Các nhóm giải phát can thiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho người nhiễm hiv aids được điều trị arv tại thành phố hà nội (Trang 114 - 116)

Các giải pháp chăm sóc và hỗ trợ dinh dưỡng của người nhiễm HIVchủ yếu được thực hiện tại các cơ sở cung cấp dịch vụ Y tế được thực hiện theo các bước sau:

- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng .

- Xác định bị suy dinh dưỡng vừa hay tình trạng dinh dưỡng bình thường. - Lựa chọn và thực hiện giải pháp dinh dưỡng phù hợp.

- Theo dõi thường xuyên để giám sát sự phục hồi của tình trạng khỏi suy dinh dưỡng và duy trì tình trạng dinh dưỡng đã được cải thiện.

a. Giải pháp hỗ trợ dinh dưỡng cho phụ nữ nhiễm HIV mang thai

- Đảm bảo tất cả phụ nữ mang thai nhận được sự chăm sóc trước và sau sinh - Phải được xác định tiêu chuẩn điều trị ARV , nếu không đủ tiêu chuẩn điều trị ARV phải được điều trị dự phòng ARV.

- Sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. - Điều trị kịp thời nhiễm trùng cơ hội.

- Nếu bệnh nhân khó khăn không đảm bảo nguồn lương thực thì cần phải được hỗ trợ từ các nguồn hỗ trợ các tổ chức an sinh xã hội.

- Tư vấn hướng dấn bà mẹ sử dụng thực phẩm giàu năng lượng cho phụ nữ có thai và sau sinh.

- Đảm bảo cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng: sắt , folics . những trường hợp thiếu máu nặng cần được điều trị kịp thời theo chỉ định của bác sĩ.

- Phải có quy trình tư vấn chăm sóc cho phụ nữ mang thai. Tư vấn nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ nhỏ nuôi con bằng sữa mẹ hoặc nuôi con bằng sữa thay thế dựa trên 6 điều kiện của Who. Tái khám 2-3 tháng 1 lần , nếu tình trạng dinh dưỡng xấu đi phải được thực hiện các giải pháp chăm sóc dinh dưỡng phù hợp và nặng lên cần đưa vào các cơ sở y tế điều trị.

b. Giải pháp hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em bị nhiễm HIV

- Hỏi các điều kiện chăm sóc y tế và dinh dưỡng của trẻ. - Kiểm tra tình trạng sức khỏe và việc điều trị ARV.

- Tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ cách chăm sóc trẻ, chế độ ăn của trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi, 6 tháng đến 12 tháng và 12 tháng đến 36 tháng …

- Khuyến khích bà mẹ cho trẻ bú mẹ sau kiểm tra tình trạng nhiễm của mẹ và của trẻ. - Hố trợ tăng khả năng tiếp cận thực phẩm

- Đối với trẻ em dưới 6 tháng được hỗ trợ sữa hoàn toàn nhằm đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho trẻ, tư vấn cho bà mẹ tạo nguồn thực phẩm tại chỗ (xây dựng vườn gia đình) hoặc sử dụng tốt nhất những thực phẩm có tại gia đình và địa phương.

- Hỗ trợ từ các tổ chức an sinh xã hội.

- Đảm bảo cung cấp các vi chất dinh dưỡng, thực hiện tiêm chủng đầy đủ. - Tẩy giun cho trr từ 24 tháng tuổi và nên nhắc lại 6 tháng 1 lần.

- Đảm bảo chăm sóc trẻ an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm, chống tương tác thuốc và thức ăn.

- Kiểm tra lại trong vòng 1 đến 2 tuần 1 lần đối với trẻ dưới 6 tuổi, nếu tiến triển tốt thì kiểm tra 1-2 tháng 1 lần tùy theo đáp ứng của bệnh.

c. Giải pháp hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng cho người lớn bị nhiễm HIV

- Nếu bệnh nhân mất an ninh thực phẩm hộ gia đình thì hỗ trợ tìm kiếm sự giúp đỡ của các chương trình y tế và an ninh xã hội sẵn có ở địa phương, hỗ trợ lương thực thực phẩm.

- Hướng dẫn người bệnh sử dụng thực phẩm giàu năng lượng sẵn có để đảm bảo cung cấp 10% nhu cầu năng lương lượng tăng thêm.

- Bổ sung đa vi chất cho người bệnh. - Tẩy giun 6 tháng 1 lần.

- Tư vấn cho người nhiễm HIV/AIDS, người nhà của người nhiễm HIV cách chăm sóc tại nhà về sử lý triệu chứng HIV thông qua chế độ ăn uống hợp vệ sinh và an toàn thực phẩm, về tương tác thuốc và thức ăn…

- Tái khám 2 đến 3 tháng 1 lần nếu tình trạng dinh dưỡng xấu đi, lựa chọn và thực hiện giải pháp chăm sóc dinh dưỡng phù hợp. Nếu bệnh có dấu hiệu nặng lên thì cần đến gặp nhân viên y tế ngay.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho người nhiễm hiv aids được điều trị arv tại thành phố hà nội (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w