CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THUẾ GTGT TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.3.2. Các thủ tục kiểm soát thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Bình Định
Do vậy, công tác này cần được thường xuyên quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Cục Thuế, công tác thanh tra, kiểm tra cần đúng đối tượng, có nghiên cứu và xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn; công tác kiểm tra nội bộ ngành phải phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm của cán bộ thuế để xử lý ngay, tăng cường công tác thanh tra. Ngoài những công tác chủ yếu được thanh tra, kiểm tra thường xuyên thì thanh tra, kiểm tra còn thể hiện ở tất cả các khâu của quá trình thu và quản lý thuế, ở bất cứ khâu nào có thể xảy ra sai phạm thì có công tác thanh tra, kiểm tra giám sát.Tóm lại sai phạm có thể xảy ra ở bất cứ ai, bất cứ khi nào bởi vì có quá nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan, quá dễ sai phạm nhưng để làm đúng, làm tốt thì không dễ dàng gì.
2.3.2. Các thủ tục kiểm soát thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Bình Định
Theo quy định của Luật Quản lý thuế ban hành ngày 29/11/2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật QLT, đồng thời theo quy định của Luật thuế GTGT số 13 được sửa đổi bổ sung và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2009, để kiểm soát việc tuân thủ chấp hành pháp luật của NNT, cơ quan Thuế đã sử dụng các thủ tục kiểm soát ở tất cả các giai đoạn của quá trình quản lý. Vấn đề này cần phải được xem xét cụ thể qua thủ tục kiểm soát của cơ quan thuế đối với DN và kết quả của từng thủ tục kiểm soát thuế. Quá trình
kiểm soát thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Bình Định bao gồm các nội dung sau:
+ Kiểm soát thủ tục kê khai và xử lý hồ sơ khai thuế + Kiểm soát thủ tục nộp thuế và chứng từ nộp thuế + Kiểm soát thủ tục đôn đốc thu nợ đọng thuế + Kiểm soát thủ tục hoàn thuế
+ Kiểm soát thủ tục kiểm tra thuế
Trên cơ sở quy trình quản lý thuế GTGT, các thủ tục kiểm soát thuế GTGT được thể hiện ở hình 2.6 với 4 chức năng cơ bản: Kê khai và kế toán thuế; Kiểm tra, giám sát thuế; Thanh tra thuế; Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế.
Quy trình quản lý thu thuế này hoàn toàn trên cơ sở các doanh nghiệp tự đăng ký, tự kê khai và tự nộp thuế vào NSNN theo đúng số phát sinh.
a. Kiểm soát thủ tục kê khai và xử lý hồ sơ khai thuế - Quy trình thực hiện kê khai và xử lý hồ sơ khai thuế:
Việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế của NNT được thực hiện theo quy định của Quy chế hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của NNT theo cơ chế “một cửa” ban hành theo Quyết định số 78/2007/QĐ-BTC ngày 18/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn thực hiện Quy chế “một cửa” của Tổng cục Thuế. Cụ thể như sau:
Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ tiếp nhận các tờ khai thuế do NNT nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, trường hợp hồ sơ khai thuế có mã vạch: thực hiện hồ sơ khai thuế bằng thiết bị đọc mã vạch hai chiều để ghi Sổ nhận hồ sơ khai thuế;
Trường hợp hồ sơ khai thuế không có mã vạch: thực hiện ghi sổ nhận hồ sơ khai thuế. Trong ngày hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo Phòng TT- HT chuyển tờ khai đến Phòng KK - KTT để kiểm tra tính đầy đủ , hợp lệ của các tờ khai thuế. Nếu tờ khai đã đầy đủ và hợp lệ thì lưu tờ khai, đối với những
tờ khai không có mã vạch thì Phòng KK KTT thực hiện nhập toàn bộ thông tin trên tờ khai vào hệ thống chương trình quản lý thuế. Nếu tờ khai có sai sót thì yêu cầu NNT điều chỉnh bổ sung.
- Tình hình kiểm soát việc kê khai thuế và xử lý hồ sơ khai thuế: Tại cục thuế tỉnh Bình Định trong thời gian qua, tình hình kiểm soát việc kê khai thuế và xử lý hồ sơ khai thuế thực hiện chủ yếu đối với các DN, tuân thủ đúng quy trình. Cụ thể:
+ Về kê khai thuế: Hàng tháng, trước thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, Phòng KK-KTT thực hiện rà soát NNT mới phát sinh loại hồ sơ khai thuế phải nộp, NNT đã nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định của các kỳ kê khai trước đó để lập Thư nhắc nộp hồ sơ khai thuế; qua ngày 20 hàng tháng hệ thống chương trình QLT và QTT sẽ lọc tách các DN chưa nộp hồ sơ khai thuế để phát hành thông báo yêu cầu NNT nộp hồ sơ khai thuế. Do vậy, đối với các DN thuộc diện phải nộp hồ sơ khai thuế thì hàng tháng phần lớn đã thực hiện việc nộp tờ khai thuế đúng thời gian quy định, các trường hợp chậm nộp tờ khai thì được cơ quan thuế thông báo nhắc nhỡ và khi nộp tờ khai trễ hạn đều bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo Điều 9 Nghị Đinh 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007. Tuy nhiên trong thời gian qua vẫn còn một số DN chưa thực hiện đúng chế độ kê khai theo quy định. Qua 6 tháng đầu năm 2012 đã xử phạt 628 DN vi phạm.
+ Về xử lý hồ sơ khai thuế: Để cung cấp thông tin hỗ trợ cho NNT thực hiện kê khai thuế, Phòng TTHT NNT thực hiện cung cấp thông tin, biễu mẫu và phần mềm hỗ trợ kê khai thuế phiên bản 3.1.3 để DN thực hiện khai thuế, báo cáo thuế, báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn đúng quy định.
Nhìn chung, Cục thuế đã tổ chức thực hiện xử lý hồ sơ khai thuế theo đúng quy trình, từ khâu tiếp nhận hồ sơ, đọc mã vạch (nhập TK đối với các trường hợp không có mã vạch) để nhận dữ liệu trên TK vào hệ thống cơ sở dữ
liệu quản lý thuế (chương trình QTT và QLT). Kiểm tra lỗi số học của hồ sơ khai thuế, điều chỉnh hồ sơ khai thuế và lưu hồ sơ khai thuế.
b. Kiểm soát thủ tục nộp thuế và xử lý chứng từ nộp thuế
Phòng kê khai kế toán thuế tiếp nhận chứng từ nộp thuế vào NSNN của người nộp thuế từ Ngân hàng chuyển đến bằng hệ thống mạng theo đối tượng lập chứng từ, theo loại chứng từ; kiểm tra các chứng từ theo từng loại thuế theo các tiểu mục và mục lục ngân sách, hạch toán số thuế đã nộp vào sổ theo dõi thu nộp thuế để xác định NNT đã nộp đủ tiền thuế vào NSNN hay còn nợ tiền thuế theo đúng quy định. Các trường hợp nộp nhầm mục lục ngân sách thì yêu cầu NNT kiểm tra đối chiếu để xác định đúng và báo cáo lãnh đạo điều chỉnh kịp thời đúng quy định.
Thời hạn nộp thuế GTGT chậm nhất là ngày 20 tháng tiếp sau. Do đó căn cứ chứng từ nộp thuế cơ quan Thuế theo dõi, đôn đốc NNT đã kê khai thuế GTGT nộp tiền thuế vào NSNN. Nhìn chung các đơn vị đã kê khai và nộp thuế đúng thời gian quy định. Tuy nhiên cũng còn một số trường hợp vẫn còn chay ỳ nợ đọng tiền thuế dẫn đến cơ quan thuế phải áp dụng các biện pháp đôn đốc và thực hiện các bước cưỡng chế để thu kịp thời tiền thuế vào NSNN.
c. Kiểm soát thủ tục đôn đốc thu nợ đọng thuế
Phòng QLN căn cứ số liệu khai thác thông tin trên mạng nội bộ, nhắc nhở đôn đốc thu nợ, lập sổ theo dõi nợ thuế theo từng DN để phản ánh toàn bộ tình hình nợ thuế của DN. Căn cứ sổ theo dõi nợ thuế, thực hiện rà soát từng trường hợp nợ tháng trước chuyển sang và nợ mới phát sinh tháng này theo nguyên nhân và tình trạng nợ để phân loại các khoản nợ nhằm áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp. Một điểm khác với trước đây nhằm tháo gỡ một phần khó khăn cho DN là CQT có thể cho DN gia hạn nợ; thu nợ theo phân kỳ, tức là số nợ được thu thành nhiều lần theo lịch trình xác định trước. Cán bộ thu nợ thuế phải theo dõi quản lý với từng loại nợ và lập hồ sơ lưu trữ theo qui định.
Tuy nhiên, việc phân kỳ thu nợ cũng chưa có qui trình cụ thể của Tổng cục Thuế và được thực hiện chủ yếu bằng thủ công nên có thể xảy ra sự thông đồng của cán bộ thu nợ với DN dẫn đến việc thu thuế GTGT không kịp thời theo Luật.
Thủ tục quản lý nợ thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Bình Định được trình bày bằng hình 2.5
Hình 2.5: Sơ đồ thủ tục QLN thuế GTGT d. Kiểm soát thủ tục hoàn thuế, miễn giảm thuế
+ Thủ tục hoàn thuế: DN kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT nếu trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết ; Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm; Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu
Tra cứu nợ, lập danh sách các DN còn nợ; phân loại
nợ....
Đôn đốc nhắc nhở DN còn nợ nộp thuế
Lập kế hoạch đôn đốc thu nợ
Lập bảng phân tích tình trạng theo mức độ và theo khả năng thu
Báo cáo kết quả thu nợ DN
Phòng Quản lý
trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng; Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước có số thuế GTGT đầu vào chưa đuợc khấu trừ hết hoặc có số thuế GTGT nộp thừa;
Thủ tục hoàn thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Bình Định được trình bày bằng hình 2.6
(1) (2)
(3)
Hình 2.6: Sơ đồ thủ tục hoàn thuế GTGT
(1) Tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế: Khi tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế của NNT nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, đúng thủ tục của hồ sơ hoàn thuế đúng quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, đúng thủ tục quy định thì phải hướng dẫn, cung cấp mẫu biểu để NNT bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.
(2) Kiểm tra hồ sơ và giải quyết hồ sơ hoàn thuế: Phòng kê khai kế toán thuế khi tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế của Phòng Tuyên truyền chuyển đến thì tiến hành kiểm tra và lập phiếu nhận xét phân loại hồ sơ.
Người nộp thuế
Phòng Tuyên truyền Hỗ trợ
Phòng Kê khai kế toán thuế
P. kiểm tra thuế
Kho bạc P.THNV
DT
Lãnh đạo Cục P. HCNSTVAC
Bộ phận văn thư Cục thuế
P QLN&
CCNT
+ Nếu Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước: Phòng kê khai kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ về các thông tin có liên quan đến kỳ hoàn, số thuế đề nghị hoàn và một số thông tin định danh khác nếu chưa đầy đủ thì thông báo yêu cầu NNT giải trình bổ sung, phối hợp với Phòng quản lý nợ để xác nhận tình hình nợ thuế, khi đầy đủ thì dự thảo quyết định hoàn thuế chuyển Phòng TH - NV- DT thẩm định để lập lệnh hoàn và trình lãnh đạo ký ban hành gửi NNT .
+ Nếu Hồ sơ thuộc diện Kiểm tra trước thì chuyển Phòng kiểm tra để kiểm tra trước khi hoàn ( thực hiện theo quy trình kiểm tra thuế). Kết thúc kiểm tra xác định số thuế đủ điều kiện hoàn, phối hợp với Phòng quản lý nợ để xác nhận tình hình nợ thuế Phòng kiểm tra dự thảo quyết định hoàn thuế chuyển P.
TH-NV-DT thẩm định để lập lệnh hoàn và trình lãnh đạo ký ban hành gửi NNT.
(3) Cục Thuế lập lệnh hoàn chuyển Kho bạc có liên quan để hoàn trả cho NNT.
Trong thời gian qua, Cục thuế tỉnh Bình Định đã thực hiện đúng quy trình hoàn thuế. Việc hoàn thuế GTGT chủ yếu thực hiện đối với các DN có số thuế luỹ kế âm liên tục 3 tháng trở lên do mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư tài sản, hàng tồn kho lớn và một số DN hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
+ Miễn giảm thuế GTGT: Sau khi nhận hồ sơ đề nghị miễn giảm thuế GTGT của các DN thuộc đối tượng được miễn, giảm thuế theo Luật thuế, Phòng KK & KTT kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì đề xuất Lãnh đạo Cục Thuế ban hành Quyết định miễn giảm thuế.
e. Kiểm soát thủ tục kiểm tra thuế
Kiểm tra thuế là công cụ quan trọng để kiểm soát thuế GTGT theo cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp và tự chịu trách nhiệm trước cơ quan thuế. Các bộ phận chính tham gia quy trình. Cán bộ làm công tác kiểm tra thuế phải vững vàng về nghiệp vụ, trong sang về đạo đức và công tâm khi thi hành công vụ.
Các bước của quy trình kiểm tra thuế được biểu thị bằng hình 2.7 sau:
Hình 2.7: Quy trình kiểm tra thuế GTGT
Mục tiêu của quy trình: Thông qua công tác kiểm tra DN để nhằm tăng cường hiệu quả công tác QLT, nâng cao năng lực của CQT trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, DN có hành vi khai man, trốn thuế; đồng thời phát huy tính tự giác chấp hành và tự chịu trách nhiệm của DN trong việc thực hiện đúng qui định về kê khai, nộp thuế. Ngoài ra còn thực hiện
Chuẩn bị kiểm tra:
- Kiểm tra phân tích hồ sơ tại CQT - Thành lập đoàn kiểm tra - Ban hành Quyết định kiểm tra
Xử lý kết quả kiểm tra:
- Xử lý vi phạm về thuế và hóa đơn nếu phát hiện - Chuyển cơ quan tố tụng
Hình sự Báo cáo đánh
giá kết quả cuộc kiểm tra
Lưu trữ hồ sơ Theo dõi Quyết định
xử lý Báo cáo thực hiện kế hoạch
kiểm tra
Thu thập thông tin và dấu hiệu vi phạm liên quan đến
DN
Lập kế hoạch: kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch
Kiểm tra tại DN:
Công bố Quyết định; phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong
đoàn; lập nhật ký kiểm tra số liệu tổng hợp, số liệu chi tiết tại chứng từ, hóa đơn và các sổ sách kế toán
và các HS liên quan
Xác minh: hóa đơn và các tài
liệu nghi vấn
Kết luận kiểm tra:
- Chấp hành pháp luật thuế - Chế độ kế toán, hóa đơn - Các hành vi vi phạm khác
Xác định nội dung kiểm tra: toàn diện hay hạn chế hay
theo vụ việc
việc cải cách và hiện đại hóa công tác kiểm tra thuế trong toàn ngành.
- Lập kế hoạch kiểm tra: Căn cứ vào đề xuất của các Phòng kiểm tra, sau khi thu thập thông tin liên quan đến các DN; Cục thuế lập kế hoạch kiểm tra cho năm sau trên cơ sở phân tích thông tin về thuế của từng DN để phát hiện các DN có dấu hiệu bất thường, biểu hiện khai man, trốn thuế và nguồn nhân lực hiện có.
Kế hoạch kiểm tra phải đảm bảo phù hợp, tránh trùng lắp với kế hoạch của Cục Thuế và các cơ quan khác như: Kiểm toán, Thanh tra Nhà nước ...
Thực tế hiện nay công tác thu thập thông tin về DN còn nhiều hạn chế, Cán bộ kiểm tra chỉ nhìn trên doanh thu và số thuế GTGT DN kê khai.. hầu hết nhận định và chọn DN kiểm tra theo cảm tính chứ không dựa vào các tiêu thức qua phân tích, thậm chí có những trường hợp chọn DN để lập kế hoạch theo hình thức chọn ngẫu nhiên… dẫn đến công tác lập kế hoạch kiểm tra không chính xác, không tập trung vào các DN có hành vi vi phạm về thuế. Do đó, chất lượng của một số cuộc kiểm tra còn hạn chế, kết quả kiểm tra thường đạt rất thấp là điều khó tránh khỏi.
- Thực hiện kiểm tra: Khi tiến hành gồm các công việc cụ thể như sau:
+ Chuẩn bị kiểm tra: phân tích các thông tin có liên quan đến các DN trong kế hoạch đã được duyệt để xác định những dấu hiệu nghi vấn, những rủi ro về thuế tập trung ở khâu nào, thời kỳ nào và ban hành Quyết định kiểm tra đối với DN.
+ Tiến hành kiểm tra tại DN:
Tùy vào mục đích kiểm tra như: kiểm tra việc khai và tính thuế, hoàn thuế GTGT, miễn giảm thuế GTGT hoặc kiểm tra toàn diện mà tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, tính trung thực của từng hồ sơ kế toán tương ứng phát sinh trong kỳ kiểm tra. Trong toàn bộ quá trình kiểm tra, đoàn kiểm tra phải lập nhật ký kiểm tra để ghi nhận toàn bộ diễn biến của từng cuộc kiểm tra.