Thực trạng các yếu tố nguồn lực của CNNT

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 (Trang 54 - 64)

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CNNT TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2005 - 2009

2.2.2. Thực trạng các yếu tố nguồn lực của CNNT

- Lao động là một trong những yếu tố quyết định năng lực sản xuất và hiệu quả của các cơ sở CNNT tỉnh Quảng Ngãi trong điều kiện sản xuất thủ công với công nghệ truyền thống. Tổng lao động của CNNT tỉnh Quảng Ngãi năm 2005 là 27.095 người, năm 2009 tăng lên 28.950 người chiếm 4,1% tổng số lao động của tỉnh, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005 -2009 là 1,66%.

Trình độ lao động còn ở dạng lao động thủ công, số lượng lao động được đào tạo cơ bản dài hạn rất ít, lao động có tay nghề cao thường bị thu hút vào các cơ sở công nghiệp nội thành hay các khu công nghiệp tập trung. Các cơ sở CNNT thu hút lao động còn ít, chưa đáp ứng được xu thế chuyển dịch lao động ở nông thôn. Một số lao động do hoạt động CNNT không hiệu quả, thu nhập thấp quay lại hoạt động nông nghiệp. Một số lao động chạy theo thu

49

nhập nên thường thay đổi chỗ làm việc, từ đó lực lượng lao động trong CNNT thiếu ổn định.

Lao động làm việc trong các cơ sở kinh doanh cá thể chiếm 91,43%

(26.468 người) tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005 - 2009 là 0,57%. Lao động trong loại hình hợp tác xã lại có xu hướng giảm năm 2005 là 65 lao động, đến năm 2009 giảm còn 63 lao động. Riêng lao động trong các doanh nghiệp có tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2005 - 2009 cao nhất 20,03%, năm 2005 là 1.455 người chiếm 5,31%, đến năm 2009 tăng lên 2.419 người, chiếm 8,36%.

Biểu 2.5: Cơ cấu lao động CNNT tỉnh Quảng Ngãi

TT Chỉ tiêu Đơn

vị tính 2005 2009

So sánh 2009/2005 Chênh

lệch (-), (+)

tốc độ tăng bình quân giai

đoạn (%)

1 Lao động CNNT người 27.095 28.950 1.855 1,66

Lao động nữ người 11.341 12.118 777

2 Lao động CNNT phân theo

loại hình cơ sở CNNT 27.095 28.950

2.1 DNNVV người 1.165 2.419 1.254 20,03

Tỷ trọng % 4,30 8,36

2.2 HTX người 65 63 -2 -0,77

Tỷ trọng % 0,24 0,22

2.3 Cơ sở KD cá thể người 25.865 26.468 603 0,57

Tỷ trọng % 95,46 91,43

3 Lao động CNNT phân theo

ngành kinh tế 27.095 28.950

3.1 Khai thác, sản xuất VLXD người 5.853 5.925 72 0,30

Tỷ trọng % 21,60 20,47

3.2 Chế biến nông, lâm, thuỷ sản người 9.955 10.429 474 1,17

Tỷ trọng % 36,74 36,02

3.3

SX tư liệu tiêu dùng, gia dụng,

mỹ nghệ 9.219 10.106 887 1,32

Tỷ trọng 34,02 34,91

3.4 Cơ khí chế tạo, sửa chữa

nông cụ, hoá chất người 2.068 2.490 422 4,75

50

Nguồn: Xử lý, tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2005, 2009 của Cục Thống kế Quảng Ngãi

Lao động phân theo nhóm ngành có sự biến động không lớn. Nhóm ngành chế biến năm 2005 là 5.853 người chiếm 21,6%, đến năm 2009 là 5.925 người, chiếm tỷ lệ 20,47%, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005 - 2009 là 0,3%. Nhóm ngành chế biến nông - lâm - thuỷ sản năm 2005 là 9.955 người chiếm 36,74%, đến năm 2009 là 10.429 người, chiếm tỷ lệ 36,02%, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005 - 2009 là 1,17% . Nhóm ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng - gia dụng - mỹ nghệ năm 2005 là 9.219 người chiếm 34,02%, đến năm 2009 là 10.126 người, chiếm tỷ lệ 34,91%, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005 - 2009 là 1,32%. Nhóm ngành cơ khí chế tạo, sửa chữa nông cụ, hoá chất năm 2005 là 2.068 người chiếm 7,63%, đến năm 2009 là 2.490 người, chiếm tỷ lệ 8,6%, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005 - 2009 là 4,75%.

Như vậy, cơ cấu lao động trong các loại hình cơ sở CNNT thay đổi theo chiều hướng tích cực, loại hình doanh nghiệp có tốc độ tăng lao động bình quân giai đoạn 2005 - 2009 cao nhất; lao động loại hình cơ sở kinh doanh cá thể có tốc độ tăng chậm hơn; trong khi loại hình hợp tác xã có xu hướng giảm.

Số liệu điều tra năm 2009 cho thấy, bình quân một cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể có 2,21 lao động, trong đó, lao động gia đình chủ yếu. Doanh nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ bé trong cơ cấu loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh ở nông thôn, bình quân một doanh nghiệp có 18,75 lao động. Như vậy, các cơ sở sản xuất CNNT chủ yếu dựa vào lực lượng lao động gia đình là chính, do phần lớn các cơ sở sản xuất thuộc kinh tế hộ gia đình, do đó sử dụng lao động gia đình là để vừa giải quyết việc làm, tạo thu nhập, đồng thời giảm được chi phí lao động.

51

Chủ cơ sở sản xuất (giám đốc doanh nghiệp) CNNT có vai trò rất quan trọng, họ vừa là người tổ chức, quản lý sản xuất, vừa là người trực tiếp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu đặc điểm của các chủ cơ sở trong từng nhóm ngành sản xuất có ý nghĩa thực tiễn quan trọng giúp cho chúng ta đánh giá đúng về trình độ, năng lực và khả năng quản lý kinh doanh của các cơ sở sản xuất CNNT.

Theo số liệu điều tra năm 2007 của Cục thống kê Quảng Ngãi, trình độ chuyên môn của chủ cơ sở kinh doanh cá thể ở khu vực nông thôn đại học 0,32%, cao đẳng 0,42%, trung cấp chuyên nghiệp 2,22%, được đào tạo qua dạy nghề dài hạn 4,48%, còn lại 92,21% là chưa qua đào tạo. Trình độ chuyên môn của người đứng đầu cơ sở kinh tế doanh nghiệp ở khu vực nông thôn Thạc sỹ 0,45%, đại học 20,18%, cao đẳng 3,1%, trung cấp chuyên nghiệp 20,33%, dạy nghề dài hạn 3,77%, còn lại 52,26% là chưa qua đào tạo. Nhìn chung, qua số liệu trên cho thấy trình độ chuyên môn của chủ cơ sở CNNT qua đào tạo còn thấp, thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ chủ cơ sở được đào tạo chỉ có 7,79%, phần đông là không qua đào tạo, hạn chế về trình độ, năng lực quản lý và khả năng tiếp cận thông tin, vốn, khoa học công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh. Điều đó giải thích vì sao thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ vẫn chiếm lệ rất cao trong cơ cấu thành phần kinh tế ( 98,89% năm 2009).

Kinh nghiệm sản xuất của các chủ hộ là quan trọng, cần thiết nhưng chưa đủ. Bởi lẽ muốn có sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hạ, sức cạnh tranh cao thì nhất thiết phải có sự đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Do đó ngoài kinh nghiệm sản xuất, các chủ hộ phải có kiến thức kinh tế - xã hội, kỹ năng quản trị kinh doanh, chuyên môn nghiệp vụ nhất định để tiếp thu và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất một cách có hiệu quả. Chính vì trình độ bị hạn chế, nên khuynh hướng phổ biến là các cơ

52

sở CNNT quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức trên đa phương diện: quản lý tổ chức, chiến lược cạnh tranh, phát triển thương hiệu, sử dụng máy tính, công nghệ thông tin. Đây là một thách thức lớn cản trở trực tiếp đến sự phát triển CNNT, đặc biệt đối với những ngành có quy mô vốn lớn đòi hỏi kỹ thuật cao, cần được quan tâm giải quyết nhằm kết hợp hài hoà các yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại trong sản xuất.

- Quy mô vốn cơ sở CNNT đa số dưới 500 triệu đồng là cơ sở kinh doanh cá thể, năm 2005 có 12.070 cơ sở chiếm 99,73%, đến năm 2009 giảm xuống 11.969 cơ sở, chiếm 98,98%, tốc độ giảm bình quân giai đoạn 2005 - 2009 là 0,19%; quy mô vốn từ 500 triệu trở lên chủ yếu là doanh nghiệp, quy mô vốn từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng năm 2005 có 13 cơ sở chiếm 0,11%, đến năm 2009 giảm xuống 10 cơ sở, chiếm 0,08%; quy mô vốn từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng cũng chủ yếu là doanh nghiệp, năm 2005 là 14 cơ sở chiếm 0,12%, đến năm 2009 giảm xuống 6 cơ sở, chiếm 0,05%; quy mô vốn trên 5 tỷ đồng năm 2005 có 06 cơ sở chiếm 14,63% tổng số doanh nghiệp CNNT, đến năm 2009 tăng lên 107 sơ sở chiếm 82,95% , nhưng chỉ chiếm 0,88%

tổng số cơ sở CNNT, có tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005 - 2009 cao nhất 105,49%.

Nhìn chung, quy mô vốn của các cơ sở CNNT tỉnh Quảng Ngãi nhỏ bé, 99,83% cơ sở có vốn dưới 500 triệu đồng, công nghệ lạc hậu, năng lực sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém, chủ yếu tổ chức sản xuất tại các hộ gia đình.

Riêng loại hình doanh nghiệp CNNT số doanh nghiệp có quy mô vốn trên 5tỷ đồng chiếm 82,95% tổng số doanh nghiệp. Như vậy các doanh nghiệp CNNT phát triển cả về số lượng và chất lượng, công nghệ sử dụng ở loại hình này ngày càng hiện đại, phù hợp với xu thế và định hướng phát triển CNNT của tỉnh.

53

Biểu 2.6: Phân tổ cơ sở CNNT theo quy mô vốn

TT Quy mô vốn

Năm 2005 Năm 2009 Tốc độ

tăng b/q giai đoạn

2005- 2009 DNN

VV HTX Cơ sở KD cá

thể Cộng DNN

VV HTX Cơ sở KD cá

thể Cộng

1 Dưới 500

triệu đồng 10 3 12.057 12.070 7 3 11.96

9 11.97

9 -0,19

Tỷ trọng

(%) 24,39 60,0

0 100,00 99,73 5,43 75,0

0 100,0

0 98,98

2

Từ 500 đến dưới 1 tỷ

đồng 12 1 13 9 1 10 -6,3

Tỷ trọng

(%) 29,27 20,0

0 0,00 0,11 6,98 25,0

0 0,00 0,08

3 Từ 1 đến 5

tỷ đồng 13 1 14 6 6 -19,08

Tỷ trọng

(%) 31,71 20,0

0 0,00 0,12 4,65 0,00 0,00 0,05

4 Trên 5 tỷ

đồng 6 6 107 107 105,49

Tỷ trọng

(%) 14,63 0,00 0,00 0,05 82,95 0,00 0,00 0,88

Nguồn: Xử lý, tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2005, 2009 của Cục Thống kế Quảng Ngãi

- Tổng vốn đầu tư cho CNNT toàn tỉnh năm 2005 là 547.530 triệu đồng, năm 2009 tăng lên 1.373.478 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005 - 2009 là 25,85%, trong đó: doanh nghiệp CNNT có tốc độ tăng cao nhất 39,35% , tăng cả về số lượng và quy mô vốn; cơ sở kinh doanh cá thể là 16,92%; riêng loại hình hợp tác xã vốn đầu tư giảm, tốc độ giảm bình quân giai đoạn 2005 - 2009 là (-)17,62%.

Vốn bình quân của loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở kinh doanh cá thể lần lượt năm 2005 là 4.536 triệu đồng; 498 triệu đồng; 30 triệu đồng; năm 2009 là 5.437 triệu đồng; 287 triệu đồng, 56 triệu đồng. Tốc độ

54

doanh nghiệp là 4,63%, cơ sở kinh doanh cá thể là 17,13%, riêng hợp tác xã vốn đầu tư có xu hướng giảm, tốc độ giảm bình quân (-) 12,89%.

Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các cơ sở CNNT đã được cải thiện hơn, năm 2005, tổng nguồn vốn vay ở khu vực CNNT là 148.953 triệu đồng;

năm 2009 là 387.907 triệu đồng, tăng 27%. Trong đó: vốn vay của các hộ kinh doanh cá thể năm 2009 tăng 28% so với năm 2005; doanh nghiệp tăng 12,16%, trong khi vốn vay của hợp tác xã giảm -32%. Nói chung vốn đầu tư tự có của các hộ rất hạn hẹp, hầu hết các cơ sở từ các DN tư nhân, hợp tác xã ngành nghề hay tổ sản xuất tư nhân đều có quy mô vốn rất nhỏ. Hầu hết các cơ sở CNNT hoạt động chủ yếu trên cơ sở vốn tự có và vốn ứng trước của các doanh nghiệp giao gia công. Rất nhiều cơ sở có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng nhưng không dám vay hay vay không được, vì tỷ trọng lợi nhuận trên vốn lưu động thấp hơn lãi suất tiền vay, hoặc vì không có khả năng thế chấp do giá trị tài sản cố định của cơ sở sản xuất không cao, hoặc vì thời hạn cho vay của ngân hàng không phù hợp với chu kỳ kinh doanh của họ ( nhất là những cơ sở có sử dụng nguyên liệu từ nông nghiệp, bị phụ thuộc nhiều vào tính mùa vụ của hoạt động nông nghiệp), hoặc do thủ tục vay khó khăn... Đã hạn chế việc cho vay. Với số vốn tự có không lớn, cho nên quy mô của các cơ sở CNNT phần lớn là rất nhỏ, Mặt khác, các cơ quan quản lý ở địa phương cũng chưa chú trọng đến phương án tạo vốn cho các cơ sở CNNT để nó có khả năng mở rộng sản xuất, đổi mới và hiện đại công nghệ, trang thiết bị, vốn đầu tư cho hoạt động CNNT.

- Giá trị tà i sản cố định (giá trị còn lại) bình quân trên một cơ sơ có tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005-2009 là 1,52%. Giá trị TSCĐ bình quân của 1 cơ sở kinh doanh cá thể năm 2005 là 5 triệu đồng, năm 2009 là 24 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2005 - 2009 là 43,93%; giá trị TSCĐ bình quân của một doanh nghiệp năm 2005 là 1.451 triệu đồng, năm

55

2009 là 1.476 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2005 - 2009 là 0,44%; giá trị tài sản bình quân của một hợp tác xã năm 2005 là 144 triệu đồng, năm 2009 là 200 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2005 - 2009 là 8,56%. Mặc dù các cơ sở CNNT gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, nhưng vốn dài dạn vẫn tăng, chứng tỏ quy mô của cơ sở CNNT có phát triển.

56

Biểu 2.7: Một số chỉ tiêu về vốn của cơ sở CNNT giai đoạn 2005 - 2009

Đơn vị tính: triệu đồng S

ố T

T Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2009

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2009

(%) DNN

VV HTX Cơ sở

KD cá thể

Cộng DNN

VV HTX Cơ sở

KD cá thể

Cộng DNN

VV HTX Cơ sở

KD cá thể

Tổng

1 Tổng nguồn

vốn 185.962 2.488 359.080 547.530 701.310 1.146 671.022 1.373.478 39,35 -17,62 16,92 25,85

Vốn chủ sở

hữ u 50.507 1.641 346.429 398.577 333.606 966 650.999 985.571 60,31 -12,41 17,08 25,40 Vốn vay 135.455 847 12.651 148.953 367.704 180 20.023 387.907 28,36 -32,10 12,16 27,03

2 Nguồn vốn/cơ

sở 4.536 498 30 5.063 5.437 287 56 5.779 4,63 -12,89 17,13 3,36

3

Nguồn vốn/lao

động 160 38 14 212 290 18 25 333 16,09 -16,97 16,25 12,02

4 Giá trị tài sản

cố định 59.477 719 66.047 126.243 190.419 799 281.400 472.618 33,76 2,67 43,67 39,10 5 Giá trị tài sản

cố định/cơ sở 1.451 144 5 1.600 1.476 200 24 1.699 0,44 8,56 43,93 1,52

6

Giá trị tài sản cố định/lao

động 51 11 57 119 79 3 11 93 11,43 -26,83 -34,19 -6,06

Nguồn: Xử lý, tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2005, 2009 của Cục Thống kê Quảng Ngãi

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial versionGIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer

Full version can be ordered from http://www.girdac.com/Products/Buy.htm

- Trình độ kỹ thuật, công nghệ của CNNT ở tỉnh Quảng Ngãi có 3 loại:

+ Kỹ thuật thủ công truyền thống sản xuất hoàn toàn bằng thủ công tập trung chủ yếu ở các làng nghề, ngành nghề truyền thống như thủ công mỹ nghệ, đan thêu ren, chế biến lương thực, thực phẩm, rèn, mộc, dệt thổ cẩm…

+ Kỹ thuật thủ công nửa cơ khí tập trung chủ yếu ở các cụm công nghiệp nông thôn. Trên cơ sở kỹ thuật thủ công truyền thống rồi cải tiến một số bộ phận áp dụng cơ khí hoá vào sản xuất làm cho năng suất lao động tăng lên.

+ Công nghệ mới dùng năng lượng điện với hệ thống dây chuyền trong sản xuất.

Tình hình sử dụng các loại công nghệ này ở các loại hình sản xuất của CNNT được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.8: Mức độ sử dụng công nghệ đối với các đối tượng Trình độ Người dân Công ty

cổ phần

DN tư nhân

Thủ công truyền thống 60% 20% 35%

Thủ công nửa cơ khí 20% 41% 60%

Công nghiệp cơ khí 14% 32% 30%

Công nghệ tương đối hiện đại 0,1% 1,5% 1,8%

Nguồn: Số liệu điều tra các DN vừa và nhỏ thuộc khu vực phi nông nghiệp 64 tỉnh thành, Bộ LĐ-TB-XH.

Qua số liệu ở bảng trên cho thấy công nghệ của CNNT tỉnh Quảng Ngãi thuộc đại bộ phận ở trình độ thủ công truyền thống, công cụ thủ công, sản xuất với kinh nghiệm cổ truyền. Việc sử dụng công nghệ tương đối hiện đại ở tất cả các loại hình đều chiếm một tỷ lệ rất thấp. Điều này cũng lý giải tại sao các sản phẩm của CNNT ở tỉnh này mức độ cạnh tranh còn thấp và gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ trên thị trường. Nguyên nhân sâu xa cũng

58

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)