Thực trạng kết quả sản xuất và và hiệu quả sản xuất của CNNT

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 (Trang 70 - 77)

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CNNT TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2005 - 2009

2.2.5. Thực trạng kết quả sản xuất và và hiệu quả sản xuất của CNNT

- Kết quả kinh doanh của các cơ sở CNNT

Kết quả kinh doanh của các cơ sở CNNT được tác giả đánh giá bằng chỉ tiêu doanh thu của năm 2009. Doanh thu được phân thành ba tổ: tổ 1 có mức doanh thu dưới 100 triệu đồng, tổ 2 có mức doanh thu từ 100 đến dưới 200 triệu đồng, tổ 3 có mức doanh thu từ 200 triệu đồng trở lên.

Theo số liệu ở biểu 2.11 ta thấy mức doanh thu dưới 100 triệu đồng (tổ 1) chiếm 61% cơ sở CNNT; mức doanh thu từ 100 đến dưới 200 triệu đồng (tổ 2) chiếm 18%, với mức doanh thu bình quân là 134,739. Mức doanh thu từ 200 triệu đồng trở lên chiếm 21% số cơ sở, với doanh thu bình quân là 432,335 triệu đồng. Điều đó cho thấy đa số cơ sở kinh doanh cá thể có mức doanh thu thấp, đồng thời có sự chênh lệch đáng kể về doanh thu giữa các cơ sở trong cùng một nhóm ngành và giữa các ngành sản xuất. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về doanh thu chủ yếu là do quy mô và điều kiện sản xuất của các cơ sở.

Nhóm ngành ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, mức doanh thu dưới 100 triệu đồng chiếm 49% cơ sở trong nhóm ngành, với mức doanh

65

thu bình quân 47,203 triệu đồng, chủ yếu là các cơ sở khai thác sạn, đá chẻ;

mức doanh thu từ 100 đến dưới 200 triệu đồng chiếm 22%, doanh thu bình quân 136,800 triệu đồng, chủ yếu là các cơ sở; mức doanh thu trên 200 triệu đồng chiếm 29%, doanh thu bình quân 475,332 triệu đồng, chủ yếu là các cơ sở sản xuất gạch ngói.

Nhóm ngành ngành chế biến, mức doanh thu dưới 100 triệu đồng chiếm đa số 72% cơ sở trong nhóm ngành, với mức doanh thu bình quân 56,569 triệu đồng, chủ yếu là các cơ sở sản xuất bánh tráng, nấu rượu, nước mắm, xay xát. Mức doanh thu từ 100 đến dưới 200 triệu đồng chiếm 15%, doanh thu bình quân 128,830 triệu đồng. Mức doanh thu trên 200 triệu đồng chiếm 13%, doanh thu bình quân 432,010 triệu đồng, tổ này tập trung các cơ sở sản xuất bánh mì và giết mổ heo. Nhìn chung ngành chế biến sản phẩm rất đơn điệu, chủ yếu phục vụ thị trường trong nước.

Nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, gia dụng, mỹ nghệ, các cơ sở có mức doanh thu thuộc tổ 1 chiếm 60%, với doanh thu bình quân 41,156 triệu đồng, tập trung ở các ngành nghề như may mặc, sản xuất chổi đót, nhang, mộc... Mức doanh thu từ 100 đến dưới 200 triệu đồng chiếm 17%, doanh thu bình quân 138,486 triệu đồng. Mức doanh thu trên 200 triệu đồng chiếm 23%, doanh thu bình quân 411,961triệu đồng, tổ này tập trung các cơ sở sản xuất dây su và mộc dân dụng. Như vậy, nhóm ngành có đặc điểm các cơ sở sản xuất cùng ngành có nhiều quy mô khác nhau, do đó ở mỗi mức doanh thu đều có cơ sở với quy mô sản xuất tương ứng.

Nhóm ngành Cơ khí chế tạo, SC nông cụ, hóa chất, các cơ sở có mức doanh thu thuộc tổ 1 chiếm 67%, với doanh thu bình quân 45,353 triệu đồng, tập trung các cơ sở sửa chữa điện dân dụng, máy nông nghiệp, đúc gang, đồng... Mức doanh thu từ 100 đến dưới 200 triệu đồng chiếm 17%, doanh thu

66

cửa sắt... Mức doanh thu trên 200 triệu đồng chiếm 23%, doanh thu bình quân 469,186 triệu đồng, tổ này tập trung các cơ sở sửa chữa, đóng mới tầu thuyền, sản xuất cửa sắt.

Biểu 2.11 : P hân tổ cơ sở CNNT theo quy mô doanh thu năm 2009

TT Chỉ tiêu

S ố lượng

cơ sở

Doanh thu bình quân / cơ

sở

Tỷ lệ s o với tổng số cơ s ở CNNT

(% )

Tỷ lệ so với s ố cơ

sở từ ng nhóm ngành (% )

1 Tổng hợp chung 314 141.194 100

1.1 Khai thác, sản xuất VLXD 45 190.795 14

1.2 Chế biến nông, lâm, thuỷ sản 47 108.026 15 1.3 Sản xuất tư liệu tiêu dùng, gia dụng, mỹ

nghệ 176 142.020 56

1.4 Cơ khí chế tạo, SC nông cụ, hóa chất 46 123.402 15 2 Tổ 1(dưới 100 triệu đồng) 193 43.473 61

2.1 Khai thác, sản xuất VLXD 22 47.203 7 49

2.2 Chế biến nông, lâm, thuỷ sản 34 46.569 11 72

2.3 Sản xuất tư liệu tiêu dùng, gia dụng, mỹ

nghệ 106 41.156 34 60

2.4 Cơ khí chế tạo, SC nông cụ, hóa chất 31 45.353 10 67 4 Tổ 2 (từ 100 đến dưới 200 triệu đồng) 55 134.739 18

3.1 Khai thác, sản xuất VLXD 10 136.800 3 22

3.2 Chế biến nông, lâm, thuỷ sản 7 128.830 2 15

3.3 Sản xuất tư liệu tiêu dùng, gia dụng, mỹ nghệ 30 138.486 10 17 3.4 Cơ khí chế tạo, SC nông cụ, hóa chất 8 123.281 3 17

4 Tổ 3 (từ 200 triệ u đồng trở lên) 66 432.335 21

4.1 Khai thác, sản xuất VLXD 13 475.332 4 29

4.2 Chế biến nông, lâm, thuỷ sản 6 432.010 2 13

4.3 Sản xuất tư liệu tiêu dùng, gia dụng, mỹ nghệ 40 411.961 13 23 4.4 Cơ khí chế tạo, SC nông cụ, hóa chất 7 469.186 2 15

Nguồn: Xử lý, tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2009 của Cục Thống kế Quảng Ngãi

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở CNNT

67

Xem xét chỉ tiêu lợi nhuận (trước thuế)/doanh thu (năm 2009) ta thấy nhóm ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng 1 đồng doanh thu tạo ra lợi nhuận cao nhất 0,7 đồng, thấp nhất là nhóm ngành chế biến 1 đồng doanh thu tạo ra 0,46 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân của sự khác nhau này là do tỷ trọng chi phí và cơ cấu chi phí có sự khác nhau (biểu 2.12).

Hiệu suất sử dụng chi phí: Lĩnh vực CNNT một đồng chi phí tạo ra 2,22 đồng doanh thu và 1,21 đồng lợi nhuân (trước thuế). Trong đó nhóm ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng có hiệu suất sử dụng chi phí cao nhất, một đồng chi phí tạo ra 3,34 đồng doanh thu và 2,32 đồng lợi nhuận.

Nhóm ngành chế biến có hiệu suất sử sụng thấp nhất, một đồng chi phí tạo ra 1,84 đồng doanh thu và 0,84 đồng lợi nhuận.

Biểu 2.12: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở CNNT

T

T Chỉ tiêu

Số lượng

cơ sở

chỉ tiêu lợi nhuận/

doanh thu

Hiệ u suất dụng sử

vốn

Hiệ u suất sử dụng

chi phí (tính theo

doanh thu)

Hiệ u suất sử dụng

chi phí (tính theo

lợi nhuận trước thuế )

Hiệu quả sử

dụng lao động

Tổng cộng 314 0,55 1,08 0,45 1,21 30 .517

1 Khai thác, sản xuất VLXD 45 0,70 0,81 0,30 0,43 23.412 2 Chế biến nông, lâm, thuỷ

sản 47 0,46 1,22 0,54 1,19 32.162

3 Sản xuất tư liệu tiêu dùng,

gia dụng, mỹ nghệ 176 0,50 1,32 0,50 1,01 31.303

4 Cơ khí chế tạo, SC nông

cụ, hóa chất 46 0,61 0,95 0,39 0,65 51.332

Nguồn: Xử lý, tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2009 của Cục Thống kế Quảng Ngãi

Hiệu suất sử dụng vốn: chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bỏ ra tạo được bao nhiêu giá trị gia tăng và thu được bao nhiêu lợi nhuận (trước thuế), tuỳ theo mức trang bị và khả năng quay vòng vốn của từng ngành nghề mà sức sản xuất của 1 đồng vốn bỏ ra khác nhau. Ở nhóm ngành sản xuất

68

hàng tiêu dùng, gia dụng, mỹ nghệ cứ bỏ ra 1 đồng vốn thì tạo ra được 1,32 đồng lợi nhuận (trước thuế); đối với nhóm ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng có hiệu suất sử dụng vốn thấp nhất 1 đồng vốn chỉ tạo ra được 0,81 đồng lợi nhuận (trước thuế).

Hiệu quả sử dụng lao động: Đây là chỉ tiêu quan trọng được người lao động trong các cơ sở sản xuất quan tâm. Bình quân một lao động trong nhóm ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng mang lại lợ i nhuận (trước thuế) là 23,412 triệu đồng/năm, nhóm ngành chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng, gia dụng, mỹ nghệ và Cơ khí chế tạo, SC nông cụ, hóa chất là 32,162 triệu đồng;

31,303 triệu đồng và 51,223 triệu đồng. Nhìn chung hiệu quả lao động trong các cơ sở ở mức trung bình, giá trị sản phẩm hàng hoá do lao động mới sáng tạo ra chưa cao, nhất là ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Chỉ tiêu này cho thấy trình độ công nghệ, mức đầu tư của các hộ vẫn còn hạn chế, lao động chủ yếu là thủ công, năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao.

Tóm lại, hiệu quả sản xuất của các cơ sở CNNT còn thấp, sức sản xuất và khả năng sinh lợi của một đồng chi phí, một đồng vốn và của một lao động chưa cao.

- Sự đóng góp giá trị sản xuất của CNNT so với giá trị sản xuất công nghiệp và GDP của tỉnh (theo giá so sánh 1994)

Tổng sản phẩm năm 2009 là 6.431.254 triệu đồng, gấp 1,72 lần so với năm 2005. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp có tốc độ tăng bình quân trên 40% năm, năm 2009 là 6.929.758 triệu đồng. Trong khi giá trị sản xuất CNNT tốc độ tăng không đáng kể, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005 – 2009 chỉ là 1,34%, giá trị sản xuất CNNT năm 2009 là 563.792 triệu đồng, chiếm 8,77% trong cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh và 8,14% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp.

69

Trong cơ cấu giá trị sản xuất CNNT, chủ yếu là đóng góp của loại hình cơ sở kinh doanh cá thể (hộ gia đình), tuy nhiên cơ cấu có xu hướng giảm dần, năm 2005 đạt 453.976 triệu đồng, chiếm 84,91% giá trị sản xuất CNNT, năm 2009 giảm xuống 447.476 triệu đồng, chiếm 79,37% giá trị sản xuất CNNT ; tốc độ giảm bình quân giai đoạn 2005 - 2009 là 0,36%. Cơ cấu giá trị sản xuất của loại hình doanh nghiệp có xu hướng tăng, năm 2005 là 79.242 triệu đồng, năm 2009 tăng lên 113.795 triệu đồng, chiếm 20,48% giá trị sản xuất CNNT, có tốc độ tăng bình quân 9,47%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất loại hình hợp tác xã chiếm tỷ trọng quá nhỏ bé 0,45% giá trị sản xuất CNNT. Như vây, giá trị sản xuất loại hình doanh nghiệp tăng, trong khi giá trị sản xuất loại hình cơ sở kinh doanh cá thể giảm dần, điều này chứng tỏ về cơ cấu loại hình tổ chức kinh doanh có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, cả số lượng và chất lượng loại hình doanh nghiệp CNNT đều tăng, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh.

Cơ cấu giá trị sản xuất các nhóm ngành đa số đều tăng, nhưng tốc độ tăng không đáng kể. Nhóm ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng có cơ cấu tăng cao nhất từ 11,16% năm 2005 lên 14, 93% năm 2009. Nhóm ngành chế biến nông, lâm, thuỷ sản cơ cấu hầu như không thay đổi 42,67%. Cơ cấu nhóm ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng, gia dụng, mỹ nghệ có xu hướng giảm dần từ 39,6% năm 2005, giảm xuống 35,56% năm 2009. Nhóm ngành Cơ khí chế tạo, sửa chữa nông cụ, hoá chất có cơ cấu tăng không đáng kể từ 6,59%

năm 2005, lên 6,85% năm 2009. Qua sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất các nhóm ngành ở trên, cho ta thấy sự phát triển CNNT chưa phù hợp với đinh hướng phát triển kinh tế của tỉnh, chưa phát huy lợi thế của một tỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Ngành chế biến nông, lâm, thuỷ sản cần được ưu tiên đầu tư phát triển để nâng cao giá trị hàng hóa nông, lâm, thủy sản là những sản phẩm chủ lực của địa phương.

70

Biểu 2.13: Giá trị sản xuất của CNNT tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2005-2009

TT Chỉ tiê u Đơn

vị tính

2005 2009

So sánh 2009/2005 Chênh

lệch (-), (+)

Tốc độ tăng bình quân

(%) 1 Tổng sản phẩm toàn tỉnh (GDP) Triệu

đồng 3.717.05

1 6.431.254 2.714.203 14,69 2 Giá trị sản xuất (GTSX) ngành

công nghiệp

Triệu đồng

1.793.44

5 6.929.758 5.136.313 40,20

3 GTSX CNNT Triệu

đồng 534.656 563.792 29.136 1,34

Tỷ trọng trong GDP % 14,38 8,77

Tỷ trọng trong ngành công nghiệp) % 29,81 8,14 4 GTSX CNNT theo loại hình tổ chức sản xuất k inh doanh Triệu

đồng 534.656 563.792

4.1 GTSX loại hình DNNVV Triệu

đồng 79.242 113.795 34.554 9,47 Tỷ trọng trong GTSX CNNT % 14,82 20,18

4.2 GTSX loại hình HTX Triệu

đồng 1.437 2.520 1.083 15,07

Tỷ trọng trong GTSX CNNT % 0,27 0,45

4.3 Giá trị SX cơ sở SXKD cá thể Triệu

đồng 453.976 447.476 -6.500 -0,36

Tỷ trọng trong GTSX CNNT % 84,91 79

5 GTSX CNNT theo nhóm ngành

Triệ u

đồng 534.656 563.792 5.1 GTSX ngành khai thác, sản xuất

VLXD Triệu

đồng 59.665 84.190 24.525 8,99 Tỷ trọng trong GTSX CNNT % 11,16 14,93

5.2 GTSX nhóm ngành chế biến nông, lâm, thuỷ sản Triệu

đồng 228.061 240.546 12.485 1,34 Tỷ trọng trong GTSX CNNT % 42,66 42,67

5.3 GTSX nhóm ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng, gia dụng, mỹ nghệ Triệu

đồng 211.716 200.461 -11.255 -1,36 Tỷ trọng trong GTSX CNNT % 39,60 35,56

5.4 GTSX nhóm ngành cơ khí chế tạo,

SC nông cụ, hóa chất Triệu

đồng 35.214 38.594 3.380 2,32 Tỷ trọng trong GTSX CNNT % 6,59 6,85

Nguồn số liệu: Xử lý, tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2005, 2009 của Cục Thống kế Quảng Ngãi.

71

* Đánh giá chung về tình hình phát triển CNNT tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2005 - 2009

Qua phân tích thực trạng phát triển CNNT tỉnh Quảng Ngãi, có thể rút ra những đánh giá chung sau đây:

- Nhìn chung, CNNT tỉnh Quảng Ngãi phát triển chậm cả về số lượng và quy mô. Hình thức sản xuất kinh doanh vẫn còn chủ yếu là kinh tế hộ, qui mô nhỏ bé, tốc độ phát triển còn chậm, cơ cấu loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ trọng quá nhỏ bé. Do vậy chưa thể tạo ra sự chuyển dịch tích cực, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế CNNT.

- Các cơ sở công nghiệp đã thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động, nhưng quy mô lao động bình quân một cơ sở còn nhỏ bé, trình độ sản xuất lạc hậu, cần sự hỗ trợ tích cực hơn nữa của chính quyền các địa phương.

- Các nhóm ngành nghề đã tạo ra giá trị sản xuất đóng góp cho kinh tế của tỉnh nói chung, của từng địa phương nói riêng, tốc độ phát triển bình quân tăng tùy theo nhóm ngành tuy nhiên tốc độ tăng chưa đáng kể.

Tóm lại, CNNT tỉnh Quảng Ngãi với sự tăng trưởng và phát triển cả về quy mô lẫn cơ cấu đã đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế công nghiệp của tỉnh, cung cấp cho xã hội một khối lượng lớn hàng hoá phục vụ nhu cầu trong tỉnh và góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đồng thời đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư nông thôn, tập trung giải quyết một số nhu cầu xã hội của địa phương và đáp ứng nhu cầu thị trường về công cụ, tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, tư tưởng của nhà sản xuất chưa thoát khỏi tầm nhìn thiển cận, còn mạng nặng bản chất nhà nông do vậy hộ cá thể chiếm tỷ trọng lớn, loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn chiếm tỷ trọng quá nhỏ bé.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)