a. Điều kiện nhân lực
3.4.4.5. Giải pháp hỗ trợ duy trì và thành lập các CLB/NTL của người nhiễm
Các cơ quan chức nămg: Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS cần xây dựng tài liệu, tổ chức tập huấn hướng dẫn cách thức thành lập, hoạt động CLB/ Nhóm tự lực người nhiễm HIV/AIDS.
Tập huấn kiến thức, nâng cao năng lực cho mạng lưới trưởng nhóm, thành viên nòng cốt của CLB/NTL người nhiễm HIV/AIDS chú trọng vào các kỹ năng lãnh đạo điều hành, kỹ năng phát triển tổ chức, kỹ năng tư vấn, kỹ năng vận động và quản lý tài chính, kỹ năng thuyết trình, khăng năng sử dụng vi tính, kỹ năng vận dụng công nghệ thông tin,....
Tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực thành viên CLB/NTL người nhiễm HIV/AIDS để trở thành người năng động, có khả năng tuyên truyền quảng bá các hoạt động của nhóm, có kỹ năng tiếp thị xã hội để vận động huy động được nhiều nguồn lực hỗ trợ kinh phí ủng hộ duy trì hoạt động của các CLB/NTL người nhiễm HIV/AIDS.
Xây dựng, mở rộng các mối quan hệ mật thiết giữa các CLB/NTL người nhiễm HIV/AIDS với các nhà tài trợ, các tổ chức nhằm tạo nguồn hỗ trợ bền vững cho CLB/NTL người nhiễm HIV/AIDS hoạt động.
Hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động CLB/NTL người nhiễm HIV/AIDS: Tư vấn, chăm sóc giảm nhẹ, theo dõi tác dụng phụ của điều trị ARV cho các thành viên của nhóm, câu lạc bộ giúp cho họ có được những kiến thức cơ bản để thể tự hỗ trợ, chăm sóc cho nhau.
3.5. Xây dựng mô hình chăm sóc sức khoẻ cho người nhiễm HIV/AIDS tại Phòng khám ngoại trú điều trị ARV
sức khoẻ cho người nhiễm HIV/AIDS tại Phòng khám ngoại trú điều trị ARV được triển khai thí điểm tại cơ sở Y tế quận Thanh Xuân, đặc biệt là phần 4 hỗ trợ chúng tôi áp dụng dựa vào sự hỗ trợ của Dự án “Hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại Thành Phố Hà Nội năm 2012 " được tài trợ bởi cơ quan hỗ trợ phát triển Australia - Đại sứ quán Australia tại Việt Nam.
3.5.1. Tóm tắt thông tin chung về đối tượng can thiệp
Độ tuổi trung bình 34,71; người ít tuổi nhất là 25 tuổi và nhiều nhất là 57 tuổi. Độ tuổi trung niên (từ 30-39 tuổi) chiếm số đông (70.32%). Tỷ lệ nam giới vẫn chiếm ưu thế (56,13%), nữ giới 43,87%. Tỷ lệ đối tượng có trình độ từ phổ thông trung học trở lên chiếm 60%, bậc trung học cơ sở chiếm 36,77%.
Nghề nghiệp của các đối tượng tương đối đa dạng, nhưng chiếm phần lớn vẫn là những nghề tự do (49,03%). Chủ yếu đây là những đối tượng đang làm các nghề kinh doanh buôn bán nhỏ, xe ôm, lao động chân tay… Số thất nghiệp chiếm 7,74%. Đặc biệt, có 20% đối tượng làm nhân viên hành chính, đây là đối tượng thuộc diện ẩn, khó khi tiếp cận và họ cũng e ngại khi tham gia các chương trình hỗ trợ, điều này có thể là yếu tố để khó đạt được hiệu quả cao khi thực hiện các chương trình hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS thông thường. Điều đáng quan tâm là đối tượng tham gia điều trị là công nhân, bộ đội, công an cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể (6,48%).
3.5.2. Kết quả can thiệp nội dung về hỗ trợ kiến thức
- Thời gian thực hiện: Tháng 3 - 6/2012.
- Mục tiêu: Hỗ trợ kiến thức cho những người sống chung với HIV giúp họ hiểu biết sâu hơn về các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS và tổ chức buổi thảo luận giúp họ sẻ chia các khó khăn vướng mắc trong cuộc sống để cùng họ tìm cách tháo gỡ; gồm 03 hoạt động cụ thể sau:
+ Hoạt động 1: Tổ chức lớp học kiến thức 1 dành cho các đối tượng có trong
danh sách tham gia dự án: hỗ trợ kiến thức về HIV và kiến thức về BHYT: làm sâu sắc thêm kiến thức và sự kiểu biết của họ về HIV, cung cấp cho họ kiến thức về dinh dưỡng, phát hiện sớm nhiễm trùng cơ hội, ý nghĩa và tầm quan trọng của BHYT.
+ Hoạt động 2: Tổ chức buổi chia sẻ 1 dành cho thành viên nòng cốt về những
khó khăn thường gặp và cách giải quyết chúng.
+ Hoạt động 3: Tổ chức buổi chia sẻ 2 với các bệnh nhân có tên trong danh
sách với sự tham gia của các cán bộ nòng cốt: thảo luận với các chuyên gia xác định những thách thức trong cuộc sống của người nhiễm HIV/AIDS và cách thực tế để giải quyết chúng. Liên kết sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương.
- Kết quả:
+ Hoạt động 1: Trong tổng số 105 bệnh nhân được phỏng vấn, có 98,71% cho
biết có được nhận các thông tin, kiến thức khi tham gia mô hình. Có 1,29% không nhận được thông tin. Khi tìm hiểu nguyên nhân thì chúng tôi được biết là do họ chưa sắp xếp được thời gian để đến tham gia các lớp tập huấn và thảo luận;100% đối tượng được phỏng vấn cho biết được cung cấp các nội dung sau: các kiến thức về nhiễm trùng cơ hội, kiến thức về thuốc nâng cao thể trạng, kiến thức về dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS
Bảng 71. Tỷ lệ các nội dung kiến thức mà bệnh nhân được cung cấp
Nội dung N = 105 %
Kiến thức chung về HIV 97 92.17
Kiến thức về thuốc ARV 96 92.16
Kiến thức về tuân thủ điều trị 105 100
Kiến thức về nhiễm trùng cơ hội 105 100
Kiến thức về thuốc nâng cao thể trạng 105 100
Kiến thức về dinh dưỡng cho người nhiễm HIV 105 100
Kiến thức về các chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với những người nhiễm HIV
86 82.35
Trong số những người tham gia các lớp tập huấn, có 98,69% đánh giá là những kiến thức này phù hợp với họ, 98,04% đánh giá hấp dẫn và 98,69% đánh giá là cần thiết, chỉ có 2 người cho rằng kiến thức này là cũ với họ và có 3 người cho biết họ không có thời gian để đến tham gia các lớp tập huấn này.
Khi được phỏng vấn sâu về những kiến thức được cung cấp trong các lớp tập huấn, các đối tượng có cho biết: “Cung cấp kiến thức là cần chứ ạ. HIV/AIDS thì
người ta tuyên truyền phòng chống nhiều ở ngoài đấy, nhưng để cụ thể về những thông tin mới cho việc chữa bệnh này, các thuốc bồi bổ này hay các bệnh nhiễm trùng cơ hội thì làm gì có ở ngoài nhiều đâu các chị, không tham gia những lớp như thế này thì bọn em làm sao mà biết được những thông tin đó. Bình thường khi đi khám, thỉnh thoảng bác sĩ bảo em bị suy gan, men gan cao, gì gì đó, mặc dù em chẳng rượu chè gì, người ta bảo uống nhiều rượu thì mới bị hại gan mà em thì không dùng mấy cái đó rồi, nên em có hiểu là gì đâu, chỉ biết uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ ở đây thôi. Nhưng khi tham gia lớp này thì em mới biết đó là do tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị…” nam bệnh nhân 26 tuổi. Hay như: “Kiến thức là cần chứ cô, bình thường cái gì mình thắc mắc là cũng muốn biết, biết rõ rồi, bây giờ mắc bệnh nữa, thiếu kiến thức làm sao mà biết cách chữa bệnh, làm cho người mình khoẻ lên được” nữ bệnh nhân 45 tuổi. “…có thêm kiến thức càng tốt chứ sao chị, bọn em là cần hiểu nhiều về bệnh này lắm, vừa để phòng tránh lây nhiễm sang mình, vừa để biết cách chăm sóc những người bệnh như chồng em khoẻ hơn, chứ đợt vừa rồi ốm quá, mình cũng thấy sốt ruột chẳng làm ăn được gì…” người nhà bệnh nhân, 30 tuổi. Theo lời bác sĩ: “Chúng tôi ở đây đã cố gắng hết sức để có thể gọi được đầy đủ bệnh nhân nhất đến tham gia các lớp tập huấn, các anh chị biết đấy, người bệnh họ cũng rất muốn được tham gia những lớp này, nhưng do mình thông báo đến họ không kịp, khiến một số người chưa sắp xếp được thời gian để đến tham dự thôi, còn nhìn chung là đều tham dự đủ cả…”
Trong tổng số 105 bệnh nhân tham gia các lớp tập huấn thì có 98 người ĐẠT về các kiến thức liên quan đến HIV/AIDS được cung cấp, chiếm 94,11%.
Đánh giá trước khi tổ chức lớp tập huấn có 97,47% các đối tượng trả lời đúng về các kiến thức về HIV/AIDS bao gồm: định nghĩa HIV/AIDS, đường lây truyền; 58,44% có kiến thức đúng về dinh dưỡng cho người HIV/AIDS; 45,57% người bệnh có kiến thức đúng về khái niệm các bệnh nhiễm trùng cơ hội, 91,14% biết cách xử lý khi bị mắc tiêu chảy, 83,54% biết cách phòng tránh các bệnh nhiễm trùng cơ hội; chỉ có 12,66% các đối tượng đã từng có thẻ bảo hiểm y tế khi tham gia dự án và 84,62% trả lời đúng về các kiến thức thực hành bảo hiểm y tế như: các bệnh được bảo hiểm chi trả, giá trị chi trả khi đi khám bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế…
+ Hoạt động 2: Nội dung lớp thảo luận cho 30 thành viên nòng cốt:
Truyền thông sáng tạo: Giúp cho học viên kỹ năng thuyết phục tăng cường khả năng hành động cải thiện mối quan hệ trong gia đình và ngoài cộng đồng.
Kỹ năng tư vấn và sinh hoạt nhóm. Giúp cho học viên kỹ năng giao tiếp tích cực, tạo hứng thú cho người tham gia nhằm mục đích buổi sinh hoạt đạt được mục tiêu đề ra.
+ Hoạt động 3: Nội dung lớp thảo luận cho người nhiễm HIV/AIDS
Cách xây dựng thực đơn, lựa chọn thực phẩm, sơ chế…Thực hành nấu và trình bày một bữa ăn đúng theo tiêu chuẩn dinh dưỡng và phù hợp với người nhiễm HIV/AIDS.
Chia sẻ những thắc mắc bản thân bạn bè và gia đình người nhiễm HIV/AIDS về những bệnh NTCH, những tác dụng phụ của điều trị ARV, giảng viên hỗ trợ xử lý các tình huống đó.
Chia sẻ những thắc mắc bản thân bạn bè và gia đình người nhiễm HIV/AIDS về sử dụng thẻ BHYT, giảng viên hỗ trợ xử lý các tình huống thực tế của từng học viên liên quan đến việc sử dụng thẻ BHYT.
Chia sẻ các câu chuyện của người nhiễm HIV/AIDS, lắng nghe những tâm sự tạo cho bệnh nhân tham gia thảo luận cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Đưa một số ví dụ vượt qua bệnh tật thành công trong cuộc sống của người nhiễm HIV/AIDS, giúp cho người nhiễm HIV/AIDS tham gia hội thảo có một cái nhìn lạc quan vào hoàn cảnh hiện tại của mình và có cái nhìn tươi sang về tương lai.
Sau khi tham gia lớp tập huấn này, các học viên sẽ được điền vào phiếu đánh giá về lớp tập huấn như sau:
Bảng 72. Đánh giá của học viên về cách tổ chức khóa thảo luận
Số học viên( N=105) % Rất phù hợp 72 69.27 Khá phù hợp 20 19.68 Bình thường 11 9.43 Ít phù hợp 2 1.54 Không phù hợp 0 0 Tổng 370 100.00
Bảng 73. Đánh giá của học viên về nội dung khóa thảo luận Số học viên( N=105) % Rất có ích 71 68.11 Khá có ích 17 16.22 Bình thường 15 13.78 Ít có ích 2 1.89 Không có ích 0 0 Tổng 370 100.00
Có đến 88,95% các học viên đánh giá cách tổ chức những lớp tập huấn như thế này là phù hợp với họ. Trong tổng số 370 người tham gia đánh giá thì có 84,33% đánh giá cao về nội dung của khóa thảo luận này, theo họ thì đây là những nội dung rất có ích để chia sẻ, thảo luận cho cuộc sống của người nhiễm HIV/AIDS. Ngoài ra theo phiếu đánh giá cũng cho thấy, có 97,72% các đối tượng tham gia khóa thảo luận cho biết sự giúp đỡ của các chuyên gia với họ là hiệu quả, 98,92% số họ cảm thấy rất thoải mái và thoải mái khi chia sẻ cùng với các chuyên gia, 98,92% cảm thấy tìm được nhiều cách giải quyết hữu hiệu hơn về các vấn đề khó khăn trong cuộc sống của người nhiễm H. Do đó, 98,92% số họ cảm tưởng rất vững vàng trong việc đối mặt với các khó khăn và 93,02% thấy tự tin khi chia sẻ các kiến thức có liên quan đến HIV/AIDS với những người cùng hoàn cảnh sau khóa học. Và 99,46% các đối tượng có mong muốn được tham gia vào các khóa học tiếp theo như vậy.
3.5.3. Kết quả can thiệp về nội dung hỗ trợ thẻ Bảo hiểm y tế cho đối tượng
- Thời gian thực hiện: Tháng 4-8 /2012.
- Mục tiêu: Hỗ trợ mua thẻ BHYT giúp người nhiễm HIV/AIDS có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận sớm với các dịch vụ y tế giảm nguy cơ bệnh tật cho chính họ và giảm gánh nặng công việc cho cán bộ y tế: Gồm 03 hoạt động cụ thể như sau:
+ Hoạt động 1: Lập danh sách bệnh nhân nhận được hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế.
+ Hoạt động 2: Tiến hành mua thẻ bảo hiểm y tế cho bệnh nhân được hỗ trợ. + Hoạt động 3: Theo dõi kết quả sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của các bệnh nhân được hỗ trợ
- Kết quả:
+ Hoạt động 1: Lập danh sách bệnh nhân nhận được hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế.
Danh sách hỗ trợ thẻ bảo hiểm của 300 bệnh nhân được hoàn thiện đầy đủ theo đúng tiêu chí chọn mẫu. Kèm theo danh sách này có bao gồm đầy đủ các giấy tờ xin đăng ký tham gia bảo hiểm y tế, hóa đơn mua thẻ bảo hiểm y tế. Đã hoàn thiện toàn bộ
sổ sách theo dõi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế cho bệnh nhân. 100% các đối tượng trong danh sách tham gia làm đơn xin hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế của dự án được phát thẻ bảo hiểm y tế, trong đó Tây Hồ là 200 người và Thanh Xuân là 100 người. Các mẫu báo cáo theo dõi cấp phát và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của bệnh nhân cũng được các phòng khám ngoại trú (PKNT) gửi lên ban quản lý dự án (BQLDA) hàng tháng..
+ Hoạt động2: Mua thẻ bảo hiểm y tế cho bệnh nhân được hỗ trợ qua các hình thức:
Bệnh nhân tự đi mua thẻ BHYT tại nơi cư trú sau đó mang hóa đơn hoặc thẻ về phòng khám Tây Hồ, Thanh Xuân để thanh toán tiền hỗ trợ mua thẻ BHYT =121 thẻ .
Cán bộ Ban quản lý dự án lấy danh sách và các giấy tờ đăng ký mua thẻ BHYT tự nguyện, Sau dó đăng ký với BHXH Hà Nội mua và phát cho bệnh nhân có sở sách, chứng từ theo dõi đầy đủ = 179 thẻ.
+ Hoạt động 3:Theo dõi kết quả sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của các bệnh nhân được hỗ trợ:
Qua phỏng vấn 370 bệnh nhân nhận được hỗ trợ của dự án, đã có 65,23 % đánh giá là rất có ích và 18,87 % là khá có ích về việc có thẻ bảo hiểm y tế trong cuộc sống của họ. Hầu hết bệnh nhân đều cho rằng họ sẽ cảm thấy tự tin hơn khi đi chữa bệnh mà có thẻ bảo hiểm y tế vì lý do hoàn cảnh của họ rất khó khăn để có thể chi trả được những chi phí y tế khi đi khám chữa bệnh.
Theo đánh giá của các bệnh nhân thì: “Thẻ bảo hiểm quan trọng chứ em, đi khám
chữa bệnh có thẻ bảo hiểm là cũng đỡ đi nhiều đấy…” nam bệnh nhân 30 tuổi, “…đi khám thẻ bảo hiểm cũng hơi phải chờ hơi lâu nhưng đúng là với không có nó thì những người như bọn cô cũng vất vả và sợ đi khám lắm vì chi phí đắt đỏ…” nữ bệnh
nhân 51 tuổi. “… may mà có thẻ bảo hiểm y tế, không có muốn cho chồng em đi kiểm
tra sức khoẻ hay đi khám là cũng lại lo…” người nhà của một bệnh nhân. Theo một
cán bộ phòng khám cho biết: “Theo tôi thấy dự án hỗ trợ cho những người bệnh có thẻ
bảo hiểm y tế là rất hữu ích, những bệnh nhân được hỗ trợ thẻ đa số đánh giá rất cao về chương trình, nhiều bệnh nhân không nằm trong dự án còn muốn nếu năm sau có dự án tương tự thì cho họ được tham gia. Lúc đầu các bệnh nhân còn nhiều thắc mắc và lo ngại do họ sợ lộ danh tính của họ khi đi khám sử dụng thẻ bảo hiểm y tế, nhưng sau khi dự án tổ chức các lớp thảo luận thì tâm lý của họ đã hoàn toàn được giải tỏa