Nguồn lực tài chính của công ty

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách marketing cho sản phẩm xi măng tại công ty cổ phần xi măng Hải Vân. (Trang 56 - 59)

PHẦN XI MĂNG HẢI VÂN 2.1.Tổng quan về công ty cổ phần xi măng Hải Vân

2.2. Tình hình sử dụng nguồn lực và hoạt động sản xuất kinh doanh

2.2.3. Nguồn lực tài chính của công ty

Bảng 2.3: Bảng cân đối kế toán công ty cổ phần xi măng Hải Vân

TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm

2010

Năm 2011

A TÀI SẢN 335.838 315.872 283.294 274.616

I Tài sản lưu động 162.124 150.858 130.147 162.420 1 Tiền mặt , Tiền gửi ngân hàng 34.651 24.236 47.982 84.109

2 Các khoản phải thu 39.890 62.435 27.102 29.001

3 Hàng tồn kho 80.036 60.865 54.923 49.033

4 Tài sản lưu động khác 7.548 3.322 139 276

II TSCĐ và đầu tư dài hạn 173.713 165.014 153.147 112.196

1 TSCĐ 173.713 160.204 148.478 98.106

2 Tổng tài sản dài hạn khác - 4.810 4.669 14.090

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán công ty Xi măng Hải Vân) Nhìn vào bảng phân tích tình hình biến động tài sản, ta thấy tỉ trọng vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty. Qua giai đoạn từ năm 2008-2010 tỷ trọng vốn lưu động giảm, nhưng vẫn chiếm ở mức cao, cao nhất là vào năm 2011 chiếm 59% trong tổng tài sản của công ty.

Cụ thể năm 2008 tỷ trọng này 48,27% nhưng đến năm 2009 thì tỷ trọng này giảm còn 47,72%, sau đó đến năm 2010 tỷ trọng này lại tăng lên 48,77%.

Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó là do sự thay đổi trong từng khoản mục của vốn lưu động. Cụ thể như sau:

- Giai đoạn từ năm 2008-2009 tỷ trọng các khoản tiền và tương đương tăng 1,97%. Nguyên nhân của việc tăng là trong giai đoạn này được sự chỉ đạo của Bộ trưởng bộ xây dựng về việc cổ phần hóa các thành viên trực thuộc trong tổng công ty xi măng Việt Nam. Vào tháng 3/2007 công ty tiến hành cổ phần hóa, việc cổ phần hóa làm cho công ty nhận về một lượng tiền mặt khá lớn từ việc phát hành cổ phiếu, đồng thời nhu cầu xi măng trong giai đoạn này tăng cao. Cụ thể nhu cầu xi măng trên toàn quốc năm 2008 là 31,5 triệu tấn, năm 2009 là 36,3 triệu tấn. Do đó, để đáp ứng nhu cầu này công ty cần phải dự trữ một khoản tiền mặt cho các hoạt động như mua clinker, than, xăng dầu…nhằm phục vụ cho nhu cầu xi măng tăng lên.

- Nhưng giai đoạn từ năm 2009-2010 tỷ trọng của các khoản tiền và tương tiền giảm nhẹ khoản 0,86%. nguyên nhân của sự biến động này là do năm 2008 nhu cầu xi măng trên toàn quốc tăng 8% so với năm 2008 làm cho doanh nghiệp phải đặt ra nhu cầu tăng sản lượng xi măng sản xuất ra. Điều đó thể hiện qua việc công ty đưa vào một phân xưởng sản xuất mới với công suất là 520.000 tấn/năm.Việc xây dựng nhà máy làm công ty phải mua hàng loạt các máy móc mới, đồng thời để đáp ứng được công suất cho phân xưởng mới này công ty phải cần dự trữ thêm các loại vật liệu như clinker, xăng dầu, than đá…và cần một lượng tiền dự trữ cho các hoạt động khác như chi trả lương cho công nhân, mua vật liệu,… làm cho giá trị tài sản ngắn hạn tăng nhanh.

Tuy việc thành lập phân xưởng mới làm lượng tiền có tăng nhưng do đặc thù của công ty là doanh nghiệp sản xuất xi măng nhưng nó kéo theo sự tăng nhanh của các lại tài sản trong đó có hàng tồn kho, nên mức độ tăng của tiền và tương đương tiền tăng nhỏ hơn so với mức độ tăng của tài sản ngắn hạn

khác tiền khi mà công ty mở rộng sản xuất. vì vậy, tỷ trọng của khoản mục tiền và tương tiền năm 2010 giảm hơn so với năm 2008.

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp nguồn vốn

B NGUỒN VỐN 335.838 315.872 283.294 274.616

I Nợ phải trả 150.068 124.170 90.911 79.491

1 Nợ ngắn hạn 149.983 123.968 90.525 78.992

2 Nợ dài hạn 85 202 387 500

II Nguồn vốn chủ sở hữu 185.770 191.702 192.383 195.125

1 Nguồn vốn quỹ 185.770 191.702 192.383 195.125

2 Nguồn kinh phí, quỹ khác - - - -

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán công ty Xi măng Hải Vân)

Nguồn vốn công ty giảm khá nhanh nhất là các khoản nợ phải trả (gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn). Vốn đầu tư kinh doanh và vốn đầu tư dài hạn phần lớn công ty phải huy động nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại, nợ phải trả đến cuối năm 2008 so với nguồn vốn là 45 %, trong đó vay ngắn hạn chiếm 99 % và vay dài hạn chiếm 1 %tổng nợ phải trả. Điều này thể hiện rõ khả năng tự chủ về tài chính của công ty. Đến năm 2011, nợ phải trả chỉ chiếm 0,28 % so với tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy công ty dần tự chủ về tài chính của mình ( do không phải đương đầu với áp lực trả nợ như trước nữa)

Với tình hình tài chính của công ty như phân tích ở trên cho thấy chi phí trả lãi vay hằng năm của công ty là thấp. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến giảm thấp giá thành sản phẩm đồng thời cũng cho thấy khả năng huy động vốn của công ty là rất tốt nên các ngân hàng thương mại mới cho công ty vay để đầu tư dài hạn (khả năng trả nợ của công ty là rất cao).

Nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhanh qua các năm từ 2008 đến 2011. Đến cuối năm 2011 vốn chủ sỡ hữu đã là 195.125 triệu đồng, tăng 12 % so với tổng nguồn vốn sỡ hữu của năm 2008. Đây thể hiện khả năng kinh doanh có

nhiều thuận lợi và tốc độ phát triển của doanh nghiệp, tổng vốn chủ sở hữu chiếm 71 % so với tổng nguồn vốn trong năm 2011.

Bảng 2.5: Phân tích tỷ suất đầu tư của Công ty

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

TSCĐ (1) 160.204 148.478 98.106

Tổng tài sản (2) 315.872 283.294 274.616

Tỷ suất đầu tư (3 = ẵ) 50.71% 52.41% 35.72%

Từ kết quả phân tích trên ta thấy tỷ suất đầu tư của công ty tăng lên từ 50,71% năm 2009 lên 52,41% năm 2010 và giảm mạnh từ 52,41% năm 2010 còn 35,72% năm 2011. Điều này cho thấy từ năm 2007 đến 2010 công ty chú trọng đến việc đầu tư công nghệ sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất và đến năm 2011 thì công ty lại chú trọng hơn về việc tăng nhanh tài sản lưu động.

Bảng 2.6: Phân tích tỷ suất tài trợ của công ty

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Nguồn vốn CSH (1) 191.702 192.383 195.125

Tổng nguồn vốn (2) 335.838 315.872 283.294

Tỷ suất tài trợ (3 = ẵ) 57.08% 60.9% 68.87%

Nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhanh qua các năm từ 2008 đến 2011. Đến cuối năm 2011 vốn chủ sỡ hữu đã là 195.125 triệu đồng, tăng 12 % so với tổng nguồn vốn sở hữu của năm 2008. Đây thể hiện khả năng kinh doanh có nhiều thuận lợi và tốc độ phát triển của doanh nghiệp, tổng vốn chủ sở hữu chiếm 71 % so với tổng nguồn vốn trong năm 2011.

Tỷ suất tài trợ của công ty qua phân tích năm 2011 tăng mạnh hơn so với năm 2009 là 11,79%. => Trong những năm qua, công ty trang trải tài sản của mình bằng chính nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn này được đầu tư chủ yếu bằng vốn đầu tư và lợi nhuận chưa phân phối.

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách marketing cho sản phẩm xi măng tại công ty cổ phần xi măng Hải Vân. (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)