Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho người nhiễm hiv aids được điều trị arv tại thành phố hà nội (Trang 116 - 174)

Từ khi nhiễm HIV cho đến khi thành AIDS là một khoảng thời gian dài trong nhiều năm. Trong thời gian đó, người nhiễm HIV vẫn khỏe mạnh và làm việc bình thường để sinh sống. Chế độ dinh dưỡng cho những người bị nhiễm HIV là rất quan trọng.

a. Dinh dưỡng tốt góp phần cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

- Người nhiễm HIV cần cố gắng ăn càng nhiều càng tốt trước hết là các sản phẩm sữa, thịt nạc và ăn đầy đủ trái cây và rau quả. Không ăn những loại thịt nướng chưa chín hoặc còn sống vì đó là mầm mống các loại vi khuẩn có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho những người bị nhiễm AIDS.

- Cần ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng trong một ngày: nhóm bột đường: cơm, bánh mì, bắp...; nhóm thức ăn giàu đạm: thịt, cá, tôm, sữa, đậu; nhóm chất béo: dầu ăn, bơ, đậu phộng...; nhóm vitamin và khoáng chất: rau quả, trứng, sữa, trái cây... Ăn đủ 4 nhóm với lượng vừa phải, riêng rau quả có thể dùng nhiều. Nên ăn nhiều lần trong ngày để hấp thu tốt (4 - 6 lần/ngày); không bỏ bữa, không ăn qua loa hoặc chỉ uống nước cho no.

- Người nhiễm HIV/AIDS bị suy giảm sức đề kháng nên dinh dưỡng an toàn giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng cơ hội lây qua đường tiêu hóa. Do đó nên sử dụng các thực phẩm tươi, chế biến hợp vệ sinh, nấu chín kỹ các thực phẩm ăn chín (thịt, cá, tôm,

trứng...) và ăn trong vòng 6 giờ. Rửa thật sạch rau quả ăn sống trước khi dùng. Gọt vỏ trái cây trước khi ăn. Uống nước sạch đã nấu chín. Các loại nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai đôi khi không đảm bảo vệ sinh. Rửa tay trước khi nấu nướng, trước khi ăn hoặc uống thuốc cũng như sau khi đi vệ sinh...

- Người nhiễm HIV không nên ăn thức ăn còn sống, hư, mốc, hết hạn sử dụng; không ăn nhiều ớt, tiêu, gia vị cay dễ làm lở miệng, nhất là khi đã giảm sức đề kháng, không uống rượu, cà phê hay trà đậm vào bữa vì có thể làm cơ thể kém hấp thu các khoáng chất.

b. Điều trị tốt những nhiễm trùng cơ hội

- Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn AIDS Ở giai đoạn này người bệnh có những biểu hiện của biếng ăn và chán ăn, vì thế: ăn ít nhưng ăn nhiều lần trong ngày. Thêm gia vị, rau thơm vừa phải sao cho thấy ngon miệng. Cố gắng giữ tinh thần thoải mái khi ăn, ăn cùng người khác cho vui, ăn loại thức ăn ưa thích. Uống nước trái cây tươi để giúp cơ thể sảng khoái, kích thích ăn uống.

- Khi bị đau ở miệng, lưỡi, nên: ngậm nước đá để giảm đau. Tránh ăn uống thực phẩm nóng, cay. Nếu bị đau ở miệng, họng, có thể ăn sữa chua giúp làm giảm đau. Ăn thức ăn mềm hoặc đã nghiền bằng máy xay sinh tố. Ăn bằng ống hút.

- Trong điều kiện kinh tế khó khăn, vẫn có thể đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS bằng các giải pháp thay thế. Các loại đậu hạt như đậu phộng, các thực phẩm từ đậu nành, mì căn thay tiền như rau cho chất đạm từ động vật. Các loại rau, củ, quả như rau muống, rau dền, bí đỏ, chuối, thơm... cung cấp vitamin và muối khoáng.

c. Tập luyện hợp lý

Không nên hoạt động quá sức, ví dụ thi đấu thể thao, ngược lại luyện tập thường xuyên như đi bộ, bơi, đánh cầu lông... Tránh buồn phiền và lo lắng. Ngủ đầy đủ sẽ làm tăng khả năng của hệ thống miễn dịch của con người. Bệnh nhân nên tránh nắng gắt và ở những môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao, cũng nên tránh những tình huống căng thẳng cả về mặt tinh thần. Vì bệnh nhân đang có nguy cơ chịu những hậu quả của bất cứ bệnh truyền nhiễm nào vì vậy bạn nên tích cực tự bảo vệ mình khi tiếp xúc gần với những người có những bệnh truyền nhiễm.

Vẫn tiếp tục làm việc nếu đủ khả năng. Gặp gỡ thường xuyên với gia đình và bạn bè để được sống vui vẻ bình thường. Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân: đánh răng hàng ngày, tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh kinh nguyệt (đối với phụ nữ).

3.4.3. Giải pháp về chăm sóc y tế

Theo như kết quả trên, để đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế của bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị tại Phòng khám ngoại trú, nhóm nghiên cứu đề xuất triển khai các nhóm giải pháp sau: Giải pháp về nhân lực (số lượng và chất lượng), cơ sở vật chất, trang thiết bị; Giải pháp nâng cao trình độ cán bộ y tế trong tư vấn, chăm sóc và điều trị tại cơ sở y tế; Giải pháp liên quan đến cung cấp dịch vụ y tế: BHYT, hỗ trợ điều trị bằng ARV, chuyển tuyến; Giải pháp về truyền thông để tránh kỳ thị, phân biệt đối xử.

3.4.3.1. Giải pháp về nhân lực: số lượng và chất lượnga. Điều kiện nhân lực a. Điều kiện nhân lực

Có ít nhất 01 bác sỹ hoặc y sỹ được phép kê đơn thuốc theo quy định của pháp luật;

Có ít nhất 01 điều dưỡng có trình độ trung học trở lên; Có ít nhất 01 dược sĩ có trình độ trung học trở lên; Có 01 cán bộ hành chính;

Các cán bộ quy định tại điểm a, b và điểm c khoản 1 Điều này phải có chứng nhận đã qua tập huấn về chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS.

Nhân lực chuyên trách kiểm soát nhiễm khuẩn

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm nhân lực cho Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn hoạt động. Ngoài nhân lực cho các bộ phận như khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, bộ phận giám sát nhiễm khuẩn phải bảo đảm tối thiểu 01 nhân lực được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn/150 giường bệnh.

b. Nhiệm vụ của các cán bộ:

Y/ Bác sĩ phụ trách:

+ Chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức hoạt động khám, chữa bệnh tại phòng khám. + Phân công nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên trong phòng khám.

+ Lên lịch tiếp nhận, khám chữa bệnh cụ thể cho người nhiễm HIV/AIDS. +Tham gia giao ban định kỳ.

+ Thực hiện nhiệm vụ của bác sĩ điều trị tại cơ sở y tế điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) theo phạm vi chuyên môn được quy định tại Thông tư 09.

+ Tổ chức xét duyệt điều trị ARV theo quy định của Bộ Y tế. + Chịu trách nhiệm về kiểm tra chất lượng số liệu trong báo cáo. Điều dưỡng:

+ Thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng theo quy định của Bộ Y tế. + Quản lý hồ sơ, bệnh án tại phòng khám.

+ Tiếp nhận bệnh nhân, lập lịch hẹn, chuẩn bị bệnh án bệnh nhân tái khám, báo cáo các trường hợp bệnh nhân không đến tái khám theo hẹn cho bác sĩ điều trị.

+ Phối hợp với bác sĩ điều trị và cán bộ dược dự trù nhu cầu thuốc ARV và các loại thuốc khác.

+ Bảo quản trang thiết bị, thuốc và các tài sản của phòng khám.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của bác sĩ phụ trách phòng khám. Cán bộ tư vấn:

+ Tư vấn tại chỗ cho bệnh nhân HIV và gia đình họ, bao gồm tư vấn hỗ trợ, tư vấn các biện pháp phòng ngừa lây truyền HIV, tư vấn chuẩn bị điều trị ARV, tư vấn tuân thủ điều trị.

+ Phối hợp với cộng tác viên xã/ phường tổ chức hoạt động truyền thông về lợi ích của điều trị sớm, sự cần thiết của tuân thủ điều trị.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của bác sĩ phụ trách phòng khám. + Có trình độ chuyên môn từ trung cấp y tế hoặc xã hội trở lên.

+ Có kỹ năng tư vấn và kiến thức về HIV/AIDS. Cán bộ dược:

+ Thực hiện việc cấp phát thuốc theo y lệnh của bác sĩ.

+ Quản lý, sắp xếp kho thuốc theo đúng quy định hiện hành. Tiếp nhận và quản lý các thuốc điều trị và dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội, thuốc ARV và vật tư tiêu hao do Ban quản lý dự án tỉnh (BQLDA) cung cấp, đảm bảo tuân thủ quy định của dự án và Bộ Y tế.

+ Cấp phát thuốc và vật tư tiêu hao cho các xã/ phường theo kế hoạch được ban chỉ đạo phê duyệt. Tổng hợp việc sử dụng, tồn thuốc và vật tư tiêu hao tại xã/ phường.

+ Tổng hợp và quản lý số liệu bệnh nhân điều trị của phòng khám.

+ Làm báo cáo định kỳ hàng tháng về nhập, xuất, tồn kho. Phối hợp với bác sĩ điều trị, cán bộ phụ trách Chương trình Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

(PLTMC) dự trù nhu cầu thuốc cho PLTMC (khi mang thai, khi đẻ và sau đẻ) và vật tư tiêu hao cần cho kỳ tiếp theo.

+ Chịu trách nhiệm làm báo cáo tình hình bệnh nhân, sử dụng và tồn kho thuốc, sử dụng xét nghiệm, sinh phẩm báo cáo bác sĩ phụ trách phòng khám trước khi gửi BQLDA tỉnh/Ban chỉ đạo huyện (BCĐ).

+ Quản lý tài sản, vật tư trang thiết bị do dự án hỗ trợ tại kho.

+ Thực hiện các công việc khác do bác sĩ phụ trách phòng khám và BQLDA tỉnh/BCĐ huyện phân công.

c. Giải pháp nâng cao trình độ cán bộ y tế trong tư vấn chăm sóc và điều trị tại các PKNT

Chọn, cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn do tuyến trên mở.

Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế trong tư vấn chăm sóc và điều trị tại các PKNT.

- Cung cấp thông tin cập nhật về HIV/AIDS và về phòng, chống HIV/AIDS. - Giao ban định kỳ hàng tháng, hàng quý về công tác phòng, chống HIV/AIDS. - Tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm các mô hình, các điển hình thực hiện tốt công tác phòng, chống HIV/AIDS.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ của hệ thống phòng, chống HIV/AIDS; từng bước tăng tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học, trên đại học. Có chính sách đãi ngộ hợp lý nhân tài, khuyến khích sử dụng cán bộ y tế trong phòng, chống HIV/AIDS. Điều chỉnh, bố trí hợp lý cán bộ phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực công tác;

- Đa dạng hoá loại hình đào tạo cán bộ công tác trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS; Khuyến khích các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, tổ chức cộng đồng, tôn giáo và người nhiễm HIV/AIDS có kiến thức, kỹ năng tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;

3.4.3.2. Giải pháp liên quan đến cung cấp dịch vụ y tế a. Giải pháp về BHYT

Đẩy mạnh công tác Thông tin – Giáo dục – Truyền thông về BHYT theo chiều rộng qua nhiều kênh: vô tuyến, đài báo, tờ rơi….đặc biệt quan tâm tới hình thức tuyên truyền trên vô tuyến. Thông tin – Giáo dục – Truyền thông theo chiều sâu:

- Hướng dẫn trình tự sử dụng thẻ BHYT bằng hình thức tờ rơi hoặc phương tiện truyền thông trực tiếp tại các cơ sở y tế.

- Mức hỗ trợ khi tham gia BHYT.

- Giáo dục tuyên truyền về chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế.

Thủ tục khám chữa bệnh bằng BHYT cần khoa học và hiệu quả hơn, đặt lợi ích của người bệnh lên hàng đầu, dịch vụ được thụ hưởng từ thẻ BHYT cần chất lượng và có giá trị.

Cấp phát thẻ BHYT cho người nhiễm HIV tại PKNT: Hỗ trợ kinh phí, hỗ trợ cơ chế, chính sách.

b. Giải pháp hỗ trợ điều trị bằng ARV * Tư vấn tuân thủ

- Mục đích: Giúp người nhiễm HIV và gia đình họ củng cố thông tin về tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị ARV.

- Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị:

+ Hỏi các thông tin về tuân thủ điều trị: Uống thuốc như thế nào? Có bị quên thuốc lần nào không?

+ Đếm số viên thuốc còn lại và đối chiếu với Sổ Y bạ xem lượng thuốc còn lại có phù hợp với số thuốc ghi trong Sổ Y bạ không.

- Hỗ trợ người nhiễm HIV thực hiện việc tuân thủ điều trị tốt phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh (lịch nhắc thuốc, đồng hồ báo thức hoặc gắn việc uống thuốc với một hoạt động quen thuộc hàng ngày).

- Nếu người nhiễm HIV không nhớ được là họ có uống thuốc đúng hay không và có quên liều nào không thì cần giới thiệu họ tới bác sỹ điều trị để được tư vấn, đánh giá về việc tuân thủ và xử trí phù hợp.

* Tư vấn hỗ trợ khi quên liều

- Các lý do quên uống thuốc rất khác nhau như: đi công tác hay đi làm xa, giờ làm việc không phù hợp với giờ uống thuốc, hết thuốc nhưng chưa kịp đi lĩnh, chia sẻ thuốc cho các bạn đồng đẳng... Xác định các khó khăn, cản trở trong việc tuân thủ điều trị, thảo luận với người nhiễm HIV các biện pháp khắc phục, các khó khăn để thực hiện tốt việc tuân thủ điều trị.

- Khi người nhiễm HIV quên uống thuốc đúng giờ trong ngày cần tư vấn cho họ: + Uống ngay liều thuốc đó khi họ nhớ ra;

+ Liều vừa uống phải cách liều kế tiếp ít nhất 4 tiếng; + Các ngày sau vẫn uống thuốc đúng giờ quy định; + Không uống 2 liều liền một lúc.

Chú ý: Nếu lúc nhớ ra quên uống thuốc đúng vào thời gian cần uống liều tiếp theo thì uống luôn liều thuốc đó và bỏ liều cũ chưa uống.

* Xử trí tác dụng phụ của ARV

- Tác dụng phụ thường xảy ra trong vòng 2 - 4 tuần sau khi bắt đầu điều trị ARV. Cần thông báo cho người nhiễm HIV biết trước tác dụng phụ có thể xảy ra để họ chuẩn bị tinh thần và có cách xử trí phù hợp tại nhà.

- Cung cấp chăm sóc triệu chứng phù hợp để quản lý các triệu chứng của các tác dụng phụ thông thường tại nhà như đau đầu, buồn nôn, nôn, chóng mặt, tiêu chảy... Cảm giác tê bì ở tay chân cũng có thể gặp ở một số trường hợp.

- Giới thiệu người nhiễm HIV đến cơ sở y tế phù hợp trong những trường hợp sau: + Có các tác dụng phụ nguy hiểm;

+ Tiếp tục ốm nặng (bị các nhiễm trùng cơ hội nặng khác) mặc dù đã đang điều trị ARV; + Bị thiếu máu và rất yếu;

+ Bị phát ban da toàn thân.

3.4.3.3.Giải pháp về chuyển tuyến và nhận chuyển tuyến

- Nắm chắc thực trạng hệ thống các dịch vụ chuyển tuyến - Xác định nhu cầu của người bệnh

- Thảo luận và hỗ trợ người bệnh tiếp cận với các dịch vụ chuyển tuyến - Kiểm tra kết quả giới thiệu dịch vụ chuyển tuyến và phản hồi nhận chuyển tuyến

Để hệ thống chuyển tiếp, chuyển tuyến hoạt động có hiệu quả, sau khi thiết lập cần: - Có hệ thống thẻ chuyển tiếp, giấy giới thiệu chuyển tuyến... để giúp cho người bệnh và các cơ sở cung cấp dịch vụ thuận lợi hoạt động;

- Có quy định về thông tin phản hồi trong hệ thống để các đơn vị kịp thời nắm bắt và hỗ trợ hệ thống hoạt động.

- Tổ chức giao ban rút kinh nghiệm định kỳ để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong hoạt động.

3.4.4. Giải pháp về chăm sóc xã hội

3.4.4.1.Các giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động Thông tin - Giáo dục - Truyền thông

a. Giải pháp xây dựng và củng cố mạng lưới hệ thống tổ chức

Đầu tư xây dựng, củng cố và hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin, giáo dục truyền thông trong các cơ sở y tế từ từ thành phố Quận/Huyện/Thị xã đến các phường/xã; Mở rộng mạng lưới truyền thông viên (TTV), tình nguyện viên (TNV) tại cộng đồng.

Phát triển mạng lưới hệ thống cộng tác viên tuyên truyền: Tuyên truyền vận động huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia: Các nhà lãnh đạo, quản lý các hoạt động các Chính trị gia, các thủ lĩnh tôn giáo, Hội Thanh niên, Hội phụ nữ và các đối tượng liên quan khác. Nòng cốt là những tình nguyện viên, các thành viên nòng cốt của các CLB, Nhóm tự lực tham gia hoạt động truyền thồng truyên truyền giáo dục

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho người nhiễm hiv aids được điều trị arv tại thành phố hà nội (Trang 116 - 174)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w