháp Thông tin - Giáo dục- Truyền thông về dinh dưỡng và chế độ dinh dưỡng; Giải pháp nhân lực Y tế; Giải pháp về đầu tư kinh phí; Giải pháp phối hợp liên ngành; Giải pháp về pháp luật, chế độ chính sách.

3.4.2.1. Giải pháp nhân lực Y tế

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Xây dựng đội ngũ cán bộ y tế có kinh nghiệm trong khám và chuẩn đoán suy dinh dưỡng, phân loại suy dinh dưỡng để có kế hoạch hỗ trợ chăm sóc.

Tuyển chọn, đào tạo chuẩn hóa đội ngũ chuyên gia, đội ngũ giảng viên, hoàn chỉnh hệ thống tài liệu, giáo trình đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, cập nhật kiến thức, phù hợp với từng loại đối tượng để tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho mạng lưới truyền thông viên, cộng tác viên ở cơ sở.

3.4.2.2. Giải pháp về đầu tư kinh phí

Huy động mọi nguồn kinh phí: Ngân sách Nhà nước, tổ chức, cá nhân, cộng đồng xã hội và sự tài trợ của quốc tế đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện, dụng cụ, sách báo nghiên cứu khoa học. Hỗ trợ thuốc nâng cao thể trạng, thuốc thải độc, sữa, lương thực thực phẩm….. . Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài trợ để hỗ trợ dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS có hiệu quả. Đưa chỉ tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi là chỉ tiêu cơ bản trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố vào chương trình chung phòng chống dinh dưỡng ở trẻ nhiễm HIV/AIDS.

3.4.2.3. Giải pháp phối hợp liên ngành

Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng trên địa bàn Thành phố được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và phối hợp triển khai. Các sở, ngành đã đưa nội dung hoạt động dinh dưỡng vào kế hoạch hàng năm; một số sở, ngành có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố...

3.4.2.4. Nhóm các giải pháp về pháp luật, chế độ chính sách

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS nhằm bảo đảm tính phù hợp với thực tế và đồng bộ với hệ thống pháp luật khác có liên quan, trong đó chú trọng vào các nội dung sau:

Chống kỳ thị, phân biệt đối xử và bảo đảm quyền bình đẳng giới đối với người nhiễm HIV khi tiếp cận các dịch vụ xã hội;

Rà soát, sửa đổi hoặc xây dựng mới các văn bản nhằm tăng cường sự phối hợp liên ngành đặc biệt là việc phối hợp hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với hoạt động phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm;

Xây dựng chế độ, chính sách về nguồn nhân lực, đổi mới cơ chế tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, trong đó tập trung xây dựng cơ chế xã hội hóa một số hoạt động phòng, chống HIV/AIDS mà người dân có khả năng đóng góp;

Rà soát, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách hỗ trợ cho người nhiễm HIV thuộc đối tượng chính sách xã hội, chú trọng các chính sách hỗ trợ, chăm sóc trẻ em nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;

Xây dựng chế độ, chính sách khuyến khích, huy động sự tham gia vào công tác phòng, chống HIV/AIDS của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước, ngoài nước, trong đó chú trọng vào các nội dung: Tiếp nhận, sử dụng lao động là người nhiễm HIV và người dễ bị lây nhiễm HIV, thành lập các cơ sở tư nhân và từ thiện về chăm sóc người bệnh AIDS, phát triển các trung tâm, các cơ sở hỗ trợ xã hội, pháp lý cho người nhiễm HIV.

3.4.2.5. Các nhóm giải phát can thiệp

Các giải pháp chăm sóc và hỗ trợ dinh dưỡng của người nhiễm HIVchủ yếu được thực hiện tại các cơ sở cung cấp dịch vụ Y tế được thực hiện theo các bước sau:

- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng .

- Xác định bị suy dinh dưỡng vừa hay tình trạng dinh dưỡng bình thường. - Lựa chọn và thực hiện giải pháp dinh dưỡng phù hợp.

- Theo dõi thường xuyên để giám sát sự phục hồi của tình trạng khỏi suy dinh dưỡng và duy trì tình trạng dinh dưỡng đã được cải thiện.

a. Giải pháp hỗ trợ dinh dưỡng cho phụ nữ nhiễm HIV mang thai

- Đảm bảo tất cả phụ nữ mang thai nhận được sự chăm sóc trước và sau sinh - Phải được xác định tiêu chuẩn điều trị ARV , nếu không đủ tiêu chuẩn điều trị ARV phải được điều trị dự phòng ARV.

- Sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. - Điều trị kịp thời nhiễm trùng cơ hội.

- Nếu bệnh nhân khó khăn không đảm bảo nguồn lương thực thì cần phải được hỗ trợ từ các nguồn hỗ trợ các tổ chức an sinh xã hội.

- Tư vấn hướng dấn bà mẹ sử dụng thực phẩm giàu năng lượng cho phụ nữ có thai và sau sinh.

- Đảm bảo cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng: sắt , folics . những trường hợp thiếu máu nặng cần được điều trị kịp thời theo chỉ định của bác sĩ.

- Phải có quy trình tư vấn chăm sóc cho phụ nữ mang thai. Tư vấn nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ nhỏ nuôi con bằng sữa mẹ hoặc nuôi con bằng sữa thay thế dựa trên 6 điều kiện của Who. Tái khám 2-3 tháng 1 lần , nếu tình trạng dinh dưỡng xấu đi phải được thực hiện các giải pháp chăm sóc dinh dưỡng phù hợp và nặng lên cần đưa vào các cơ sở y tế điều trị.

b. Giải pháp hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em bị nhiễm HIV

- Hỏi các điều kiện chăm sóc y tế và dinh dưỡng của trẻ. - Kiểm tra tình trạng sức khỏe và việc điều trị ARV.

- Tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ cách chăm sóc trẻ, chế độ ăn của trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi, 6 tháng đến 12 tháng và 12 tháng đến 36 tháng …

- Khuyến khích bà mẹ cho trẻ bú mẹ sau kiểm tra tình trạng nhiễm của mẹ và của trẻ. - Hố trợ tăng khả năng tiếp cận thực phẩm

- Đối với trẻ em dưới 6 tháng được hỗ trợ sữa hoàn toàn nhằm đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho trẻ, tư vấn cho bà mẹ tạo nguồn thực phẩm tại chỗ (xây dựng vườn gia đình) hoặc sử dụng tốt nhất những thực phẩm có tại gia đình và địa phương.

- Hỗ trợ từ các tổ chức an sinh xã hội.

- Đảm bảo cung cấp các vi chất dinh dưỡng, thực hiện tiêm chủng đầy đủ. - Tẩy giun cho trr từ 24 tháng tuổi và nên nhắc lại 6 tháng 1 lần.

- Đảm bảo chăm sóc trẻ an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm, chống tương tác thuốc và thức ăn.

- Kiểm tra lại trong vòng 1 đến 2 tuần 1 lần đối với trẻ dưới 6 tuổi, nếu tiến triển tốt thì kiểm tra 1-2 tháng 1 lần tùy theo đáp ứng của bệnh.

c. Giải pháp hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng cho người lớn bị nhiễm HIV

- Nếu bệnh nhân mất an ninh thực phẩm hộ gia đình thì hỗ trợ tìm kiếm sự giúp đỡ của các chương trình y tế và an ninh xã hội sẵn có ở địa phương, hỗ trợ lương thực thực phẩm.

- Hướng dẫn người bệnh sử dụng thực phẩm giàu năng lượng sẵn có để đảm bảo cung cấp 10% nhu cầu năng lương lượng tăng thêm.

- Bổ sung đa vi chất cho người bệnh. - Tẩy giun 6 tháng 1 lần.

- Tư vấn cho người nhiễm HIV/AIDS, người nhà của người nhiễm HIV cách chăm sóc tại nhà về sử lý triệu chứng HIV thông qua chế độ ăn uống hợp vệ sinh và an toàn thực phẩm, về tương tác thuốc và thức ăn…

- Tái khám 2 đến 3 tháng 1 lần nếu tình trạng dinh dưỡng xấu đi, lựa chọn và thực hiện giải pháp chăm sóc dinh dưỡng phù hợp. Nếu bệnh có dấu hiệu nặng lên thì cần đến gặp nhân viên y tế ngay.

3.4.2.6. Nhóm giải pháp chung

Từ khi nhiễm HIV cho đến khi thành AIDS là một khoảng thời gian dài trong nhiều năm. Trong thời gian đó, người nhiễm HIV vẫn khỏe mạnh và làm việc bình thường để sinh sống. Chế độ dinh dưỡng cho những người bị nhiễm HIV là rất quan trọng.

a. Dinh dưỡng tốt góp phần cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

- Người nhiễm HIV cần cố gắng ăn càng nhiều càng tốt trước hết là các sản phẩm sữa, thịt nạc và ăn đầy đủ trái cây và rau quả. Không ăn những loại thịt nướng chưa chín hoặc còn sống vì đó là mầm mống các loại vi khuẩn có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho những người bị nhiễm AIDS.

- Cần ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng trong một ngày: nhóm bột đường: cơm, bánh mì, bắp...; nhóm thức ăn giàu đạm: thịt, cá, tôm, sữa, đậu; nhóm chất béo: dầu ăn, bơ, đậu phộng...; nhóm vitamin và khoáng chất: rau quả, trứng, sữa, trái cây... Ăn đủ 4 nhóm với lượng vừa phải, riêng rau quả có thể dùng nhiều. Nên ăn nhiều lần trong ngày để hấp thu tốt (4 - 6 lần/ngày); không bỏ bữa, không ăn qua loa hoặc chỉ uống nước cho no.

- Người nhiễm HIV/AIDS bị suy giảm sức đề kháng nên dinh dưỡng an toàn giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng cơ hội lây qua đường tiêu hóa. Do đó nên sử dụng các thực phẩm tươi, chế biến hợp vệ sinh, nấu chín kỹ các thực phẩm ăn chín (thịt, cá, tôm,

trứng...) và ăn trong vòng 6 giờ. Rửa thật sạch rau quả ăn sống trước khi dùng. Gọt vỏ trái cây trước khi ăn. Uống nước sạch đã nấu chín. Các loại nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai đôi khi không đảm bảo vệ sinh. Rửa tay trước khi nấu nướng, trước khi ăn hoặc uống thuốc cũng như sau khi đi vệ sinh...

- Người nhiễm HIV không nên ăn thức ăn còn sống, hư, mốc, hết hạn sử dụng; không ăn nhiều ớt, tiêu, gia vị cay dễ làm lở miệng, nhất là khi đã giảm sức đề kháng, không uống rượu, cà phê hay trà đậm vào bữa vì có thể làm cơ thể kém hấp thu các khoáng chất.

b. Điều trị tốt những nhiễm trùng cơ hội

- Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn AIDS Ở giai đoạn này người bệnh có những biểu hiện của biếng ăn và chán ăn, vì thế: ăn ít nhưng ăn nhiều lần trong ngày. Thêm gia vị, rau thơm vừa phải sao cho thấy ngon miệng. Cố gắng giữ tinh thần thoải mái khi ăn, ăn cùng người khác cho vui, ăn loại thức ăn ưa thích. Uống nước trái cây tươi để giúp cơ thể sảng khoái, kích thích ăn uống.

- Khi bị đau ở miệng, lưỡi, nên: ngậm nước đá để giảm đau. Tránh ăn uống thực phẩm nóng, cay. Nếu bị đau ở miệng, họng, có thể ăn sữa chua giúp làm giảm đau. Ăn thức ăn mềm hoặc đã nghiền bằng máy xay sinh tố. Ăn bằng ống hút.

- Trong điều kiện kinh tế khó khăn, vẫn có thể đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS bằng các giải pháp thay thế. Các loại đậu hạt như đậu phộng, các thực phẩm từ đậu nành, mì căn thay tiền như rau cho chất đạm từ động vật. Các loại rau, củ, quả như rau muống, rau dền, bí đỏ, chuối, thơm... cung cấp vitamin và muối khoáng.

c. Tập luyện hợp lý

Không nên hoạt động quá sức, ví dụ thi đấu thể thao, ngược lại luyện tập thường xuyên như đi bộ, bơi, đánh cầu lông... Tránh buồn phiền và lo lắng. Ngủ đầy đủ sẽ làm tăng khả năng của hệ thống miễn dịch của con người. Bệnh nhân nên tránh nắng gắt và ở những môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao, cũng nên tránh những tình huống căng thẳng cả về mặt tinh thần. Vì bệnh nhân đang có nguy cơ chịu những hậu quả của bất cứ bệnh truyền nhiễm nào vì vậy bạn nên tích cực tự bảo vệ mình khi tiếp xúc gần với những người có những bệnh truyền nhiễm.

Vẫn tiếp tục làm việc nếu đủ khả năng. Gặp gỡ thường xuyên với gia đình và bạn bè để được sống vui vẻ bình thường. Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân: đánh răng hàng ngày, tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh kinh nguyệt (đối với phụ nữ).

3.4.3. Giải pháp về chăm sóc y tế

Theo như kết quả trên, để đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế của bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị tại Phòng khám ngoại trú, nhóm nghiên cứu đề xuất triển khai các nhóm giải pháp sau: Giải pháp về nhân lực (số lượng và chất lượng), cơ sở vật chất, trang thiết bị; Giải pháp nâng cao trình độ cán bộ y tế trong tư vấn, chăm sóc và điều trị tại cơ sở y tế; Giải pháp liên quan đến cung cấp dịch vụ y tế: BHYT, hỗ trợ điều trị bằng ARV, chuyển tuyến; Giải pháp về truyền thông để tránh kỳ thị, phân biệt đối xử.

3.4.3.1. Giải pháp về nhân lực: số lượng và chất lượnga. Điều kiện nhân lực a. Điều kiện nhân lực

Có ít nhất 01 bác sỹ hoặc y sỹ được phép kê đơn thuốc theo quy định của pháp luật;

Có ít nhất 01 điều dưỡng có trình độ trung học trở lên; Có ít nhất 01 dược sĩ có trình độ trung học trở lên; Có 01 cán bộ hành chính;

Các cán bộ quy định tại điểm a, b và điểm c khoản 1 Điều này phải có chứng nhận đã qua tập huấn về chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS.

Nhân lực chuyên trách kiểm soát nhiễm khuẩn

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm nhân lực cho Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn hoạt động. Ngoài nhân lực cho các bộ phận như khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, bộ phận giám sát nhiễm khuẩn phải bảo đảm tối thiểu 01 nhân lực được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn/150 giường bệnh.

b. Nhiệm vụ của các cán bộ:

Y/ Bác sĩ phụ trách:

+ Chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức hoạt động khám, chữa bệnh tại phòng khám. + Phân công nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên trong phòng khám.

+ Lên lịch tiếp nhận, khám chữa bệnh cụ thể cho người nhiễm HIV/AIDS. +Tham gia giao ban định kỳ.

+ Thực hiện nhiệm vụ của bác sĩ điều trị tại cơ sở y tế điều trị bằng thuốc kháng

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho người nhiễm hiv aids được điều trị arv tại thành phố hà nội (Trang 112 - 174)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w