Đánh giá thực trạng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người nhiễm

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho người nhiễm hiv aids được điều trị arv tại thành phố hà nội (Trang 140 - 144)

a. Điều kiện nhân lực

4.3. Đánh giá thực trạng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người nhiễm

HIV/AIDS đang điều trị ARV tại các phòng khám ngoại trú

Đánh giá về sự đáp ứng nhu cầu được cung cấp kiến thức: trong 3.379 đối tượng phỏng vấn, chỉ có 27,94% đạt 21 điểm trở lên và được đánh giá đạt về đáp ứng nhu cầu cung cấp kiến thức. Trong đó, phòng khám số ngoại trú TTYT Quận Đống Đa có tỷ lệ đạt về khả năng đáp ứng kiến thức là lớn nhất (38,46%). Tỷ lệ đạt về khả năng đáp ứng kiến thức thấp nhất là tại TTYT huyện Ba Vì (11,63%) thấp hơn so với nghiên cứu của Hà Thị Minh Đức [7] (kiến thức thực hành về tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú quận 10 thành phố Hồ Chí Minh năm 2009) kiến thức chung đúng về tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân là 69% trong đó kiến thức đúng về tác dụng phụ của thuốc đạt 64%, tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về cách uống thuốc và uống thuốc đúng giờ đạt > 99%

Đánh giá về sự đáp ứng nhu cầu được hỗ trợ dinh dưỡng: trong 3.379 đối tượng phỏng vấn, chỉ có 13,02% đạt điểm 8 trở lên và được đánh giá đạt về đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Trong đó, phòng khám Ba Vì có tỷ lệ đạt về khả năng đáp ứng dinh dưỡng là lớn nhất (25,59%) thấp hơn so với nhu cầu hỗ trợ dinh dưỡng: 44% trong nghiên cứu của J Uwimana (tại Ruwanda).[34]

Đánh giá về sự đáp ứng nhu cầu được hỗ trợ về chăm sóc y tế: trong 3.379 đối tượng phỏng vấn, chỉ có 37,35 % đạt điểm 8 trở lên và được đánh giá đạt về đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế. Trong đó, phòng khám ngoại trú Bệnh viện 09 có tỷ lệ đạt về khả năng đáp ứng chăm sóc y tế là lớn nhất (51,20%), thấp nhất là TTYT huyện Ba Vì (23,26%) so với mô hình Medicaid của Mỹ 50% bệnh nhân HIV/AIDS người lớn và 90% trẻ em nhiễm HIV/AIDS ở Mỹ được tiếp nhận chương trình chăm sóc của Medicaid và 5% bệnh nhân khác nhận được sự chăm sóc về y tế thì nghiên cứu này thấp hơn. [35]

Đánh giá về sự đáp ứng nhu cầu được hỗ trợ về xã hội: trong 3.379 đối tượng tham gia phỏng vấn trong nghiên cứu kết quả (chỉ có 17.90 % đạt từ 12 điểm trở lên và được đánh giá là đạt về đáp ứng nhu cầu về chăm sóc xã hội. Trong đó, phòng khám ngoại trú TTYT Thanh Xuân là có tỷ lệ bệnh nhân đánh giá đạt về chăm sóc, hỗ trợ xã hội cao nhất (29,11%); Kế đến là Bệnh viện Phổi Hà Nội & Bệnh viện 09 (25% & 24.80%) và tỷ lệ đánh giá đạt thấp nhất là Phòng khám ngoại trú TTYT huyện Ba Vì chỉ có 6,98 %) thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Kính [14]( Tỷ lệ người

nhiễm nhận được bao cao su, bơm kim tiêm sạch, tờ rơi, nhận được hỗ trợ của đồng đẳng viên, tham gia sinh hoạt câu lạc bộ trong 6 tháng trước điều tra tăng lên rõ rệt với p<0,001, chỉ số hiệu quả từ 30,90 – 49,31%. Tỷ lệ người nhiễm bị gia đình và cộng đồng ruồng bỏ, xa lánh giảm đáng kể với p<0,05 và p<0,001, chỉ số hiệu quả là 22,14% và 52,84%). Thấp hơn so với nghiên cứu của Vũ Công Thảo [19] (Hỗ trợ từ đồng đẳng viên và cộng tác viên cho bệnh nhân AIDS đều tăng, hỗ trợ từ đồng đẳng viên tăng từ 22,3% lên 44,1% và từ cộng tác viên tăng từ 33,7% lên 52,5% chỉ số hiệu quả lần lượt là 97,75% và 39,25%. Số người tham gia câu lạc bộ người nhiễm mặc dù có sự gia tăng giữa trước và sau can thiệp bằng thuốc ARV từ 21,9% lên 38,7%, chỉ số hiệu quả là 76,7% nhưng vẫn còn thấp. Tỷ lệ bệnh nhân AIDS được nhận bơm kim tiêm, bao cao su tăng từ 43,8% lên 51,2%, chỉ số hiệu quả là 16,89%. Bệnh nhân AIDS nhận được hỗ trợ từ người thân trong quá trình điều trị ARV chiếm tỷ lệ khá cao, cao nhất là vợ/chồng tiếp đến là bố/mẹ và sau nữa là anh/chị/em; tỷ lệ này tăng lên sau 12 tháng can thiệp điều trị bằng ARV, lần lượt, trước can thiệp: 18,4%, 26,7%, 41,5% và sau can thiệp: 19,8%, 33,5%, 67,6% với chỉ số hiệu quả lần lượt là: 7,6%, 32,96% và 62,89%).

Một số mối liên quan giữa khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người nhiễm HIV/AIDS tại các Phòng khám ngoại trú trong nghiên cứu này: kiến thức mà người bệnh được cung cấp và khả năng đáp ứng kiến thức cho người bệnh (χ 2 = 1247,62 , p<0.001); phương tiện truyền thông kiến thức và khả năng đáp ứng cung cấp kiến thức giữa các nhóm (χ 2 = 134,57 , p<0.001); cán bộ cung cấp kiến thức và khả năng đáp ứng về kiến thức cho người bệnh (χ 2= 26,25, p<0,001); việc có đủ các thiết bị trong các buổi cung cấp kiến thức với khả năng đáp ứng về cung cấp kiến thức (χ 2= 225,54, p<0,001); giới tính người bệnh và khả năng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng (χ 2 = 7,14 , p<0.01); việc cung cấp kiến thức và đánh giá sự đáp ứng dinh dưỡng (χ 2 = 3,18, p<0.05); công khai tình trạng nhiễm HIV của mình với đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng (p<0,01 và χ 2 = 0,95); khả năng đáp ứng về chăm sóc y tế và tình trạng hỗ trợ thuốc nâng cao thể trạng (χ 2= 104,03, p<0,001); thái độ kì thị, phân biệt đối xử của cán bộ PKNT với đánh giá khả năng đáp ứng về chăm sóc y tế (χ 2= 2,95, p<0,05); trình độ học vấn của người bệnh và khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc xã hội (χ 2 = 103,52 với P <0.001); việc công khai tình trạng nhiễm và đánh giá khả năng đáp ứng về xã hội (P <0.001, χ 2 = 10,92); việc được cung cấp kiến thức và khả năng đáp ứng về các nhu cầu xã hội. (χ 2 = 5,71, P <0,05); thu nhập bình quân gia đình/tháng và khả

năng đáp ứng về xã hội. (χ 2 = 38,82, p<0,001); nghề nghiệp của các đối tượng và khả năng đáp ứng về chăm sóc xã hội (χ 2 = 39,03 và p<0,001).

Nghiên cứu này có sự tương đồng về mối liên quan giữa kiến thức, sự công khai, có người trợ giúp và đáp ứng về chăm sóc sức khoẻ, nhưng khác về liên quan giữa yếu tố dân số xã hội học so với nghiên cứu của Hà Thị Minh Đức [7] (Ở những bệnh nhân có người trợ giúp trong điều trị, tỉ lệ tuân thủ điều trị cao hơn tỉ lệ tương ứng ở bệnh nhân không có người trợ giúp, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,03. Không có sự khác biệt giữa các đặc điểm của tuổi, giới, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng hôn nhân, đường lây, nhiễm trùng cơ hội, thời gian điều trị cũng như hoàn cảnh sống của bệnh nhân với tuân thủ điều trị ARV. Ở nhóm bệnh nhân có kiến thức đúng về tác dụng phụ tỉ lệ tuân thủ điều trị ARV cao hơn tỉ lệ tương ứng ở nhóm bệnh nhân có kiến thức chưa đúng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,02. Không có sự khác biệt giữa kiến thức về tuân thủ uống thuốc, kiến thức về thuốc, về cách uống, giờ uống, xử trí khi quên uống thuốc, về xử trí khi bị tác dụng phụ và kiến thức chung với tuân thủ điều trị ARV.)

Nghiên cứu này có sự tương đồng về mối liên quan giữa kiến thức mà người bệnh được cung cấp, nguồn phương tiện cung cấp thông tin thực hành dinh dưỡng và đáp ứng về chăm sóc sức khoẻ so với nghiên cứu của Võ Thị Năm (tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS tại thành phố Cần Thơ năm 2009).

Mối liên quan giữa yếu tố dân số xã hội học đối với tuân thủ điều trị: Phần lớn bệnh nhân tuổi đời rất trẻ < 40 tuổi chiếm tỷ lệ 88%, nam chiếm 63%. Trình độ học vấn thấp cấp 1, 2 chiếm 70%, trên 1/3 bệnh nhân thất nghiệp, hầu hết bệnh nhân nhiễm HIV do quan hệ tình dục không an toàn và đối tượng sống chung cũng là người hỗ trợ tốt nhất cho bệnh nhân. Mối liên quan giữa kiến thức với tuân thủ điều trị ARV : Có mối liên quan giữa kiến thức về tái khám hàng tuần trong tháng điều trị đầu tiên với tuân thủ điều trị ARV, kiến thức tái khám đúng đạt 80% và kiến thức chưa đúng là 20% (p=0,007). Tỷ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân có kiến thức chung đúng là 55% và của nhóm có kiến thức chung chưa đúng là 45% (p=0,006). Kiến thức đúng giúp bệnh nhân hiểu biết rõ hơn về tầm quan trọng và lợi ích của việc tuân thủ điều trị ARV, kiến thức đúng sẽ là động lực thúc đẩy bệnh nhân tuân thủ điều trị ARV. Mối liên quan giữa thực hành với tuân thủ điều trị ARV: Có mối liên quan giữa thực hành về dinh

dưỡng (ăn đủ bữa, rau củ, trái cây các loại) với tuân thủ điều trị có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Dinh dưỡng tốt giúp bệnh nhân HIV/AIDS duy trì sức khỏe và tăng cường khả năng chống đỡ của cơ thể với bệnh tật. Nhóm bệnh nhân có kiến thức chung đúng thực hành chung đúng cao gấp 11 lần nhóm có kiến thức chung chưa đúng. Mối liên quan giữa nguồn cung cấp thông tin với tuân thủ điều trị ARV: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thông tin từ sách báo tờ bướm và tuân thủ điều trị với p= 0,04. Nhóm bệnh nhân tiếp nhận nguồn thông tin về dịch vụ điều trị ARV thỉ tuân thủ điều trị ARV tốt (92%) cao hơn nhóm không tiếp cận thông tin. Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế vì thông tin bệnh nhân tiếp cận dịch vụ điều trị ARV sẽ tác động tốt đến việc tuân thủ điều trị ARV và hình thức sử dụng sách báo tờ bướm là một giải pháp thuận lợi nhất cho bệnh nhân tiếp cận. Nhóm bệnh nhân tiếp cận thông tin về tình trạng sức khỏe, tác dụng phụ thuốc ARV và tư vấn dự phòng đều có liên quan có ý nghĩa thống kê với tuân thủ điều trị p<0,05. Đánh giá thấy tình trạng sức khỏe, tác dụng phụ của thuốc ARV, tư vấn dự phòng trong quá trình điều trị ARV giúp bệnh nhân nhận thức được sự cần thiết phải điều trị liên tục để kéo dài cuộc sống, uống thuốc ARV đi cùng với tác dụng phụ sẽ có chuẩn bị tốt về mặt tâm lý, biết điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội bằng Cotrim, bao cao su sẽ giúp dự phòng lây nhiễm HIV, họ sẽ yên tâm khi hiểu rõ hơn diễn biến bệnh trạng của mình và thúc đẩy họ tuân thủ điều trị ARVtốt hơn.

4.4. Đề xuất một số giải pháp đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho ngườinhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại các phòng khám ngoại trú

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho người nhiễm hiv aids được điều trị arv tại thành phố hà nội (Trang 140 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w