Giải pháp kiểm soát thuế GTGT thông qua kê khai khấu trừ và hoàn thuế

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát thuế giá trị gia tăng tại cục thuế Tỉnh Bình Định. (Trang 99 - 103)

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC

3.2. GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN TỔ CHỨC THỰC HIỆN Ở CỤC THUẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.2.2. Giải pháp kiểm soát thuế GTGT thông qua kê khai khấu trừ và hoàn thuế

a. Kim soát thuế GTGT đầu vào

- Lựa chọn một mẫu chi phí từ sổ tài khoản và truy lần đến hoá đơn và các chứng từ đã thanh toán để nhận định tính xác thực và tên của DN đã cung cấp HHDV (người bán).

- Xác minh chi tiết từ hoá đơn đến sổ cái tài khoản chi phí để nhận định có giao dịch hoàn chỉnh chứ không phải hạch toán thuế đầu vào mà không có giao dịch thực tế (khấu trừ khống)

- Trường hợp tài khoản phải trả có giá trị lớn và thời gian nợ dài hơn thông thường cần phải xác định lý do để xác minh với bên thứ ba (chủ nợ).

- Kiểm tra trực tiếp việc mua hàng hoá có giá trị lớn và nhận định xem việc mô tả trên hoá đơn có giống với mô tả trong các chứng từ kèm theo không (lệnh mua hàng, loại hàng hoá, phiếu giao hàng...)

- Truy lần một mẫu hoá đơn nhận hàng để xác định xem có đã nhập kho đủ toàn bộ số hàng hoá không, bằng cách so sánh số lượng hàng trên hoá đơn với số hàng thực tế nhận được

- Lựa chọn một mẫu chi phí từ sổ tài khoản và xác minh hóa đơn, nhằm xác định số thuế GTGT đầu vào đã được hạch toán. Tính toán lại số thuế GTGT tính trên hóa đơn để nhận định tính chính xác về số học. Trường hợp

phát hiện thấy sai sót cần tiến hành kiểm tra chi tiết các hóa đơn khác nhận từ nhà cung cấp đó và xác định mức độ không tuân thủ.

- Lựa chọn một mẫu chi phí từ sổ tài khoản và xác minh hóa đơn, nhằm:

+ Xác định chi phí phát sinh chỉ sử dụng cho hoạt động SXKD hay các hoạt động khác (dùng cho phúc lợi; dùng cho cá nhân không phục vụ mục đích KD); dùng cho đối tượng chịu thuế GTGT hay đối tượng không chịu thuế;

dùng cho xuất khẩu hay nội địa, do vậy cần kiểm tra cơ sở phân bổ và việc tính toán thuế GTGT đầu vào.

+ Thực hiện phép kiểm tra hạch toán đúng kỳ bằng cách truy lần một số bút toán vào sổ phải trả làm tăng thuế GTGT đầu vào đến hoá đơn để nhận định thuế GTGT phải trả vào cuối kỳ.

+ Xác định các nhà cung cấp nào được chiết khấu hoặc giảm giá do mua khối lượng lớn. Nhận định xem thuế GTGT đầu vào đã được điều chỉnh trong kỳ khi có hoá đơn điều chỉnh hay không.

+ Kiểm tra chi tiết các bút toán điều chỉnh cuối kỳ và các bút toán ngược ngay sau khi hết kỳ để điều chỉnh chi phí liên quan đến thuế GTGT đầu vào. Nhận định xem đã thực hiện các điều chỉnh cần thiết đối với thuế GTGT đầu vào hay chưa.

F Một số hành vi vi phạm về thuế GTGT đầu vào thường gặp:

Thông thường các DN hay sử dụng những hành vi gian lận như sau:

Bng 3.1: Mt s hành vi vi phm v thuế GTGT đầu vào STT Hành vi gian lận Nội dung gian lận

1 Kê khai trùng đầu vào Một hóa đơn GTGT đầu vào được kê nhiều lần trong một DN hoặc là vừa kê khai ở DN chính, vừa kê khai ở các đơn vị thành viên, phụ thuộc.

2 Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

- Hoá đơn ghi số lượng tăng hơn lượng mua thực tế hoặc tẩy xoá hoá đơn;

- Mua hóa đơn khống; mua hóa của DN

“ma”;

- Sử dụng hóa đơn giả (tự in);

3 Sử dụng hóa đơn khấu trừ không đúng qui định

- Sử dụng hóa đơn ghi sai hoặc không ghi đầy đủ các chỉ tiêu trên hóa đơn;

- Hóa đơn đầu vào không phù hợp với thực tế HHDV mua vào;

- Không sử dụng vào mục đích KD.

- Giá trị hàng mua vào cùng 1 đơn vị trong một ngày từ 20tr đồng trở lên nhưng không thanh toán qua ngân hàng.

4 Phân bổ thuế GTGT đầu vào không đúng quy định giữa doanh thu chịu thuế và không chịu thuế.

- Phân bổ không đúng đối tượng, HHDV mua vào sử dụng cho hoạt động không chịu thuế.

- Phân bổ sai tỉ lệ.

b. Kim soát khâu hoàn thuế GTGT

- Thực hiện Luật thuế GTGT đã nảy sinh ra một vấn đề mới trong công

tác quản lý, đó là việc thực hiện hoàn thuế GTGT (NSNN trả lại tiền thuế GTGT do DN đã nộp thay cho người tiêu dùng). Bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như thành lập DN nhưng thực chất không KD, mà chủ yếu là mua bán hoá đơn GTGT; để lập hồ sơ rút tiền hoàn thuế GTGT chia nhau. Do vậy, việc tăng cường thanh tra, kiểm tra hoàn thuế GTGT là vấn đề cấp bách nhằm phát huy tính ưu việt của sắc thuế này đồng thời thực hiện chống thất thu cho ngân sách.

- Nội dung thanh tra, kiểm tra về hoàn thuế GTGT: có 02 loại

+ Thanh tra, kiểm tra trước hoàn thuế áp dụng cho DN mới thành lập dưới 01 năm đề nghị hoàn thuế lần đầu; DN có hành vi vi phạm gian lận về thuế GTGT; DN khi chia tách, giải thể, phá sản.

+ Thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế.

- Cách thức thanh tra, kiểm tra

F Dựa trên hồ sơ đề nghị hoàn thuế của DN để xem xét về:

- Hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT có hợp lệ không? hồ sơ phải do DN lập và gửi cho CQT theo đúng quy định đối với từng trường hợp được hoàn.

- Ngoài ra, thực hiện việc xác minh, đối chiếu chéo hoá đơn, chứng từ liên quan đến hồ sơ hoàn thuế (hoá đơn GTGT đầu vào, đầu ra liên quan đến người mua, người bán; hợp đồng và thanh lý hợp đồng; chứng từ vận tải...

- Căn cứ các đối tượng được hoàn và điều kiện được hoàn thông qua các lý do đề nghị hoàn: đầu tư tài sản cố định, máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất, hàng hóa tồn kho hoặc kinh doanh xuất khẩu nên thuế suất thuế GTGT bằng 0% để phân loại và nhận định các sai phạm.

- Ngoài ra, thực hiện việc xác minh, đối chiếu chéo hoá đơn, chứng từ liên quan đến hồ sơ hoàn thuế (hoá đơn GTGT đầu vào, đầu ra liên quan đến người mua, người bán; hợp đồng và thanh lý hợp đồng; chứng từ vận tải...

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát thuế giá trị gia tăng tại cục thuế Tỉnh Bình Định. (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)