CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC
3.2. GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN TỔ CHỨC THỰC HIỆN Ở CỤC THUẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH
3.2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thuế của Cục thuế tỉnh Bình Định
3.2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thuế của Cục thuế tỉnh Bình Định
a. Hoàn thiện bộ máy quản lý thuế theo mô hình chức năng
Chính sách thuế gắn liền với chính sách phát triển của mọi quốc gia.
Đối với những quốc gia đang thực hiện nền kinh tế chuyển đổi, hội nhập quốc tế thì chính sách thuế năng động, phù hợp càng trở nên cực kỳ quan trọng.
Quản lý thuế nhằm mục tiêu thực hiện tốt các "chính sách thuế năng động" đã được ban hành. Do vậy, luật thuế Giá trị gia tăng phải được điều chỉnh và hoàn thiện cho phù hợp với tốc độ phát triển, sự đa dạng, luôn vận động của nền kinh tế.
Với sự gia tăng không ngừng về số lượng của các DN, mỗi DN đều nộp nhiều loại thuế khác nhau, do đó DN phải làm việc với nhiều bộ phận trong CQT, dẫn đến sự trùng lắp và không hiệu quả giữa các chức năng ở các bộ phận quản lý theo sắc thuế; sự trùng lắp làm hệ thống tin học cũng không thể phát huy chức năng hỗ trợ công tác QLT. Vì vậy, việc chuyển sang mô hình tổ chức quản lý theo chức năng sẽ tạo điều kiện cho các bộ phận chức năng có điều kiện tập trung về những vấn đề tuân thủ của DN để có biện pháp QLT tốt hơn.
Tổ chức bộ máy QLT theo chức năng là việc xây dựng bộ máy trong đó cơ cấu bao gồm các bộ phận, mỗi bộ phận thực hiện một chức năng QLT cơ
bản đối với tất cả các DN theo thẩm quyền được phân công. Các chức năng QLT cơ bản gồm: Tuyên truyền và hỗ trợ NNT; Quản lý kê khai và kế toán thuế; Quản lý nợ và cưỡng chế thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế.
Bộ máy thu thuế muốn vận hành tốt không chỉ được tổ chức khoa học mà phải được phân phối lực lượng cán bộ thuế vào từng Phòng, từng vị trí một cách hợp lý theo yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể và mục tiêu của cả hệ thống.
Đồng thời công tác tổ chức chỉ ra định hướng, biện pháp xây dựng lực lượng cán bộ thuế vừa giỏi về nghiệp vụ, vừa có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt. Một số công việc cần thực hiện như sau:
- Xây dựng bảng tiêu chuẩn cho từng cán bộ thực hiện từng công việc cụ thể trong mỗi chức năng quản lý của ngành, từng vị trí quản lý theo trình độ chuyên môn, kiến thức pháp luật, năng lực tổ chức quản lý, đạo đức và tác phong, phẩm chất, thâm niên công tác và mức độ hoàn thành nhiệm vụ các năm trước;
- Xây dựng nhu cầu năng lực cho từng chức danh công việc. Rà soát đánh giá từng cán bộ theo bảng tiêu chuẩn; sắp xếp, bố trí nhân sự vào các vị trí tác nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng từng năm và chiến lược đào tạo cán bộ đến năm 2015, tập trung đào tạo kiến thức nâng cao, nghiệp vụ quản lý, trình độ lý luận và tin học kể cả trình độ Thạc sỹ, kinh tế vì trình độ hiện tại chưa đáp ứng yêu cầu để thực hiện các chức năng quản lý mới.
- Quản lý thuế GTGT không phải là nhiệm vụ riêng của Phòng mà là trách nhiệm chung của cả hệ thống thuế. Tuy nhiên, với chức năng chủ trì, tham mưu giúp lãnh đạo Cục trong việc triển khai các biên pháp kiểm tra, kiểm soát, giám sát tình hình kê khai thuế GTGT của NNT do đó với số lượng cán bộ bố trí ở các phòng như hiện nay sẽ không đáp ứng yêu cầu
quản lý, kiểm tra, kiểm soát thuế GTGT. Do vậy, để đảm bảo nhân lực phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát thuế GTGT, Cục thuế Bình Định cần:
+ Điều động cán bộ từ các phòng khác sang các phòng Thanh tra, kiểm tra đảm bảo số lượng cán bộ làm công tác Thanh tra, Kiểm tra phải chiếm 30% trong tổng số lượng cán bộ công chức của Cục Thuế.
+ Về lâu dài phải xin Tổng Cục Thuế bổ sung biên chế số cán bộ mới có trình độ chính quy và năng lực công tác.
b. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT
Thực tế cho thấy rằng, một chính sách thuế dù được hoàn thiện đến đâu nhưng nếu các chủ thể của các quan hệ thuế không năm bắt được những quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thì chính sách thuế đó sẽ có tính khả thi. Chính vì vậy, việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thuế có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định sự vận dụng thành công hay không của chính sách thuế đó vào thực tiễn cuộc sống và đi vào lòng người.
Nếu như việc tuyên truyền pháp luật về thuế chỉ mang tính chất truyền tải một cách rộng rãi, bao quát nhất về pháp luật thực định của chính sách thuế tới mọi công dân thì việc phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế là sự truyền tải thông tin pháp luật thuế một cách cụ thể hơn, sâu hơn, có định hướng mục đích hơn với tất cả đối tượng nộp thuế, cán bộ thuế và người chịu thuế để cho các chủ thể quan hệ pháp luật thuế biết rõ, cặn kẽ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình quy định trong các quy phạm pháp luật của các văn bản hướng dẫn áp dụng các luật thuế.
Trong điều kiện áp dụng cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giao dục pháp luật thuế là một trong những nội dung quan trọng góp phần nâng cao tính khả thi của chính sách thuế hiện hành. Trên cơ sở những vấn đề đang tồn tại tác giả đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT:
+ Phân loại từng nhóm đối tượng cụ thể, căn cứ vào nhu cầu thiết thực, đòi hỏi bức xúc và là sự cần thiết trước mắt của các nhóm đối tượng để có những biện pháp tuyên truyền phổ biến phù hợp, hiệu quả từ những nội dung cơ bản nhất của các luật thuế cho đến những quy định cụ thể của các luật, giúp cho mọi đối tượng thấy được tính ưu việt của chính sách thuế, tạo sự tin tưởng và tự nguyện chấp hành của người, mọi tầng lớp trong xã hội. Như nhóm đối tượng thuộc lĩnh vực kinh tế gồm các DN sản xuất kinh doanh, nhóm thuộc lĩnh vực hành chính sự nghiệp, ….
+ Đa dạng hoá hình thức tuyên truyền, sao cho dễ hiểu, dễ thực hiện và dễ tiếp cận như: Thiết kế, phát hành nhiều mẫu mã gọn và đẹp theo tiêu thức từng sắc thuế dưới hình thức tờ rơi, sách bỏ túi,… để cấp phát miễn phí tại trụ sở cơ quan Thuế, tại cơ quan kho bạc, ngân hàng, các trung tâm công cộng, các địa điểm mà NNT thường giao dịch và đặc biệt là các thủ tục hành chính thuế như: bổ sung thông tin đăng ký thuế, các phương pháp tính thuế, khai thuế và thời hạn nộp các loại hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế…nhằm hỗ trợ NNT hoàn tất các thủ tục hành chính thuế đúng theo quy định.
+ Khai thác các hình thức đa dạng của tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình…xây dựng các tiểu phẩm vừa mang tính tuyên truyền vừa mang tính sân khấu hoá.
+ Thường xuyên phối hợp với các cơ quan ban ngành trên địa bàn quận phát động các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về thuế.
+ Xây dựng quy chế phối giữa Cục thuế và Trung tâm bồi dưỡng chính trị tỉnh để tuyên truyền chính sách thuế đến mọi tầng lớp dân cư trong xã hội thông qua các lớp bồi dưỡng cảm tình đảng, lớp đảng viên mới, và các lớp bồi dưỡng chính trị khác…để dần dần luật thuế sẽ thấm dần và đi vào lòng dân và một khi đã chiếm được niềm tin của nhân dân thì việc áp dụng các chính sách thuế vào thực tiễn hoàn toàn có tính khả thi.
* Tổ chức tốt các hình thức và nâng cao chất lượng hỗ trợ:
- Thường xuyên các buổi gặp gỡ đối thoại DN, các lớp tập huấn chính sách thuế cho các DN cùng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động như: Ngành xây dựng, Sản xuất, thương mại, ăn uống, vận tải, dạy học dạy nghề và dịch vụ;
để mang tính chất chuyên sâu, thông qua đó để lắng nghe những vưỡng mức khó khăn của DN trong việc thực hiện pháp luật thuế, đồng thời giải đáp, hướng dẫn tháo gỡ những vướng mắc để giúp DN thực hiện tốt chính sách pháp luật thuế hiện hành.
- Xây dựng các qui chế tổ chức đối thoại giữa CQT với DN mỗi quí một lần, giải quyết hoặc kiến nghị giải quyết có hiệu quả các vấn đề NNT đang quan tâm.
- Nâng cao chất lượng hướng dẫn, hỗ trợ tại CQT trên cơ sở giám sát chặt chẽ nội dung tư vấn, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật thuế hiện hành; mở rộng tư vấn giải đáp chính sách thuế qua mạng điện tử, qua hệ thống trả lời điện thoại tự động, qua đường dây nóng.
* Triển khai mạnh mẽ và nhân rộng việc kê khai thuế qua mạng (như dịch vụ kê khai, hỏi đáp qua mạng;…) và các dịch vụ điện tử khác của CQT nhằm hỗ trợ cho NNT kê khai thuế qua mạng đồng thời đơn giản hóa các thủ tục kê khai thuế, hoàn thuế của các NNT. Cho phép NNT thực hiện tự tính - tự khai - tự nộp đối chiếu nghĩa vụ thuế trên mạng của ngành Thuế trên cơ sở các quy định pháp lý về các giao dịch điện tử và hệ thống an toàn bảo mật ngành Thuế.
* Kiện toàn đội ngũ cán bộ trong hệ thống tuyên truyền, hỗ trợ theo hướng vừa chuyên sâu nghiệp vụ chuyên môn, vừa nâng cao kỹ năng giao tiếp cho cán bộ và có một lượng cán bộ đủ để làm đảm bảo chất lượng phục vụ một cách tốt nhất, nhằm góp phần làm cho NNT có được điều kiện thuận lợi nhất khi thực thi pháp luật thuế, tránh được những rủi ro, sai phạm do thiếu hiểu biết, qua đây sẽ giúp cho CQT tăng cường kiểm soát nguồn thu cho NSNN.
* Thực hiện tốt quy chế hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của NNT theo cơ chế “một cửa” nhằm đảm bảo việc tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế, tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của NNT được thuận lợi nhất, đồng thời đảm bảo giám sát được công chức thuế trong việc thực hiện giải quyết các yêu cầu, thủ tục hành chính thuế của NNT.