Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 (Trang 44 - 47)

- Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi

Kinh tế tăng trưởng tốc độ cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, quy mô kinh tế tăng lên đáng kể, cơ bản tỉnh đã ra khỏi tình trạng kém phát triển. Tổng sản phẩm (GDP) tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 18,66%, gấp 1,8 lần giai đoạn 2001 - 2005, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động

39

chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng công nghiệp từ 32,9% tăng lên 58,95%; thương mại - dịch vụ từ 35,2% giảm xuống 22,65%; nông - lâm - thủy sản từ 31,9% giảm xuống 18,4%. Quy mô tổng sản phẩm năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 29.465 tỷ đồng, gấp 4,48 lần so với năm 2005. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.228USD, gấp 3,85 lần so với năm 2005. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường đáng kể. Các thành phần kinh tế phát triển, khơi dậy được tiềm năng sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh tăng trưởng nhanh. Các vùng kinh tế bước đầu phát huy được lợi thế, tạo sự liên kết, hỗ trợ giữa các vùng. Công tác quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường đạt được một số kết quả [17, tr. 15].

Tuy nhiên, kinh tế phát triển chưa đồng đều giữa các ngành, các vùng, có mặt thiếu bền vững.

Biểu 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 - 2010

TT CHỈ TIÊU ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1 GDP (giá cố định

1994) Tỷ

đồng 3.717 4.180 4.765 5.317 6.431 8.743 2 Tốc độ tăng

trưởng kinh tế %

11,70 12,46 13,99 11,59 20,96 35,94 3 GDP (giá thực tế) Tỷ

đồng 6.572 8.094 10.079 13.238 18.383 29.465 3.1

Công nghiệp - Xây dựng (CN- XD)

Tỷ

đồng 1.972 2.663 3.628 4.792 8.475 17.370 Cơ cấu CN-XD % 30,00 32,90 36,00 36,20 46,10 58,95 3.2

Thương mại - Dịch vụ (TM- DV)

đồng Tỷ

2.320 2.849 3.437 4.316 5.110 6.674 Cơ cấu TM-DV

40

TT CHỈ TIÊU ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 3.3 Nông, Lâm, Thủy

sản (N,L,TS)

Tỷ

đồng 2.287 2.582 3.014 4.130 4.798 5.422 Cơ cấu N,L,TS % 34,80 31,90 29,90 31,20 26,10 18,40 4 GDP bình quân đầu người USD

319 390 482 608 887 1.228 - Cơ sở hạ tầng nông nghiệp - nông thôn:

+ Toàn tỉnh hiện có 527 công trình thủy lợi (110 hồ chứa, 324 đập dâng và 93 trạm bơm); 98.683 m đê sông, đê biển và đê cửa sông; 03 công trình ngăn mặn; 16.062 m kè lát mái và 54 mỏ hàn. Tổng năng lực tưới thiết kế là 86.373 ha, năng lực khai thác tưới thực tế là 56.131 ha. Kênh mương thủy lợi được đầu tư kiên cố hóa với tổng chiều dài gần 400 km kênh các loại. Đặc biệt công trình thủy lợi Thạch Nham đã thực sự làm đổi đời nhiều vùng quê nghèo khó trong tỉnh. Nhìn chung hệ thống thuỷ lợi rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và CNNT.

+ Giao thông nông thôn được chú trọng đầu tư mới và nâng cấp theo hướng nhựa hoá, cứng hoá tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu, trao đổi hàng hoá, góp phần phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; điều kiện này thể hiện rõ nhất ở các huyện miền núi. Hiện tại có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã; nhựa hoá, cứng hoá được 1.192 km đường, trong đó:

Đường huyện: tổng số 1.228 km, đã nhựa hoá, cứng hoá 478 km, đạt 39% tổng số km đường huyện.

Đường xã: tổng số 1.976,4 km, đã nhựa hoá, cứng hoá 642 km, đạt 32% tổng số km đường xã.

Đường thôn, xóm: tổng số 2.946 km, đã nhựa hoá, cứng hoá 71,2 km, đạt 2% tổng số km đường thôn, xóm.

41

Riêng tuyến đường giao thông nội đồng hầu hết chưa được cứng hoá, chỉ có một số tuyến đường nội đồng gắn với hệ thống kênh mương cấp 2, tuy chưa cứng hoá nhưng phần nào đã đáp ứng cho một số máy móc, phương tiện cơ giới hoạt động phục vụ sản xuất.

+ 100% số huyện được cấp điện lưới quốc gia và điện tại chỗ đạt tiêu chuẩn dùng cho sản xuất và sinh hoạt. Số xã nông thôn có điện là 169/184 xã, trong đó điện Diezel 2 xã và điện mặt trời 1 xã. Tỷ lệ số hộ nông thôn sử dụng điện đạt 98%.

+ Chính quyền các địa phương quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn. Việc trao đổi hàng hoá và phân phối sản phẩm có bước thuận lợi hơn, đặc biệt các huyện miền núi – hải đảo, bước đầu có chuyển biến, góp phần phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng.

Nông thôn Quảng Ngãi ngày càng khởi sắc với hệ thống cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, bưu điện, chợ, thiết chế văn hoá được đầu tư xây dựng ngày càng đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, giao lưu hàng hoá, đi lạ i, học hành, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho dân cư nông thôn.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)