Kiểm soát ra đời song song với hoạt động kiểm toán, kiểm soát được xem như một công cụ quản lý, thông qua công tác kiểm soát, người quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn để điều hành hoạt động của doanh nghiệp cũng như của đơn vị mình.Theo quy định của Luật thuế).
Kiểm soát là công việc nhằm kiểm tra lại những quy định, những quá trình thực thi các quyết định quản lý được thể hiện trên các nghiệp vụ ( những thao tác cụ thể) nhằm nắm bắt và điều hành được những nghiệp vụ đó.(Theo quy định của Luật thuế).
Để tham gia vào quá trình quản lý, kiểm tra, kiểm soát phải tuân thủ theo ba bước cơ bản (Theo quy định của Luật thuế)
Thứ nhất, là xây dựng hệ thống tiêu chuẩn dựa trên cơ sở của những mục tiêu quản lý.
Thứ hai, là đo lường việc thực hiện theo những tiêu chuẩn đã được xây dựng. Ở bước này người quản lý sẽ nhận được các thông tin về đối tượng quản lý.
Thứ ba, là dựa trên những thông thu thập ở bước thứ hai, người quản lý điều chỉnh các sai lệch trong việc thực hiện.
Hệ thống tiêu chuẩn là cơ sở pháp lý và kỹ thuật của hoạt động kiểm soát, đó là những chuẩn mực mà người ta dùng để đối chiếu, xem xét kết quả hay quá trình tác nghiệp. Có nhiều dạng tiêu chuẩn khác nhau được thiết lập để đánh giá, đo lường mức độ thực hiện công việc. Có thế căn cứ vào chất lượng và số lượng công việc, căn cứ vào sự đánh giá của các chuyên gia hay của các cơ quan thanh tra, kiểm tra mà cho phép phát hiện sớm những sai lệch
trong quá trình tác nghiệp. Từ đó, có thể kịp thời đưa ra những biện pháp chấn chỉnh thích hợp nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Dưới giác độ thông tin, kiểm soát là một hệ thống phản hồi các thông tin đánh giá kết quả quá trình thực thi nhiệm vụ đã đề ra đến những người điều hành có các điều chỉnh cần thiết cho quá trình tác nghiệp tuân thủ theo ý chí của mình. Tuy nhiên, việc phản hồi này thực sự có hiệu quả hay không, nhiều khi còn phụ thuộc vào thời gian mà các thông tin này đến được nhà điều hành.
Trong hoạt động của một đơn vị nói riêng, hay hoạt động của Nhà nước nói chung, kiểm soát được thực hiện mọi lúc, mọi nơi, mọi cấp, mọi ngành, mọi cá nhân. Mặc dù quy mô và kỹ thuật kiểm soát phụ thuộc vào từng hoạt động, từng con người cụ thể song các hoạt động này đều có quan hệ hữu cơ và hỗ trợ lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau nhằm đạt đến mục đích đã đề ra.
Kiểm soát trước hết là thông qua việc đối chiếu với hệ thống quy phạm tiêu chuẩn tác nghiệp, tiếp đến là qui trình tác nghiệp, đánh giá mức độ khả thi của tác nghiệm….thứ hai là sự kiểm soát của các chức danh có nhiệm vụ kiểm soát trên một công đoạn nào đó của dây chuyền tác nghiệp.
Kế toán có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát thuế, thông qua công tác kiểm tra kế toán, cơ quan thuế nắm được tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.(Theo quy định của Luật thuế).
Kiểm soát thuế là một chức năng của cơ quan thuế các cấp, nhằm kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành những qui định của Nhà nước trong lĩnh vực thuế.(Theo quy định của Luật thuế).
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh trên giá trị tăng thêm của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Kiểm soát thuế GTGT là hoạt động nhằm kiểm tra, soát xét lại những quy định, quá trình chấp hành Luật thuế GTGT của NNT cũng như của cơ quan Thuế, được thể hiện bằng những nghiệp vụ chuyên môn cụ thể như thanh tra, kiểm tra, ... nhằm nắm bắt và điều hành được quá trình thực hiện Luật thuế GTGT.(Theo quy định của Luật thuế).
1.2.1. Vai trò của kiểm soát thuế GTGT
Kiểm soát thuế có vai trò quan trọng trong việc thi hành các luật thuế, chính sách thuế nhà nước ban hành.(Theo quy định của Luật thuế).
Kiểm soát thuế góp phần đánh giá việc chấp hành các cơ chế chính sách tài chính nói chung, thuế nói riêng ở các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Từ đó, đưa công tác quản lý tài chính, thực hiện nghĩa vụ thuế vào nề nếp, đúng chính sách của nhà nước. Đồng thời qua công tác kiểm soát thuế, kiến nghị nhà nước sửa đổi những điểm chưa phù hợp trong chính sách.
Kiểm soát thuế góp phần tăng thu ngân sách nhà nước và thực hiện công bằng trong lĩnh vực thuế.(Theo quy định của Luật thuế).
Vai trò của kiểm soát thuế GTGT được thể hiện những khía cạnh sau:(Theo quy định của Luật thuế).
- Kiểm soát thuế GTGT để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
- Kiểm soát thuế GTGT sẽ góp phần quan trọng trong việc động viên nguồn thu thường xuyên, ổn định cho NSNN.
- Kiểm soát thuế GTGT có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin về việc chấp hành Luật thuế GTGT và những thông tin về mức độ phù hợp, tính khả thi của Luật thuế GTGT và các văn bản, chế độ hướng dẫn. Từ đó, giúp cho Nhà nước có những điều chỉnh kịp thời về chính sách thuế, đưa Luật thuế GTGT đi vào thực tiễn cuộc sống.
- Kiểm soát thuế GTGT tạo điều kiện hình thành thói quen tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp, các cá nhân trong hoạt động kinh tế - xã hội.
- Kiểm soát thuế GTGT góp phần tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong các hoạt động kinh tế.
1.2.2. Những mục tiêu cơ bản của kiểm soát thuế GTGT
Theo quy định của Luật thuế để đảm bảo thi hành tốt luật thuế GTGT:
Giúp cho đối tượng nộp thuế thực hiện tốt luật thuế GTGT nộp đúng, nộp đủ thuế vào ngân sách nhà nước. Phát hiện kịp thời những sai sót trong việc hạch toán kế toán ở doanh nghiệp, đề ra biện pháp chấn chỉnh kịp thời.Thấy được những nội dung chưa phù hợp hoặc khiếm khuyết của chính sách thuế GTGT để bổ sung, sửa đổi. Thấy được những ưu, khuyết điểm trong việc thực hiện công tác quản lý thu thuế, để sửa đổi, xắp xếp công tác hành thu phù hợp.
Kiểm soát thuế GTGT nhằm đạt những mục tiêu cơ bản:(Theo quy định của Luật thuế).
Thứ nhất, kiểm soát thuế GTGT phải giúp cho công tác quản lý nguồn thu NSNN được thực hiện một cách tốt nhất, tập trung và huy động đầy đủ số thu cho NSNN. Đây là mục tiêu chủ yếu vì với mục tiêu này, việc kiểm soát thuế GTGT mới thể hiện đầy đủ vai trò của nó trong việc quản lý nguồn thu NSNN.
Thứ hai, kiểm soát thuế GTGT nhằm đề cao ý thức tự giác chấp hành chính sách, pháp luật về thuế và tạo điều kiện cho DN thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. Đây là mục tiêu thường xuyên, lâu dài và tác động tới ý thức tự giác của DN. Để thực hiện mục tiêu này thì việc kiểm soát thuế GTGT phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy trình quản lý thuế và các quy định của quá trình kiểm tra, kiểm soát.
Thứ ba, kiểm soát thuế GTGT là nhằm điều chỉnh những bất hợp lý, những kẻ hở của chính sách pháp luật trong quá trình thực hiện Luật thuế
GTGT và Luật Quản lý thuế, hạn chế những tình trạng tránh thuế, trốn thuế của NNT; ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi gian lận về thuế góp phần tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh giữa các thành phần kinh tế.
Thứ tư, kiểm soát thuế nhằm cải tiến các thủ tục quản lý thuế, phân công, phân nhiệm rõ ràng, chuẩn hoá dần công tác quản lý thuế, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý thuế, chất lượng công việc của đội ngũ cán bộ thuế.
Thứ năm, kiểm soát thuế GTGT góp phần huy động tốt nhất vai trò của thuế GTGT trong nền kinh tế, bởi vì kiểm soát thuế GTGT tốt thì cung cấp đầy đủ và kịp thời những thông tin chính xác cho công tác quản lý thuế, từ đó giúp cho Luật thuế GTGT thực sự phát huy được hiệu quả trong nền kinh tế. Đây không chỉ là mục tiêu chung của chính sách thuế mà còn là mục tiêu cụ thể của việc kiểm soát thuế GTGT.
Để đạt được những mục tiêu cơ bản nêu trên, đòi hỏi Cục Thuế tỉnh Bình Định phải có những yêu cầu cụ thể đối với cơ quan thuế như sau:
- Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý thuế, sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý thuế, phân rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận tại cơ quan thuế.
- Tăng cường công tác phân tích thông tin, phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ vi phạm về thuế để kịp thời thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
- Cán bộ thuế phải nắm vững chính sách, pháp luật về thuế; về nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức và công tâm trong thi hành công vụ; tăng cường trang bị cơ sở vật chất, thiết bị làm việc để đảm bảo khai thác thông tin kịp thời phục vụ cho công tác quản lý, có ý thức trách nhiệm cao, tuân thủ đúng quy định nghiệp vụ chuyên môn, lãnh đạo và chỉ đạo điều hành hoạt động quản lý thu thuế GTGT..