Điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 (Trang 49 - 53)

Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2009 của Cục Thống kê tỉnh Quảng ngãi 1.219.229 người, trong đó ở thành thị 178.879 người (chiếm 14,67% dân số toàn tỉnh), ở nông thôn 1.040.350 người (chiếm 85,33% dân số toàn tỉnh). Nguồn nhân lực tăng tự nhiên hàng năm ước khoảng 13.500 - 14.000 người; dân số có cơ cấu trẻ (độ tuổi từ 15 - 44 tuổi chiếm 43% dân số toàn tỉnh đây là lợi thế và cũng là áp lực về giải quyết việc làm, giáo dục đào tạo, dạy nghề của tỉnh Quảng ngãi [19, tr. 4].

Về cơ cấu lao động nông thôn chiếm tỷ lệ 78% lực lượng lao động trong toàn tỉnh; tỷ lệ thời gian lao động nông thôn được nâng lên từ 73% năm 2005 lên 84% ở năm 2010. Số lao động thiếu việc làm ở nông thôn khá cao, có xu hướng tăng, năm 2005 là 30.200 người, năm 2010 tăng lên 32.000 người.

Biểu 2.2: Một số chỉ tiêu xã hội tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 -2010

44

TT CHỈ TIÊU ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1 Dân số trung

bình nghìn

người 1.286 1.296 1.303 1.219 1.230

2 Tỷ lệ tăng dân

số tự nhiên %

11,1 10,9 10,0 10,0 9,9 9,0

3 Số người trong độ tuổi lao

động người

694.792 719.110 713.620 722.000 730.000 737.000

4 Số lao động tham gia trong

nền kinh tế người

662.780 695.492 681.793 695.429 703.640 712.000

5 Số lao động được giải quyết

việc làm/năm người

33.000 33.000 33.500 34.000 34.000 35.000

6 Số lao động thất nghiệp ở

Thành phố người

4.960 4.600 4.700 4.850 5.000 5.000

7 Tỷ lệ thất nghiệp ở Thành

thị % 4,9 4,6 4,6 4,5 4,4 4,5

8 Số lao động thiếu việc làm

ở nông thôn người 30.200 31.600 31.900 32.000 32.000 32.000

9

Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông

thôn % 73,0 74,0 75,0 77,0 79,0 84,0

10 Tỷ lệ số lao động được đào

tạo nghề % 14,6 16,0 18,0 21,5 24,0 28,0

Nguồn: Báo cáo số 148/BC-UBND ngày 29/11/2010 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

Lao động trong ngành nông - lâm - ngư nghiêp tăng về số lượng, song tỷ trọng trong cơ cấu lao động giảm theo thời gian, đây là biểu hiện tốt trong việc sử dụng lao động. Năm 2009, đối với ngành nông nghiệp có 452.600 người, chiếm 62%, ngành công nghiệp - xây dựng 124.100 người chiếm 17%;

ngành thương mại - Dịch vụ 153.300 người, chiếm 21% trong tổng lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng, du lịch

45

dịch vụ. Trong nội bộ ngành nông nghiệp có sự dịch chuyển từ trồng trọt sang chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, đồng thời phát triển làng nghề nông thôn.

Biểu 2.3 : Cơ cấu nhân lực theo ngành kinh tế

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi 2009

- Văn hoá, truyền thống

Quảng Ngãi là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, hiếu học, đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo; có bề dày lịch sử về Văn hóa Sa Huỳnh và Văn hóa Chăm Pa, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm. Bên cạnh đó là hai danh thắng nổi tiếng là "núi Ấn sông Trà". Nơi đây, có nhiều làng nghề, ngành nghề truyền thống hình thành từ rất sớm, theo phong tục cha truyền, con nối:

Nghề dệt thổ cẩm làng Teng xã Ba Thành, huyện Ba Tơ; nghề sản xuất nem chả; nghề sản xuất thịt bò khô; nghề sản xuất đường kẹo đặc sản Thành phố Quảng Ngãi; làng nghề sản xuất chổi đót xã Hành Thuận huyện Nghĩa Hành;

làng nghề sản xuất bánh tráng, bún xã Hành Trung – huyện Nghĩa Hành; làng nghề chế biến nước mắm xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức… Đây là tiềm năng phát triển du lịch gắn kết với bảo tồn và phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống ở địa phương, tạo điều kiện phát triển CNNT.

* Đánh giá thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi trong quá trình phát triển CNNT

46

- Thuận lợi:

Một là, chính quyền địa phương đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của CNNT nên đã có sự quan tâm, chú ý đến việc tạo điều kiện cho CNNT phát triển.

Hai là, tỉnh Quảng Ngãi là địa phương có khá nhiều tiềm năng cho việc phát triển CNNT.

Ba là, người dân của tỉnh Quảng Ngãi thông minh có truyền thống hiếu học, có đức tính cần kiệm vượt khó.

Bốn là, nơi đây là khu vực có môi trường chính trị ổn định.

- Khó khăn.

Bên cạnh những thuận lợi đã nêu trên, quá trình phát triển CNNT ở tỉnh Quảng Ngãi cũng gặp phải những khó khăn sau :

Một là, điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Ngãi cũng có những tác động tiêu cực nhất định cho việc phát triển CNNT như: đất đai ít, độ màu mỡ thấp, địa hình bị chia cắt, phức tạp nhất là ở miền núi, thường xuyên bị bão lũ gây thiệt hại lớn về con người, tài sản,

Hai là, đời sống của người dân tuy đã được cải thiện so với trước đây nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa thuận lợi cho việc phát triển CNNT.

Ba là, ngân sách của nhiều địa phương trong tỉnh vẫn còn rất hạn hẹp.

Tổng đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ chiếm tỷ trọng 4,6% tổng đầu tư toàn xã hội, tỷ lệ tăng vốn đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn đạt 7,2%/năm và chỉ chiếm 2,7% giá trị GDP hàng năm tính theo giá hiện hành của tỉnh.

Bốn là, kết cấu hạ tầng ở nhiều nơi còn nhiều mặt yếu kém chưa tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển CNNT.

Năm là, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều mặt hạn chế, lực lượng lao động chủ yếu làm việc trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tỷ lệ thiếu

47

việc làm khá cao.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)