a. Điều kiện nhân lực
Có ít nhất 01 bác sỹ hoặc y sỹ được phép kê đơn thuốc theo quy định của pháp luật;
Có ít nhất 01 điều dưỡng có trình độ trung học trở lên; Có ít nhất 01 dược sĩ có trình độ trung học trở lên; Có 01 cán bộ hành chính;
Các cán bộ quy định tại điểm a, b và điểm c khoản 1 Điều này phải có chứng nhận đã qua tập huấn về chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS.
Nhân lực chuyên trách kiểm soát nhiễm khuẩn
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm nhân lực cho Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn hoạt động. Ngoài nhân lực cho các bộ phận như khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, bộ phận giám sát nhiễm khuẩn phải bảo đảm tối thiểu 01 nhân lực được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn/150 giường bệnh.
b. Nhiệm vụ của các cán bộ:
Y/ Bác sĩ phụ trách:
+ Chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức hoạt động khám, chữa bệnh tại phòng khám. + Phân công nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên trong phòng khám.
+ Lên lịch tiếp nhận, khám chữa bệnh cụ thể cho người nhiễm HIV/AIDS. +Tham gia giao ban định kỳ.
+ Thực hiện nhiệm vụ của bác sĩ điều trị tại cơ sở y tế điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) theo phạm vi chuyên môn được quy định tại Thông tư 09.
+ Tổ chức xét duyệt điều trị ARV theo quy định của Bộ Y tế. + Chịu trách nhiệm về kiểm tra chất lượng số liệu trong báo cáo. Điều dưỡng:
+ Thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng theo quy định của Bộ Y tế. + Quản lý hồ sơ, bệnh án tại phòng khám.
+ Tiếp nhận bệnh nhân, lập lịch hẹn, chuẩn bị bệnh án bệnh nhân tái khám, báo cáo các trường hợp bệnh nhân không đến tái khám theo hẹn cho bác sĩ điều trị.
+ Phối hợp với bác sĩ điều trị và cán bộ dược dự trù nhu cầu thuốc ARV và các loại thuốc khác.
+ Bảo quản trang thiết bị, thuốc và các tài sản của phòng khám.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của bác sĩ phụ trách phòng khám. Cán bộ tư vấn:
+ Tư vấn tại chỗ cho bệnh nhân HIV và gia đình họ, bao gồm tư vấn hỗ trợ, tư vấn các biện pháp phòng ngừa lây truyền HIV, tư vấn chuẩn bị điều trị ARV, tư vấn tuân thủ điều trị.
+ Phối hợp với cộng tác viên xã/ phường tổ chức hoạt động truyền thông về lợi ích của điều trị sớm, sự cần thiết của tuân thủ điều trị.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của bác sĩ phụ trách phòng khám. + Có trình độ chuyên môn từ trung cấp y tế hoặc xã hội trở lên.
+ Có kỹ năng tư vấn và kiến thức về HIV/AIDS. Cán bộ dược:
+ Thực hiện việc cấp phát thuốc theo y lệnh của bác sĩ.
+ Quản lý, sắp xếp kho thuốc theo đúng quy định hiện hành. Tiếp nhận và quản lý các thuốc điều trị và dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội, thuốc ARV và vật tư tiêu hao do Ban quản lý dự án tỉnh (BQLDA) cung cấp, đảm bảo tuân thủ quy định của dự án và Bộ Y tế.
+ Cấp phát thuốc và vật tư tiêu hao cho các xã/ phường theo kế hoạch được ban chỉ đạo phê duyệt. Tổng hợp việc sử dụng, tồn thuốc và vật tư tiêu hao tại xã/ phường.
+ Tổng hợp và quản lý số liệu bệnh nhân điều trị của phòng khám.
+ Làm báo cáo định kỳ hàng tháng về nhập, xuất, tồn kho. Phối hợp với bác sĩ điều trị, cán bộ phụ trách Chương trình Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
(PLTMC) dự trù nhu cầu thuốc cho PLTMC (khi mang thai, khi đẻ và sau đẻ) và vật tư tiêu hao cần cho kỳ tiếp theo.
+ Chịu trách nhiệm làm báo cáo tình hình bệnh nhân, sử dụng và tồn kho thuốc, sử dụng xét nghiệm, sinh phẩm báo cáo bác sĩ phụ trách phòng khám trước khi gửi BQLDA tỉnh/Ban chỉ đạo huyện (BCĐ).
+ Quản lý tài sản, vật tư trang thiết bị do dự án hỗ trợ tại kho.
+ Thực hiện các công việc khác do bác sĩ phụ trách phòng khám và BQLDA tỉnh/BCĐ huyện phân công.
c. Giải pháp nâng cao trình độ cán bộ y tế trong tư vấn chăm sóc và điều trị tại các PKNT
Chọn, cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn do tuyến trên mở.
Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế trong tư vấn chăm sóc và điều trị tại các PKNT.
- Cung cấp thông tin cập nhật về HIV/AIDS và về phòng, chống HIV/AIDS. - Giao ban định kỳ hàng tháng, hàng quý về công tác phòng, chống HIV/AIDS. - Tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm các mô hình, các điển hình thực hiện tốt công tác phòng, chống HIV/AIDS.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ của hệ thống phòng, chống HIV/AIDS; từng bước tăng tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học, trên đại học. Có chính sách đãi ngộ hợp lý nhân tài, khuyến khích sử dụng cán bộ y tế trong phòng, chống HIV/AIDS. Điều chỉnh, bố trí hợp lý cán bộ phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực công tác;
- Đa dạng hoá loại hình đào tạo cán bộ công tác trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS; Khuyến khích các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, tổ chức cộng đồng, tôn giáo và người nhiễm HIV/AIDS có kiến thức, kỹ năng tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
3.4.3.2. Giải pháp liên quan đến cung cấp dịch vụ y tế a. Giải pháp về BHYT
Đẩy mạnh công tác Thông tin – Giáo dục – Truyền thông về BHYT theo chiều rộng qua nhiều kênh: vô tuyến, đài báo, tờ rơi….đặc biệt quan tâm tới hình thức tuyên truyền trên vô tuyến. Thông tin – Giáo dục – Truyền thông theo chiều sâu:
- Hướng dẫn trình tự sử dụng thẻ BHYT bằng hình thức tờ rơi hoặc phương tiện truyền thông trực tiếp tại các cơ sở y tế.
- Mức hỗ trợ khi tham gia BHYT.
- Giáo dục tuyên truyền về chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế.
Thủ tục khám chữa bệnh bằng BHYT cần khoa học và hiệu quả hơn, đặt lợi ích của người bệnh lên hàng đầu, dịch vụ được thụ hưởng từ thẻ BHYT cần chất lượng và có giá trị.
Cấp phát thẻ BHYT cho người nhiễm HIV tại PKNT: Hỗ trợ kinh phí, hỗ trợ cơ chế, chính sách.
b. Giải pháp hỗ trợ điều trị bằng ARV * Tư vấn tuân thủ
- Mục đích: Giúp người nhiễm HIV và gia đình họ củng cố thông tin về tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị ARV.
- Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị:
+ Hỏi các thông tin về tuân thủ điều trị: Uống thuốc như thế nào? Có bị quên thuốc lần nào không?
+ Đếm số viên thuốc còn lại và đối chiếu với Sổ Y bạ xem lượng thuốc còn lại có phù hợp với số thuốc ghi trong Sổ Y bạ không.
- Hỗ trợ người nhiễm HIV thực hiện việc tuân thủ điều trị tốt phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh (lịch nhắc thuốc, đồng hồ báo thức hoặc gắn việc uống thuốc với một hoạt động quen thuộc hàng ngày).
- Nếu người nhiễm HIV không nhớ được là họ có uống thuốc đúng hay không và có quên liều nào không thì cần giới thiệu họ tới bác sỹ điều trị để được tư vấn, đánh giá về việc tuân thủ và xử trí phù hợp.
* Tư vấn hỗ trợ khi quên liều
- Các lý do quên uống thuốc rất khác nhau như: đi công tác hay đi làm xa, giờ làm việc không phù hợp với giờ uống thuốc, hết thuốc nhưng chưa kịp đi lĩnh, chia sẻ thuốc cho các bạn đồng đẳng... Xác định các khó khăn, cản trở trong việc tuân thủ điều trị, thảo luận với người nhiễm HIV các biện pháp khắc phục, các khó khăn để thực hiện tốt việc tuân thủ điều trị.
- Khi người nhiễm HIV quên uống thuốc đúng giờ trong ngày cần tư vấn cho họ: + Uống ngay liều thuốc đó khi họ nhớ ra;
+ Liều vừa uống phải cách liều kế tiếp ít nhất 4 tiếng; + Các ngày sau vẫn uống thuốc đúng giờ quy định; + Không uống 2 liều liền một lúc.
Chú ý: Nếu lúc nhớ ra quên uống thuốc đúng vào thời gian cần uống liều tiếp theo thì uống luôn liều thuốc đó và bỏ liều cũ chưa uống.
* Xử trí tác dụng phụ của ARV
- Tác dụng phụ thường xảy ra trong vòng 2 - 4 tuần sau khi bắt đầu điều trị ARV. Cần thông báo cho người nhiễm HIV biết trước tác dụng phụ có thể xảy ra để họ chuẩn bị tinh thần và có cách xử trí phù hợp tại nhà.
- Cung cấp chăm sóc triệu chứng phù hợp để quản lý các triệu chứng của các tác dụng phụ thông thường tại nhà như đau đầu, buồn nôn, nôn, chóng mặt, tiêu chảy... Cảm giác tê bì ở tay chân cũng có thể gặp ở một số trường hợp.
- Giới thiệu người nhiễm HIV đến cơ sở y tế phù hợp trong những trường hợp sau: + Có các tác dụng phụ nguy hiểm;
+ Tiếp tục ốm nặng (bị các nhiễm trùng cơ hội nặng khác) mặc dù đã đang điều trị ARV; + Bị thiếu máu và rất yếu;
+ Bị phát ban da toàn thân.
3.4.3.3.Giải pháp về chuyển tuyến và nhận chuyển tuyến
- Nắm chắc thực trạng hệ thống các dịch vụ chuyển tuyến - Xác định nhu cầu của người bệnh
- Thảo luận và hỗ trợ người bệnh tiếp cận với các dịch vụ chuyển tuyến - Kiểm tra kết quả giới thiệu dịch vụ chuyển tuyến và phản hồi nhận chuyển tuyến
Để hệ thống chuyển tiếp, chuyển tuyến hoạt động có hiệu quả, sau khi thiết lập cần: - Có hệ thống thẻ chuyển tiếp, giấy giới thiệu chuyển tuyến... để giúp cho người bệnh và các cơ sở cung cấp dịch vụ thuận lợi hoạt động;
- Có quy định về thông tin phản hồi trong hệ thống để các đơn vị kịp thời nắm bắt và hỗ trợ hệ thống hoạt động.
- Tổ chức giao ban rút kinh nghiệm định kỳ để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong hoạt động.
3.4.4. Giải pháp về chăm sóc xã hội
3.4.4.1.Các giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động Thông tin - Giáo dục - Truyền thông
a. Giải pháp xây dựng và củng cố mạng lưới hệ thống tổ chức
Đầu tư xây dựng, củng cố và hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin, giáo dục truyền thông trong các cơ sở y tế từ từ thành phố Quận/Huyện/Thị xã đến các phường/xã; Mở rộng mạng lưới truyền thông viên (TTV), tình nguyện viên (TNV) tại cộng đồng.
Phát triển mạng lưới hệ thống cộng tác viên tuyên truyền: Tuyên truyền vận động huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia: Các nhà lãnh đạo, quản lý các hoạt động các Chính trị gia, các thủ lĩnh tôn giáo, Hội Thanh niên, Hội phụ nữ và các đối tượng liên quan khác. Nòng cốt là những tình nguyện viên, các thành viên nòng cốt của các CLB, Nhóm tự lực tham gia hoạt động truyền thồng truyên truyền giáo dục cung cấp thông tin cho cộng đồng dân cư và cho các nhóm đối tượng. Mở rộng mô hình truyền thông giáo dục đồng đẳng và phát triển hình thức bạn giúp bạn trong cộng đồng người nhiễm HIV/AIDS.
b. Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Xây dựng đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động IEC có khả năng quản lý, giám sát, hiểu biểt đầy đủ các kiến thức về HIV/AIDS để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác thông tin, giáo dục và truyền thông
Tuyển chọn, đào tạo chuẩn hóa đội ngũ chuyên gia, đội ngũ giảng viên, hoàn chỉnh hệ thống tài liệu, giáo trình đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, cập nhật kiến thức, phù hợp với từng loại đối tượng để tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho mạng lưới truyền thông viên, cộng tác viên ở cơ sở.
c. Giải pháp về đầu tư kinh phí
Huy động mọi nguồn kinh phí: Ngân sách Nhà nước, tổ chức, cá nhân, cộng đồng xã hội và sự tài trợ của quốc tế đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện, dụng cụ, tài liệu và cho hoạt động Thông tin - Giáo dục - Truyền thông.
Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí cho hoạt động IEC
d. Giải pháp hợp tác quốc tế
Tăng cường giao lưu, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về thông tin - giáo dục- truyền thông đã có, đồng thời mở trộng, tìm kiếm các khả năng hợp tác mới về thông tin - giáo dục - truyền thông.
e. Giải pháp xã hội hoá
Xã hội hoá các hoạt động truyền thông, thông tin, tuyên truyền, giáo dục về HIV/AIDS về hỗ trợ chăm sóc giảm thiểu tác hại của HIV/AIDS bằng cách động viên khuyến khích huy động cộng đồng bao gồm: Các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan, đoàn thể quần chúng, những người làm từ thiện, tổ chức phi chính phủ (NGOs), các doanh nghiệp, mọi tầng lớp xã hội kể cả bản thân người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ cùng tham gia truyền thông, thông tin, tuyên truyền, giáo dục qua đó nâng cao xã hội hoá công tác hỗ trợ chăm sóc giảm thiểu tác hại cho người nhiễm HIV/AIDS.
3.4.4.2.Giải pháp nâng cao chất lượng & phát triển dịch vụ chăm sóc xã hội cho người nhiễm HIV/AIDS
Thành phố cần tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho phát triển và mở rộng các dịch vụ xã hội đáp ứng các nhu cầu chăm sóc xã hội cơ bản cho người nhiễm HIV/AIDS. Ưu tiên phát triển trước hết là các cơ sở hỗ trợ đào tạo, dậy nghề hướng nghiệp, tư vấn giới thiệu việc làm cho người nhiễm HIV/AIDS.
Ban hành các văn bản chỉ thị, nghị quyết, quyết định khuyến khích các cơ sở đào tạo dậy nghề, giới thiệu việc làm và các cơ quan đơn vị, các tổ chức kinh tế phải tiếp nhận người nhiễm HIV/AIDS vào làm việc không phân biệt đối sử với người nhiễm HIV/AIDS trừ những ngành nghề nhà nước qui định người nhiễm HIV/AIDS không được làm,
Mở rộng, phát triển các dịch vụ tư vấn hỗ trợ kết nối người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại các Phòng khám ngoại trú với các dịch vụ chăm sóc xã hội.
Xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng tổ chức phòng khám điều trị ARV lồng ghép hoạt động Thông tin – Giáo dục - Truyền thông cung cấp các dịch vụ chăm sóc cho người nhiễm HIV/AIDS trong hệ thống các cơ sở y tế từ Thành phố các Quận (Huyện/Thị xã) đến Phường (xã) đảm bảo mỗi cơ sở y tế đều phải có một phòng khám xét nghiệm, điều trị ARV kết hợp thực hiện tư vấn các kiến thức về HIV và các kiến thức liên quan đến HIV, về tuân thủ điều trị ARV cũng như kết nối người nhiễm HIV/AIDS với các dịch vụ chăm sóc xã hội cho người nhiễm HIV/AIDS
Xây dựng, phát triển mở rộng hệ thống Phòng khám tư vấn ngoại trú đảm bảo Phòng khám ngoại trú có đáp ưng đủ các tiêu chuẩn theo qui định như: Phải có các trang thiết bị cần thiết đảm bảo hiệu quả tư vấn: TV, đầu video, các dụng cụ trực quan truyền tải cung cấp các thông tin có sức thuyết phục.
Đào tạo kỹ năng cho cán bộ làm công tác tư vấn. Cán bộ tư vấn ngoài các kiến thức chuyên môn cần phải có những hiểu biết xã hội và còn phải là người kết nối chỉ dẫn cho người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc xã hội.
3.4.4.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tham gia vào hệ thống chăm sóc sứckhỏe cho người nhiễm khỏe cho người nhiễm
Thường xuyên có kế hoạch và triển khai tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn bồi dưỡng các kiến thức về quản lý, kiến thức chuyên môn y tế, kỹ thuật chăm sóc, phòng tránh lây nhiễm, cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS nhằm không ngừng bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý,