Phát triển thị trường và đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm CNNT

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 (Trang 102 - 106)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN CNNT TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2020

3.3.3. Phát triển thị trường và đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm CNNT

Để hình thành và mở rộng thị trường, thúc đẩy sản xuất CNNT, cả Nhà nước lẫn các đơn vị sản xuất kinh doanh trong CNNT đều cần cộng tác, thực hiện hàng loạt các biện pháp có quan hệ hữu cơ với nhau. Những biện pháp này cần tác động theo các hướng sau:

97

Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giới thiệu sản phẩm: Để phát triển CNNT cần phải coi trọng công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp đến các vùng tạo thành thói quen tiêu thụ sản phẩm công nghiệp trong nhân dân, không ngừng đa dạng hoá sản phẩm tiêu dùng hàng ngày trong gia đình. Mặt khác, các cơ quan chức năng của tỉnh hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho các cụm CNNT, hộ gia đình các làng nghề đăng ký thương hiệu để quảng bá sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh việc tuyên truyền cần làm tốt công tác quảng bá như Sở Công nghiệp phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, làng nghề, hộ gia đình xây dựng các tập sách nhỏ, tờ bướm, tập gấp để tuyên truyền, cổ động; phát triển rộng rãi đĩa CD_ROM, quảng bá trên mạng về sản phẩm CNNT, làng nghề truyền thống; tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNNT tham gia các hội chợ tổ chức hàng năm ở các thành phố. qua đó quảng bá, mở rộng thị trường hàng CNNT . Ngoài ra tỉnh quan hệ tốt với các tờ báo, tạp chí như: Tạp chí Công nghiệp, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tạp chí Du lịch, đài truyền hình Việt Nam thực hiện các bài viết, phóng sự về sản phẩm hàng CNNT vùng Duyên hải Nam Trung bộ, giới th iệu các làng nghề để tăng thêm các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường CNNT.

Thứ hai: Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm CNNT trong vùng và vươn ra thị trường trong nước và thế giới.

Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng CNH, HĐH sản phẩm CNNT ngày càng nhiều nếu các địa phương không có kế hoạch, chiến lược hoặc chậm trễ, thiếu năng động trong việc mở rộng thị trường thì sẽ mất cơ hội, khó khăn trong sản xuất. Cũng như các địa phương trong cả nước, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay có hàng chục cụm, điểm công nghiệp, hàng chục làng nghề

98

phát triển mạnh ở nông thôn, nhưng rất khó khăn về đầu ra của sản phẩm. Do đó cần phải mở rộng thị trường và ổn định tiêu thụ sản phẩm để thúc đẩy sản xuất phát triển.

Một mặt, phải xây dựng chính sách cho từng loại sản phẩm công nghiệp như đường, bánh kẹo, gạch, đá xây dựng..., các chính sách này gắn liền với vai trò “bà đỡ” là kinh tế nhà nước, nhất là các công ty, doanh nghiệp thương mại nhà nước đứng chân trên địa bàn làm dịch vụ 2 đầu một cách đồng bộ, chính sách trợ cước để phát triển kinh tế CNNT; mặt khác thông qua sự hỗ trợ của nhà nước để nâng cao sức cạnh tranh; năng lực tiếp cận thị trường, sự hỗ trợ này theo các hướng:

Một là, Nhà nước có chính sách giúp đỡ, hỗ trợ hướng dẫn tạo thuận lợi cho các cụm, điểm công nghiệp, làng nghề công nghiệp ở tỉnh phát triển. Các chính sách huy động, nghĩa vụ của nhà nước phải trên quan điểm quan hệ hàng tiền, coi trọng lợi ích trực tiếp người lao động nhằm tăng sức mua, phát triển mạnh các loại hình mua bán, tiêu thụ sản phẩm CNNT. Đặc biệt coi trọng mạng lưới thương mại, dịch vụ Nhà nước; hợp tác xã mua bán phải đổi mới, cắm sâu đến từng cơ sở sản xuất, đến từng chợ thực hiện liên kết giao hàng linh hoạt trong việc bán buôn và bán lẻ thường xuyên.

Hai là, mở rộng và phát triển hệ thống chợ nông thôn ở các tỉnh Duyên hải Nam trung bộ, hình thành các điểm đại lý giới thiệu sản phẩm CNNT, thông qua chợ để làm cầu nối lưu thông hàng hoá giữa các cơ sở sản xuất hàng công nghiệp, giữa nông thôn với thành thị, giữa các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ với nơi khác.

Ba là, đa dạng hoá sản phẩm, gắn với thay đổi mẫu mã, tăng cường trang thiết bị sản xuất để nâng cao năng suất lao động hạ thấp giá thành để đưa sản phẩm CNNT ở tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh Duyên hải Nam T rung bộ

99

đến với các nước trong khu vực và thế giới. Trước hết cần coi trọng thị trường xuất khẩu tại chỗ bằng cách :

- Gắn phát triển các cơ sở CNNT, các làng nghề với phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch đến với các di sản văn hoá thế giới ở miền Trung, qua đó xây dựng hình ảnh tích cực về các làng nghề, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ để đảm bảo sự lôi cuốn lâu bền với khách du lịch, có thể mở các cửa hàng chuyên bán hàng lưu niệm. Xây dựng các trung tâm triển lãm để giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ nhằm nối liền nhu cầu của khách hàng và người sản xuất.

- Tổ chức các tour du lịch tham quan tại các làng nghề, cơ sở sản xuất hàng thủ công truyền thống hoặc mở các cửa hàng thủ công mỹ nghệ song song với các tour du lịch đến các di sản văn hoá thế giới.

- Ngoài ra để các mặt hàng CNNT ở khu vực này mở rộng thị trường ra nước ngoài, các cơ sở CNNT, các làng nghề cần phải quan hệ tốt và thường xuyên với các cơ sở đại lý phân phối cấp I và cấp II để bán và giới thiệu sản phẩm, tăng cường quan hệ với các siêu thị, sân bay, bến cảng, Thiết lập mạng lưới phân phối ở các thành phố, các điểm du lịch trong vùng, đồng thời chú trọng thị trường tiềm năng như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, cần coi trọng các thị trường cũ, truyền thống như: Nga, Ấn Độ, các nước Đông Âu; mặt khác thăm dò, tiếp thị tìm kiếm thị trường mới như Nhật Bản, các nước Tây Âu....

Thứ ba: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở CNNT và các làng nghề.

Tỉnh tăng cường công tác thông tin dự báo thị trường giúp cho các cơ sở sản xuất định hướng phát triển mặt hàng, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu khách hàng.

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm thông qua mạng internet và tạo điều kiện

100

cho các cơ sở CNNT tham gia hội chợ, triển lãm, mở các trung tâm chuyên mua bán sản phẩm thủ công truyền thống ở các thành phố, thị xã, các và điểm du lịch lớn như Hội An, Huế, Mỹ Sơn, Đà Nẵng, Nha Trang. Đặt các đại diện thương mại, hình thành các trung tâm xúc tiến thương mại nhằm tiêu thụ sản phẩm hàng CNNT của tỉnh. Tăng cường quan hệ chặt chẽ với các đại sứ quán các nước, các trung tâm xúc tiến thương mại của Việt Nam ở nước ngoài nhằm giới thiệu sản phẩm xuất khẩu của các cơ sở CNNT ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)