Thực trạng thị trường của CNNT

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 (Trang 65 - 70)

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CNNT TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2005 - 2009

2.2.4. Thực trạng thị trường của CNNT

- Thị trường đầu vào (vốn, lao động và khoa học, công nghệ)

Do điều kiện về thời gian và khả năng nghiên cứu, tác giả sử dụng kết quả điều tra cơ sở kinh doanh cá thể năm 2009 của Cục Thống kê tỉnh Quảng

60

xuất trong năm) đến thu nhập của loại hình tổ cơ sở kinh doanh cá thể (hộ gia đình) cho tất cả các nhóm ngành (khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông - lâm - thủy sản; sản xuất tư liệu tiêu dùng, gia dụng, mỹ nghệ và Cơ khí chế tạo, SC nông cụ, hóa chất).

Mô hình lý thuyết với biến phụ thuộc là thu nhập (hàm sản xuất Cobb – Douglas):

Y = aX1α1 . X2α2 . X3α3 . e β1D

1 . eβ2D 2. eβ3D

3

Trong đó:

+ a là hệ số hồi quy của mô hình.

+ αi, βj: các hệ số co giãn của biến phụ thuộc đối với các biến độc lập (i có giá trị từ 1 đến 3 và j có giá trị từ 1 đến 3).

+ X1 là tổng số lao động (người). Kỳ vọng mang dấu (+), vì tổng số lao động sẽ đồng biến với lợi nhuận của các cơ sở kinh doanh cá thể.

+ X2 là tổng nguồn vốn (1000đồng). Kỳ vọng mang dấu (+), vì tổng nguồn vốn sẽ đồng biến với lợi nhuận của các cơ sở kinh doanh cá thể.

+ X3 là tổng số ngày hoạt động trong năm. Kỳ vọng mang dấu (+), vì tổng số ngày làm việc tăng sẽ đồng biến với lợi nhuận của các cơ sở kinh doanh cá thể.

+ D1,D2, D3 là các biến giả định. Kỳ vọng mang dấu (+) vì sự thay đổi các nhóm ngành sẽ làm thay đổi lợi nhuận (trong đó D1 = 1 đối với nhóm khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; D1 = 0 đối với nhóm ngành không phải là khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; D2 = 1 đối với nhóm ngành chế biến;

D2 = 0 đối với nhóm ngành không phải là chế biến; D3 = 1 đối với nhóm ngành Sản xuất tư liệu tiêu dùng, gia dụng, mỹ nghệ; D3 = 0 đối với nhóm ngành không phải là Sản xuất tư liệu tiêu dùng, gia dụng, mỹ nghệ).

Hàm sản xuất Cobb - Douglas dưới dạng Logarit như sau:

Ln Y = α0 + α1lnX1 + α2 lnX2+ α3 lnX3+ β1D1 + β2D2+ β3D3

61

Trên cơ sở dữ liệu điều tra cơ sở kinh doanh cá thể năm 2009 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi, tác giả chọn 314/11969 cơ sở kinh doanh cá thể công nghiệp ở nông thôn. Sau khi xử lý dữ liệu, bằng phương pháp Enter trên phần mềm SPSS, kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là thu nhập của các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể như sau:

Biến phụ thuộc Y là thu nhập của các cơ sở kinh doanh cá thể CNNT.

Sử dụng phương pháp Enter trên phần mềm SPSS, kết quả các biến độc lập có ý nghĩa với mô hình là X1,X2,X3; các biến giả định D1,D2,D3 không có ý nghĩa trong mô hình.

Ln (Y) = 2,655 + 0,666X1 + 0,381X2+ 0,659X3

(t) 3,844 10,222 11,840 5,879 F = 96,669

R2 = 0,654

+ Tỷ số F = 96,669> F 0,01(3,78) cho phép bác bỏ giả thiết H0 (các biến độc lập Xi đồng thời không ảnh hưởng đến Y) vậy mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức trên 95%. Điều đó có nghĩa các yếu tố đầu vào có tác động đồng thời đến lợi nhuận cơ sở kinh doanh cá thể CNNT một cách có ý nghĩa.

+ Hệ số xác định (R2) ở mô hình tổng thể cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể CNNT là 0,654, cho biết các biến độc lập đã giải thích 65,4% sự thay đổi của biến phụ thuộc thu nhập (Y).

+ Ý nghĩa của các tham số:

α1= 0,666 là hệ số co giãn của thu nhập với lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể CNNT. Cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi, nếu tăng thêm 1% lao động so với mức trung bình sẽ làm tăng thêm 0,666% thu nhập.

α2=0,381 là hệ số co giãn của lợi nhuận với tổng nguồn vốn của cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể CNNT. Cho biết trong trường hợp các yếu tố khác

62

trong mô hình không đổi, nếu tăng thêm 1% nguồn vốn so với mức trung bình sẽ làm tăng thêm 0,381 % thu nhập.

α3 =0,659 là hệ số co giãn của lợi nhuận với số ngày hoạt động trong năm của cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể CNNT. Cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi, nếu tăng thêm 1% thời gian làm hoạt động trong năm so với mức trung bình sẽ làm tăng thêm 0,659% lợi nhuận của các cơ sở sản xuất.

- Thị trường đầu ra

Bảng 2.10: Sản phẩm chủ yếu CNNT Quảng Ngãi giai đoạn 2005-2009

TT Lĩnh vực ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009

1 Thuỷ sản chế biến Tấn 3.611 4.100 5.015 6.080 6.604 2 Cồn tinh chế Nghìn lít 5.069 4.543 5.796 5.490 4.453 3 Bánh kẹo các loại Tấn 8.103 8.850 9.037 956 10.581 4 Phân hoá học Tấn 19.293 23.112 24.349 22.810 25.212 5 Gạch nung Nghìn viên 247.000 260.000 303.217 324.888 331.121 6 Đá xây các loại Nghìn m3 800,0 1.020,0 1.031,4 1.048,3 1.085,8 7 Cát, sỏi các loại Nghìn m3 357 382 386 302 218

8 Vôi nung Tấn 990 990 748 773 800

9 Gạch lát nền Nghìn viên 2.500 3.038 2.941 2.826 2.350

10 Muối Nghìn tấn 8,5 8,6 8,5 7,5 5

11 Nước mắm Nghìn lít 4.375 5.055 5.502 5.682 6.041 12 Xay xát gạo, ngô Nghìn tấn 300 310 312 320 354 13 Rượu các loại Nghìn lít 3.873 3.960 4.074 4.543 4.614 14 Nước đá Tấn 117.833 129.377 131.400 123.880 102.500

15 Chiếu cói Nghìn chiếc 607 548 486 549 320

16 Quần áo may sẵn Nghìn chiếc

4.200 7.500 5.577 7.187 7.571

17 Gỗ xẻ các loại m3 84 99 125 131 137

18 Lốp xe đạp, xe máy Nghìn chiếc 98 95 90 32 30 19 Nông cụ cầm tay Nghìn chiếc 357 348 352 402 412

63

TT Lĩnh vực ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009

20 Máy tuốt lúa Cái 1.203 1.207 1.007 820 800

21 Đóng mới tàu thuyền Cái 10 15 11 7 9

22 Trung, đại tu ôtô Chiếc 430 432 450 650 550

23 Tủ gỗ Cái 12.557 12.651 13.241 13.320 13.420

24 Bàn gỗ các loại Cái 14.812 15.682 18.609 26.500 93.500 25 Ghế các loại Cái 69.683 70.305 78.879 102.300 129.095

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi 2009.

+ Thị trường trong nước:

Hiện nay hơn 98% các sản phẩm CNNT của tỉnh tiêu thụ được ở trong nước, trong tỉnh như: đá xây dựng, gạch ngói, cát sạn, chổi đót, nhang bánh tráng, nước nắm, rượu, các sản phẩm tiêu dùng, gia dụng thủ công mỹ ngệ, cơ khí,...Nhìn chung sản phẩm CNNT còn đơn điệu, mẫu mã, chất lượng sản phẩm chưa cao, quy mô sản phẩm không lớn, chưa đáp ứng nhu cầu của kinh tế thị trường, mặc dù tiềm năng phát triển của địa phương còn rất lớn, đặc biệt là những nghề mang tính chất truyền thống của vùng. Hầu hết các sản phẩm CNNT chưa đăng ký kiểu dáng công nghiệp, chưa đăng ký thương hiệu, mặc dù được coi là đặc sản nhưng khối lượng tiêu thụ không cao. Hơn nữa phần lớn là cơ sở kinh doanh cá thể (hộ kinh doanh) đều theo kiểu cá thể, mạnh mún, không hình thành các hợp tác xã tiêu thụ, thiếu sự liên kết, công tác tiếp thị, quảng cáo hầu như không có.

+ Thị trường ngoài nước:

Hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan xuất khẩu được sản xuất tập trung tại cụm công nghiệp làng nghề xã Tịnh Ấn và điểm công nghiệp - làng nghề thị trấn huyện Sơn Tịnh, được tiêu thụ với số lượng từ 3 đến 5 conterneur/tháng theo đơn đặt hàng của Đan Mạch, Đức; mặt hàng này hiện đang được nhân rộng tại các địa phương khác trong tỉnh như: thị trấn Châu Ổ

64

đót tại xã Bình Tây, bún khô tại xã Bình Chánh, hàng thêu rua xuất khẩu tại các xã Bình Thạnh, Bình Đông, Bình Thuận, Bình Trị huyện Bình Sơn; hàng mây tre tại xã Đức Phong, huyện Mộ Đức; hàng thêu rua nghệ thuật tại Trường Xuân, phường Trần Phú thành phố Quảng Ngãi, các mặt hàng này vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh vừa vươn ra ngoài tỉnh và tham gia xuất khẩu sang các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Đan Mạch... Đã thu được nguồn ngoại tệ lớn, tạo nhiều lợi thế trong việc mở rộng thị trường. Tuy nhiên các doanh nghiệp chưa đủ năng lực xuất trực tiếp mà phải thông qua khâu trung gian nên có lúc phải chịu thua thiệt.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)