Dự báo về thị trường nước giải khát

Một phần của tài liệu Quản trị kênh phân phối của công ty cổ phần nước khoáng Quy Nhơn tại thị trường Miền Trung và Tây Nguyên (Trang 90 - 93)

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG QUY NHƠN TẠI THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN

3.1. PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI

3.1.1. Dự báo về thị trường nước giải khát

Theo ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Rượu bia và Nước giải khát Việt Nam, thị trường nước giải khát không cồn của Việt Nam trong 5-7 năm qua luôn tăng trưởng trên 20% - là mức tăng trưởng cao của thế giới.

Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, Việt Nam vẫn là thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng bởi trung bình mỗi người tiêu dùng Việt Nam chỉ uống trên 20 lít nước giải khát đóng chai không cồn/năm, trong khi mức tiêu thụ trung bình của mỗi người dân ở các nước trên thế giới là trên 40 lít/năm.

(Ngun: http://www.dunghangviet.vn/)

Tổ chức BMI dự báo ngành đồ uống không cồn của Việt Nam sẽ đạt 8,2% về tốc độ tăng trưởng doanh thu và 6,3% về tốc độ tăng trưởng doanh số trong giai đoạn 2012-2016. Nguyên nhân có sự tăng trưởng mạnh mẽ này là nhờ nền kinh tế phát triển ổn định, xu hướng đô thị hóa ngày càng tăng, vốn đầu tư nước ngoài tăng và số lượng khách du lịch ngày càng nhiều.

Mặc dù người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn khá quan tâm tới vấn đề lối sống lành mạnh cho dù những ảnh hưởng phương Tây tác động tới thói quen tiêu dùng nhưng BMI vẫn cho rằng đồ uống pha chế sẵn không cồn sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ngành công nghiệp nước giải khát tại Việt Nam từ nay cho đến năm 2016.

Bng 3.1: Doanh s và doanh thu đồ ung không cn ti Vit Nam giai đon 2012-2016

2012 2013 2014 2015 2016

Doanh số

(triệu lít) 1.977 2.157 2.315 2.478 2.628

Tăng trưởng hàng

năm về doanh số (%) 8,61 9,11 7,35 7,0 6,08

Doanh thu

(triệu VND) 8.113.658 8.917.715 9.736.804 10.619.224 11.421.833 Tăng trưởng hàng

năm về doanh thu(%)

14,03 9,91 9,18 9,06 7,56

Doanh thu

(triệu USD) 398 450 506 566 626

(Ngun: báo chí thương mi, BMI) Ngoài ra gần 75 ngàn tỉ đồng là số tiền cần cho kế hoạch phát triển ngành bia, rượu và nước giải khát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025. Đây là một trong những nội dung chính của quy hoạch ngành bia, rượu và nước giải khát được Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng ký ban hành.

Theo đó, chỉ riêng nguồn vốn đầu tư cho ngành này giai đoạn 2008 - 2010 đã hơn 12,5 ngàn tỉ đồng, giai đoạn 2011 - 2015 sẽ là 22,7 ngàn tỉ đồng và giai đoạn 2016 - 2025 sẽ trên 39 ngàn tỉ đồng. Nguồn vốn đầu tư được huy động từ mọi thành phần xã hội, vốn vay của các ngân hàng trong và ngoài nước, vốn huy động từ nguồn phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp. Theo quy hoạch vừa được phê duyệt, mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành giai đoạn 2006 - 2010 đạt 12%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 13%/năm và giai đoạn 2016 - 2025 đạt 8%/năm (Theo Văn Nam/ Thi báo kinh tế Sài Gòn).

Do đó thị trường trong lĩnh vực này là một thị trường đầy tiềm năng. Với một cơ chế mở của Nhà nước Việt Nam, cùng với lực lượng lao động dồi dào và chế độ tiền lương tương đối thấp so với các nước trên thế giới. Có thể nói việc kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát có rất nhiều thuận lợi để có được kết quả kinh doanh cao. Do đó việc có nhiều các doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh lĩnh vực này là điều tất yếu.

Nhận định về thị trường nước đóng chai toàn cầu, MarketLine đưa ra phân tích: dù mức độ mở rộng có chậm lại trong vòng 5 năm (2010 - 2015), nhưng thị trường châu Á - Thái Bình Dương vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng cao nhất, đạt mức 12%/năm (trên 35 tỷ USD), vượt qua thị trường Mỹ và châu Âu.

Riêng tại Việt Nam, theo dự báo của Công ty Datamonitor (Anh), vào cuối năm 2014, thị trường nước uống đóng chai sẽ đạt tổng doanh thu khoảng 279 triệu USD, tăng trưởng bình quân 6%/năm trong giai đoạn 2009 - 2014.

Đồng thời, tổng sản lượng của toàn thị trường đạt 307 triệu lít. Còn Euromonitor International (EI) đưa ra dự báo trong giai đoạn 2010 - 2016, tốc độ tăng trưởng của ngành nước uống đóng chai đạt 16%/năm. Và đây là cơ hội cho tất cả các hãng. Theo chuyên gia tư vấn Melvin Leong của hãng Frost

& Sulliva, dù còn nhiều khoảng trống, nhưng muốn đặt chân vào thị trường nước uống đóng chai Việt Nam, các nhà sản xuất phải xem xét các yếu tố:

công nghệ, vận chuyển, chi phí lao động và kênh phân phối. Bởi các nhà sản xuất có quy mô nhỏ cho ra những sản phẩm có giá thành thấp luôn là mối đe dọa đối với những công ty lớn hơn. (Ngun: http://news.zing.vn)

Theo AsiaPanel, số lượng hộ gia đình bước vào nhóm có thu nhập cao (trên 6,5 triệu đồng/tháng) đã tăng từ 7,3% lên 11,9% trong tổng số hộ dân Việt Nam. Cùng tăng tương ứng là số hộ có thu nhập trong khoảng 4,5-6,5 triệu đồng/tháng. Khi cuộc sống trở nên dư dả hơn, người dân đã chuyển sang

lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên bổ dưỡng cho sức khỏe như sữa, các chế phẩm từ sữa, nước trái cây, sinh tố, nước uống đóng chai...Khảo sát trên các hộ gia đình ở thành thị cũng cho thấy 70% quan tâm đến sức khỏe của mình hơn trước đây, 74% muốn sử dụng các loại vitamin và khoáng chất, và 80% thích mua các loại sản phẩm có các hoạt chất có lợi cho sức khỏe như nhân sâm, calcium... (Ngun: http://tuoitre.vn)

Nghiên cứu của AsiaPanel cũng chỉ ra rằng bao bì đang ảnh hưởng rất lớn đến sự chọn lựa của người tiêu dùng bởi 57% số người được hỏi đã trả lời sẽ chọn mua sản phẩm có thể uống ngay được từ trong hộp.

Nói về tiềm năng của thị trường nước uống tại Việt Nam, thì thị trường đồ uống và các loại nước giải khát từ lâu vốn được xem là mảnh đất màu mỡ cho nhiều "đại gia" tung hoành ở Việt Nam. Một số nhãn hiệu đình đám phải kể đến là Coca Cola, Pepsi, Tribeco, Tân Hiệp Phát, URC, Wonderfarm.…

Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, Pepsi và Coca Cola đang gần như thống lĩnh thị trường đồ uống nội địa do thương hiệu sẵn có tiếng cùng truyền thống lâu đời. Không chỉ Coca - Pepsi, thị trường Việt Nam cũng đang chứng kiến những cuộc cạnh tranh rất gay cấn, đi kèm nhiều chiêu thức nhằm giành thị phần của các hãng nước ngọt nội địa. Bên cạnh đó, tại thị trường Miền Trung và Tây Nguyên nơi có khí hậu nắng nóng thì nhu cầu về nước giải khát càng cao. Do đó, đây là thị trường mà các đối thủ cạnh tranh thường hay nhắm đến.

Một phần của tài liệu Quản trị kênh phân phối của công ty cổ phần nước khoáng Quy Nhơn tại thị trường Miền Trung và Tây Nguyên (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)