Kiểm soát ở khâu đăng ký, kê khai thuế

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát thuế giá trị gia tăng tại cục thuế Tỉnh Bình Định. (Trang 35 - 45)

1.3. NỘI DUNG CƠ BẢN KIỂM SOÁT THUẾ GTGT

1.3.1. Kiểm soát ở khâu đăng ký, kê khai thuế

* Đăng ký thuế và cấp mã số thuế

Hằng năm, trên cơ sở khai đăng ký kinh doanh của DN, CQT tiến hành cấp mã số thuế cho các doanh nghiệp. Việc quản lý DN được thực hiện trên mạng máy vi tính thống nhất trên cả nước. Mỗi doanh nghiệp được gắn một mã số duy nhất. Tất cả các thông tin về DN như ngành nghề kinh doanh, tính chất và quy mô kinh doanh, địa chỉ, trụ sở,…được lưu vào máy vi tính với file dữ liệu riêng biệt. Khi cần kiểm tra một DN nào đó thì chỉ cần mở file theo MST của DN.

Đây là phương thức hiện đại được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.

Nó cho phép CQT tiết kiệm được thời gian, công sức trong công tác QLT mà vẫn bảo đảm tính chính xác ngay cả trong điều kiện số lượng các DN đăng ký kinh doanh hằng năm rất nhanh. Phương pháp này còn giúp CQT dễ dàng phát hiện những gian lận trong công tác thu nộp thuế, đặc biệt là thuế GTGT.

* Xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế

Hiện nay, ở nước ta việc tính thuế và kê khai thuế do các DN tự giác thực hiện, có sự kiểm tra, thanh tra của CQT. Trên cơ sở các quy định cụ thể của Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, DN tự tính doanh thu, thu nhập chịu thuế, từ đó lập tờ khai thuế phải nộp. Cơ quan Thuế quy định cụ thể các chỉ tiêu trong nội dung của tờ khai tương ứng với từng loại thuế.

Đối với mỗi sắc thuế cũng quy định cụ thể kỳ tính thuế, thời hạn lập tờ khai. Đến thời hạn quy định, DN phải nộp tờ khai cho CQT theo đúng qui định tại Luật Quản lý thuế.

Trên cơ sở tờ khai đã lập ra, DN phải tự giác nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng. Đối với khâu này, CQT phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Kho bạc, Ngân hàng trong đó đặt ra quy chế cho việc nộp thuế, CQT cũng đưa ra biện pháp khá mạnh về kinh tế và hành chính xử lý vi phạm trong trường hợp DN chậm nộp tiền thuế.

Kiểm soát ban đầu ở khâu đăng ký, kê khai thuế do bộ phận kê khai và kế toán thuế thực hiện để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế qua việc đăng ký, kê khai thuế của NNT. Phải xác định được số hồ sơ phải nộp, đã nộp, không nộp, các lỗi số học và tính pháp lý của hồ sơ khai thuế, qua đó bộ phận kê khai và kế toán thuế có những điều chỉnh và kiến nghị xử lý kịp thời tạo điều kiện để NNT chấp hành tốt pháp luật thuế. Việc kiểm soát ở khâu này nhằm phân loại được NNT định hướng cho việc kiểm soát ở các khâu tiếp theo.

Quá trình kiểm soát đăng ký, kê khai thuế được tiến hành từ khi NNT bắt đầu nộp hồ sơ cho đến khi hồ sơ được đưa vào lưu trữ tại kho lưu trữ của cơ quan thuế được thực hiện qua nhiều khâu. Ở khâu kiểm soát ban đầu, các bước thực hiện, mục đích, nội dung cách thức kiểm tra, kiểm soát có thể được mô tả theo bảng 1.1

Bng 1.1: Kim soát ban đầu v kê khai thuế và kế toán thuế (Theo quyết định 422/QĐ-TCT ngày22/4/2008 v vic ban hành quy trình qun lý kê

khai thuế,np thuế và kế toán thuế) T

T

Nội

dung Kiểm tra ban đầu Kiểm tra số học

1 Bộ phận thực hiện

- Nếu nộp trực tiếp tại cơ quan thuế: Tuyên truyền hỗ trợ (bộ phận một cửa)

- Nếu nộp qua đường bưu chính: Bộ phận văn thư

-Do bộ phận Kê khai và kế toán thuế.

2 Mục đích kiểm tra

- Đảm bảo tính pháp lý, thủ tục hành chính của NNT - Xác định rằng NNT đã nộp TKT theo đúng quy định hiện hành.

- Đảm bảo tính thống nhất số liệu giữa các chỉ tiêu trên tờ khai, phụ lục số và tờ khai chính giữa kỳ trước và kỳ sau.

3 Nội dung kiểm tra, kiểm soát

* Kiểm tra

- Kiểm tra biểu mẫu đúng quy định.

- Kiểm tra tính đầy đủ, tờ khai và các phụ lục số phải gữi kèm theo

- Kiểm tra tính pháp lý: dấu, chữ ký của NNT...

* Xử lý sai

Yêu cầu NNT nộp lại Tờ khai thuế.

* Kiểm tra

- Kiểm tra các công thức tính toán liên kết từ chi tiết đến tổng hợp; phụ lục, giải trình với tờ khai chính; tờ khai kỳ trước với kỳ sau.

* Xử lý sai

- Yêu cầu NNT khai điều chỉnh, bổ sung hồ sơ kê khai thuế

- Nếu không điều chỉnh, tính lại số thuế phải nộp tăng thêm, thông báo cho NNT phải nộp bổ sung.

4 Cách thức kiểm tra

- Máy quét mã vạch hỗ trợ hoặc có thể bằng thủ công.

- Kiểm tra trên máy tính

* Xử lý miễn, giảm thuế và tạm giảm thuế

Đối với các DN thuộc đối tượng miễn, giảm, tạm giảm thuế theo Luật thuế, CQT thực hiện miễn, giảm, tạm giảm thuế cho DN đã lập hồ sơ và gửi cho cơ quan Thuế. Quyết định miễn, giảm, tạm giảm thuế phải có đầy đủ nội dung như thuế suất được giảm, tạm giảm, thời hạn miễn, giảm, tạm giảm thuế.

* Xử lý hoàn thuế

Việc hoàn thuế được thực hiện với thuế GTGT, DN lập hồ sơ hoàn thuế theo mẫu quy định gửi kèm công văn đến CQT. Tùy theo đối tượng mà CQT thực hiện hoàn thuế ngay cho DN hoặc kiểm tra hồ sơ hoàn thuế trước khi hoàn thuế cho DN.

1.3.2. Thanh tra, kiểm tra, giám sát thuế

Thanh tra, kiểm tra, giám sát thuế là một trong những nội dung quan trọng của quá trình kiểm soát nguồn thu thuế. Thanh tra, kiểm tra, giám sát thuế được tiến hành sau những bước cơ bản trong quá trình thu thuế từ Doanh nghiệp như đã trình bày ở trên. Thực chất thanh tra, kiểm tra, giám sát thuế là kiểm tra việc nộp thuế của DN và kèm theo việc xử lý vi phạm.

- Mục đích của thanh tra, kiểm tra, giám sát thuế:

+ Phát hiện để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm Luật thuế như khai man thuế, nợ đọng thuế, chiếm dụng tiền thuế, hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng thất thu thuế cho Nhà nước.

+ Bảo đảm nâng cao ý thức chấp hành Luật thuế cho các DN và cho người thi hành công vụ trong ngành Thuế.

+ Phát hiện những nội dung không phù hợp của Luật thuế với thực tiễn đời sống kinh tế, xã hội của đất nước, các vấn đề nghiệp vụ trong công tác thu thuế, những điều kiện không hợp lý của công tác tổ chức hệ thống bộ máy kiểm tra thuế, để từ đó kiến nghị các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung kịp

thời nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát thuế một chách chặt chẽ.

Thanh tra, kiểm tra, giám sát thuế được tiến hành theo một trình tự nhất định. Qua việc giám sát, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế phát hiện những sai sót yêu cầu NNT giải trình, bổ sung để chứng minh tính chính xác, trung thực, hợp lý của các chỉ tiêu đã kê khai trong hồ sơ thuế. Trường hợp NNT không chứng minh được tính chính xác, trung thực hợp lý của việc kê khai thuế thì cơ quan Thuế tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện NNT có dấu hiệu trốn thuế, gian lận về thuế thì tiến hành thanh tra thuế. Như vậy, có thể chia tiến trình thanh tra, kiểm tra, giám sát thuế thành 3 bước: kiểm tra tại trụ sở cơ quan Thuế (kiểm tra tại bàn); kiểm tra tại trụ sở NNT và thanh tra thuế.

Bước 1: Kiểm tra tại trụ sở cơ quan Thuế là cán bộ thuế kiểm tra việc ghi chép chính xác, trung thực các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế được giao mà NNT gửi đến cơ quan thuế trên cơ sở so sánh phân tích đối chiếu với các nguồn thông tin thu thập. Việc kiểm tra được tiến hành tại trụ sở cơ quan Thuế, cán bộ kiểm tra không được tiếp xúc trực tiếp với NNT. Nội dung công việc kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế do bộ phận kiểm tra thuế thực hiện từ việc thu thập, khai thác thông tin, lựa chọn doanh nghiệp kiểm tra, duyệt và giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ đến việc tiến hành kiểm tra hồ sơ thuế và xử lý kết quả sau kiểm tra được thể hiện ở bảng 1.2

Bng 1.2: Kim tra ti tr s cơ quan Thuế (Theo quyết định 528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008 v vic ban hành quy trình kim tra thuế)

Bước công việc Nội dung công việc

1.Thu thập, khai thác thông tin

- Cán bộ thuế sử dụng dữ liệu kê khai thuế của NNT trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành thuế và những dữ liệu thông tin của NNT từ bên ngoài để kiểm tra hồ sơ khai thuế, phân tích, đánh giá lựa chọn.

- Thông tin từ cơ quan thuế bao gồm:

+ Tờ khai, các bảng kê, báo cáo tài chính.

+ Vi phạm thủ tục hành chính thuế, nợ đọng tiền thuế.

- Thông tin từ bên ngoài bao gồm:

+ Về tuân thủ pháp luật của DN từ các cơ quan liên quan như thương mại, thị trường.

+ Từ ngân hàng, các đối tác, khách hàng, giao dịch quốc tế.

+ Về tính chất, qui mô và tăng trưởng kinh tế của ngành nghề có liên quan đến DN.

+ Về các thay đổi chính sách của Nhà nước có tác động đến DN.

2. Lựa chọn DN để lập danh sách kiểm tra hồ sơ

Hàng năm bộ phận kiểm tra phải kiểm tra, rà soát tất cả các loại hồ sơ thuế để phân loại, lựa chọn các DN có rủi ro về thuế đưa vào danh sách phải kiểm tra thuế:

- Lựa chọn các DN có rủi ro về thuế + DN có ý thức tuân thủ pháp luật thấp

+ DN có dấu hiệu không bình thường về kê khai thuế so với kỳ trước.

+ DN có doanh thu, số thuế phải nộp lớn

- Lựa chọn DN theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan Thuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan Thuế cấp trên.

- Cân đối nguồn nhân lực hiện có để đảm bảo kiểm tra các hồ sơ thuế của DN đã lựa chọn theo danh sách.

3. Duyệt và giao nhiệm vụ

- Bộ phận kiểm tra thuế trình danh sách DN phải kiểm tra hồ sơ khai thuế theo đánh giá rủi ro ở bước 2.

kiểm tra hồ sơ khai thuế

- Thủ trưởng cơ quan thuế duyệt và giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ thuế cho các bộ phận kiểm tra.

- Nhiệm vụ kiểm tra sẽ được giao cho từng cán bộ kiểm tra cụ thể. Cán bộ kiểm tra thuế có trách nhiệm kiểm tra tất các các hồ sơ khai thuế của NNT được giao.

4.Kiểm tra hồ sơ thuế

- Kiểm tra việc ghi chép phản ánh các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế.

- Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn, giảm, ... theo phương pháp đối chiếu, so sánh.

5. Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế

- Kết thúc kiểm tra hồ sơ khai thuế, cán bộ kiểm tra thuế phải đưa ra nhận xét về tính chính xác, hợp lý của các chỉ tiêu trên hồ sơ khai thuế.

+ Những hồ sơ đảm bảo yêu cầu thì bản nhận xét được lưu cùng hồ sơ khai thuế.

+ Những hồ sơ có nghi vấn thì yêu cầu NNT giải trình, bổ sung hoàn chỉnh.

+ Sau khi NNT giải trình bổ sung nếu thấy hợp lý thì lưu vào hồ sơ thuế, nếu không hợp lý thì có thể ấn định thuế hoặc đề nghị thủ trưởng cơ quan thuế ra quyết định kiểm tra tại trụ sở NNT.

Bước 2: Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế là việc cơ quan Thuế ra quyết định cử cán bộ hoặc đoàn kiểm tra đến tại trụ sở NNT để xác minh, làm rõ các nội dung nghi vấn về tính chính xác, trung thực hợp lý của hồ sơ khai thuế. Nội dung việc kiểm tra thuế tại trụ sở NNT được thể hiện ở bảng 1.3

Bng 1.3: Kim tra ti tr s người np thuế (Theo quyết định 528/QĐ- TCT ngày 29/5/2008 v vic ban hành quy trình kim tra thuế) Bước

công việc Nội dung, yêu cầu công việc 1.

Quyết định kiểm tra

- Quyết định kiểm tra phải ghi rõ nội dung cần kiểm tra, thời gian kiểm tra và phải gửi cho NTT chậm nhất là ba ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định.

- Trước thời điểm tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT, người nộp thuế có thể xin hoãn kiểm tra nếu có lý do chính đáng.

- Trước thời điểm tiến hành kiểm tra mà NNT chứng minh được số thuế khai là đúng thì Trưởng đoàn kiểm tra trình Thủ trưởng cơ quan Thuế ra quyết định bãi bỏ kiểm tra tại trụ sở NNT.

2.Tiến hành kiểm tra.

- Trưởng đoàn kiểm tra phân công các thành viên trong đoàn thực hiện kiểm tra từng nội dung nghi vấn đã được ghi trong quyết định kiểm tra.

- Các thành viên phải thực hiện phần công việc đã được phân công, khi kết thúc phải lập biên bản xác nhận số liệu đã kiểm tra.

- Trong quá trình kiểm tra, Đoàn được quyền kiểm kê tài sản, vật tư, hàng hoá, xem xét sổ sách chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan trọng phạm vi nội dung Quyết định.

- Lập biên bản kiểm tra xác định rõ nội dung vi phạm và đề xuất xử lý.

3. Xử lý kết quả kiểm tra

- Sau khi ký biên bản kiểm tra với NNT, trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo với Thủ trưởng cơ quan thuế (người ra quyết định) về kết quả kiểm tra và dự thảo các quyết định xử lý về thuế (nếu

NNT vi phạm) hoặc kết luận kiểm tra thuế (nếu NNT không vi phạm).

- Quyết định xử lý và kết luận kiểm tra phải được gửi cho NNT và các bộ phận liên quan.

- Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện có dấu hiệu trốn thuế, gian lận về thuế, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo với Thủ trưởng cơ quan Thuế để bổ sung kế hoạch thanh tra của cơ quan Thuế.

Bước 3: Kiểm soát thuế GTGT thông qua công tác thanh tra, kiểm tra.

Nội dung Kiểm soát thuế GTGT là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động kiểm soát thuế nhằm kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế của NNT, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật thuế và nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật thuế đối với NNT.

Nội dung công việc của hoạt động kiểm soát thuế GTGT thông qua quy trình thanh tra, kiểm tra NNT, như sau:

Bng 1.4: Thanh tra thuế (Theo quyết định 460/QĐ-TCT ngày 05/5/2009 v vic ban hành quy trình thanh tra thuế)

Bước công

việc Nôi dung, yêu cầu công việc

1. Lập kế hoạch thanh tra

- Thu thập, khai thác thông tin dữ liệu về DN.

+ Cơ sở dữ liệu thông tin về NNT của ngành thuế quản lý + Cơ sở dữ liệu thông tin về NNT của các cơ quan khác:

Hải quan, Kho bạc Nhà nước, ...

- Lập kế hoạch thanh tra + Dự tính nguồn nhân lực

+ Lập kế hoạch tháng, quý, năm.

- Phê duyệt kế hoạch thanh tra.

2.Tổ chức phân tích sâu các DN trong kế hoạch thanh tra

- Chuẩn bị thanh tra:

+ Tập hợp, phân tích thông tin sâu về DN

+ Xác định nội dung, phạm vi, hình thức thanh tra.

- Thành lập đoàn thanh tra.

3.Thanh tra tại DN

- Ban hành Quyết định thanh tra.

+ Công bố Quyết định

- Thực hiện thanh tra bằng việc xem xét số liệu và xác nhận hồ sơ chứng lý:

+ Kiểm tra, đối chiếu số liệu tổng hợp; kiểm tra chi tiết, lập hồ sơ chứng lý.

+ Lập biên bản thanh tra.

+ Báo cáo kết quả thanh tra; dự thảo kết luận; Thông qua kết luận; Xử lý sau thanh tra.

+ Lưu trữ hồ sơ, theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra.

4. Báo cáo - Lập báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra.

- Đánh giá công tác thanh tra.

1.3.3. Kiểm soát nợ thuế

Kiểm soát nợ thuế là chức năng đảm bảo cho việc tiền thuế đã kê khai được nộp vào NNSN đúng thời hạn, qua đó đánh giá tính tuân thủ pháp luật của NNT. Nội dung kiểm soát nợ thuế được thể hiện ở bảng 1. 5

Bng 1.5 Kim soát n thuế (Theo Quyết định s 1395/QĐ-TCT ngày 14/10/2011 v vic ban hành quy trình qun lý n thuế)

Bước công việc Nội dung công việc

1. Lập kế hoạch kiểm soát nợ thuế

- Căn cứ vào chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng cục Thuế để xây dựng chỉ tiêu quản lý thu nợ năm.

- Điều chỉnh kế hoạch.

- Thực hiện kế hoạch thu nợ năm.

2. Thực hiện kiểm soát nợ thuế

- Thực hiện phân loại nợ và lập sổ theo dõi nợ thuế.

- Thực hiện thu nợ thuế đối với nhóm nợ có khả năng thu.

- Quản lý thu nợ đối với nhóm nợ chờ xử lý - Quản lý thu nợ đối với nhóm nợ khó thu.

3. Báo cáo kết quả kiểm soát nợ thuế

- Lập báo cáo - Tổng hợp báo cáo

- Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thu nợ hàng năm

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát thuế giá trị gia tăng tại cục thuế Tỉnh Bình Định. (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)