Phát triển thị trường

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CNNT

1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CNNT

1.2.4. Phát triển thị trường

23

- Thị trường đầu vào (vốn, sức lao động, khoa học-công nghệ):

Trong số các thị trường yếu tố đầu vào cho sản xuất, thị trường vốn là vấn đề được đề cập đầu tiên. Vai trò của vốn đối với năng lực sản xuất, tức là khả năng cung ứng sản phẩm cho thị trường (đại lượng QSX) đã được mô tả trong mô hình sản xuất [5, tr. 73] :

Q = f(a,K,L) = a.Kα.Lβ với α + β = 1, K, L ≠ 0

a: Tham số; K: yếu tố vốn; L: Lao động; α và β là các hệ số co giãn.

Trên thực tế, do K rất lớn nên mỗi biến động của a cũng tạo ra biến động lớn của Q. Chính vì thế, nhiều nhà kinh tế cho rằng vấn đề lớn nhất của các doanh nghiệp - dù quy mô của chúng lớn hay nhỏ - là vốn kinh doanh, vì trên thực tế, khó khăn lớn nhất của các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nông thôn cũng là thiếu vốn. Thực ra, vấn đề vốn hiện nay không còn là khó khăn lớn nhất như mấy năm trước, song đây vẫn là một trong những hạn chế mà hầu như doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt.

Lao động cũng là một yếu tố quan trọng của sản xuất. Bất kỳ một ngành, một lĩnh vực nào của nền kinh tế muốn phát triển nhanh đều phải dựa trên nền tảng một nguồn nhân lực dồi dào và đảm bảo về chất lượng. Đối với CNNT cũng không đi ngoài quy luật đó, để phát triển CNNT đòi hỏi phải có một đội ngũ người lao động có tay nghề để vận hành các máy móc, thiết bị đã được trang bị, nếu không thì hoặc là không sử dụng hiệu quả các máy móc thiết bị hiện có hoặc là không đưa máy móc thiết bị tiên tiến vào sử dụng được.

Đối với thị trường đầu vào, khi phát triển CNNT cần chú trọng việc nghiên cứu, thiết kế và sản xuất, cung cấp cho dân cư nông thôn nhiều tư liệu sản xuất hơn, thích hợp với điều kiện sử dụng của họ . Đối với yếu tố vốn, khi lượng vốn đầu tư tự có ở nông thôn tăng lên, nhu cầu vốn bổ sung từ ngoài cũng tăng lên, khả năng sử dụng số vốn cũng lớn hơn. Bởi vậy, thị trường vốn ở nông thôn cũng sẽ được mở rộng. Nhà nước cần có sự hỗ trợ và kiểm soát nó để đảm bảo thực hiện được định hướng của mình và bảo vệ lợi ích của các

24

chủ thể có liên quan.

- Thị trường đầu ra (thị trường trong nước: địa phương và vùng phụ cận;

thành thị và thị trường nước ngoài):

Về tác động vĩ mô, sự định hướng các mối quan hệ chỉ có thể được xác định một cách tương đối do chưa có các chỉ tiêu định lượng chính xác được kiểm định. Kết quả sản xuất của CNNT ( Y ) phụ thuộc vào thị trường của nó theo mô hình: Y = C + S

C = c.Y và Y = C/c S = s.Y và Y = S/s dY = dC + dS Trong đó:

- C và S là phần thu nhập dành cho tiêu dùng (C) và tích lũy (S) ở nông thôn.

- c và s là tỷ lệ của phần dành cho tiêu dùng (C) và tích lũy (S) trong tổng thu nhập ở nông thôn.

- dY là mức tăng của sản xuất ở nông thôn.

- dC là mức tăng phần thu nhập dành cho tiêu dùng ở nông thôn (được coi như bằng dung lượng thị trường sản phẩm đầu ra của CNNT).

- dS là mức tăng tích lũy nội bộ của nó.

Theo tính chất kinh điển của mối quan hệ này, sự phụ thuộc của kết quả sản xuất Y vào dung lượng thị trường C là quan hệ tuyến tính, tức là nếu C tăng thêm một lượng dC thì Y cũng tăng thêm một lượng tương đương theo công thức dY = dC/c. Trên thực tế, nếu xét thị trường của CNNT là thị trường tại địa phương thì mối quan hệ trên cũng không thể khép kín, do có sự thay đổi của hệ số tích lũy ( tỷ lệ tích lũy từ tổng thu nhập). Một quan hệ có tính quy luật là: nếu mức thu nhập còn rất thấp, thì khi thu nhập tăng lên, tỷ lệ tích lũy (s) giảm đi, tỷ lệ tiêu dùng (c) tăng lên, nhưng nếu thu nhập đã đạt một

25

mức độ nhất định thì tình hình sẽ ngược lại: tỷ lệ tiêu dùng sẽ giảm đi, tỷ lệ tích lũy sẽ tăng lên khi thu nhập tăng. Trong tình hình hiện nay, khi thu nhập ở nông thôn tăng lên, tỷ lệ tích lũy sẽ tăng chứ không giảm. Điều đó có nghĩa là: Nếu thị trường của CNNT là thị trường địa phương, dung lượng thị trường về tư liệu tiêu dùng ở nông thôn sẽ tăng chậm hơn mức tăng thu nhập và sản xuất lại càng tăng chậm hơn dung lượng của thị trường về tư liệu sản xuất, đây cũng chính là cơ sở để định hướng phát triển các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng và sản xuất tư liệu sản xuất trong CNNT.

Mặt khác, thị trường của CNNT không chỉ là ở địa phương, ở nông thôn mà còn phải vươn ra thị trường bên ngoài. Bởi vì, quá trình phát triển của CNNT cũng đồng thời với việc CNNT thâm nhập thị trường đô thị và thị trường nước ngoài, trong quá trình đó sản phẩm của công nghiệp đô thị và của các nước khác cũng xâm nhập vào thị trường nông thôn, đòi hỏi CNNT phải cạnh tranh quyết liệt và có hiệu quả hơn, chính điều này cũng kích thích cho CNNT phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)