CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.8. PHÂN TÍCH CẤU TRệC ĐA NHểM
Phương pháp phân tích cấu trúc đa nhóm để so sánh mô hình nghiên cứu theo các nhóm nào đó của một biến định tính. Nhƣ so sánh mô hình thể hiện tác động của các nhân tố Nhân viên phục vụ, Giải quyết khiếu nại và sự thuận tiện đến mức độ hài lòng của khách hàng theo: nhóm giới tính (nam/nữ), độ tuổi, thời điểm đi siêu thị.
Đề tài nghiên cứu sử dụng phân tích cấu trúc đa nhóm với hai nhóm giới tính, năm nhóm tuổi, bảy nhóm nghề nghiệp và bốn nhóm thời điểm đến siêu thị.
Kiểm định giả thuyết:
H0: Chi-square của mô hình khả biến bằng chi-square của mô hình bất biến H1: Có sự khác biệt về Chi-square giữa mô hình khả biến và mô hình bất biến.
Kiểm định Chi-square đƣợc sử dụng để so sánh giữa 2 mô hình. Nếu kiểm định Chi-square cho thấy giữa mô hình bất biến và mô hình khả biến không có sự khác biệt (P-value > 0.05) thì mô hình bất biến sẽ đƣợc chọn (có bậc tự do cao hơn). Ngƣợc lại nếu sự khác biệt Chi- square là có ý nghĩa giữa hai mô hình ( P-value <0.05) thì chọn mô hình khả biến (có độ tương thích cao hơn).
3.8.1. Kiểm định sự khác biệt theo giới tính
Bảng 3.27: Kiểm định sự khác biệt theo giới tính
Mô hình χ2 df P-value
Khả biến 403,903 224 0.000
Bất biến 406,180 227 0.000
Giá trị khác biệt 2,277 3 0,517
Phương pháp khả biến (tất cả các thông số trong hai mô hình không bị ràng buộc) và phương pháp bất biến (các trọng số hồi quy được ràng buộc bằng nhau giữa hai nhóm). Kết quả phân tích SEM cho thấy sự khác biệt giữa hai mô hình không có ý nghĩa (P-value = 0.517 > 0.05) (xem bảng 3.27). Nói
cách khác là không có sự khác biệt về Chi-square giữa hai mô hình. Do đó, ta chọn mô hình bất biến. Có nghĩa là không có sự khác biệt trong mối ảnh hưởng giữa nhân viên phục vụ, sự thuận tiện, giải quyết khiếu nại đến sự hài lòng của khách hàng đối với siêu thị Quảng Ngãi giữa nhóm khách hàng nam và nhóm khách hàng nữ.
3.8.2. Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi
Đề tài nghiên cứu có 5 nhóm tuổi là nhóm tuổi dưới 24, nhóm tuổi 24 – 35, nhóm tuổi 36-44, nhóm tuổi 45 – 60, nhóm tuổi trên 60.
Kết quả kiểm định đa nhóm khả biến và bất biến đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.28: Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi
Mô hình χ2 Df P-value
Khả biến 588,441 339 0.000
Bất biến 595,395 342 0.000
Giá trị khác biệt 6,954 3,000 0,073
Kết quả phân tích SEM cho thấy sự khác biệt giữa hai mô hình có ý nghĩa (P-value = 0.073 > 0.05) (xem bảng 3.28). Nói cách khác là không sự khác biệt về Chi-square giữa hai mô hình. Do đó, ta chọn mô hình bất biến.
Có nghĩa là không sự khác biệt trong mối ảnh hưởng giữa nhóm tuổi dưới 24, nhóm tuổi từ 24 đến 35, nhóm tuổi từ 36 đến 44 đến sự hài lòng của khách hàng đối với siêu thị Quảng Ngãi giữa nhóm tuổi trên.
3.8.3. Kiểm định sự khác biệt theo thời điểm đi siêu thị
Bảng 3.29: Kiểm định sự khác biệt theo thời điểm đi siêu thị
Mô hình χ2 Df P-value
Khả biến
784,095 454 0.000
Bất biến
796,311 457 0.000
Giá trị khác biệt
12,216 3,000 0,006
Kết quả phân tích SEM cho thấy sự khác biệt giữa hai mô hình có ý nghĩa (P-value = 0.006< 0.05) (xem Bảng 3.29) nghĩa là có sự khác biệt về Chi-square giữa hai mô hình. Do đó, ta chọn mô hình khả biến. Nghĩa là có sự khác biệt trong mối ảnh hưởng giữa nhân viên phục vụ, sự thuận lợi và giải quyết khiếu nại đến sự hài lòng của các nhóm khách hàng có thời điểm đi siêu thị khác nhau trong ngày.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 tác giả đã tiến hành tìm hiểu những nét sơ lược về siêu thị Quảng Ngãi; ngoài việc tiến hành các thông kê mô tả, các phân tích thì quan trọng hơn là nghiên cứu đã đi các kiểm định quan trọng của đề tài nhƣ: kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach‟s alpha, phân tích nhân tố khám phá để loại bỏ những quan sất không đạt yêu cầu ra khỏi mô hình.
Những biến đủ điều kiện đƣợc đƣa vào phân tích CFA để kiểm tra về độ phù hợp của mô hình so với dữ liệu thị trường, giá trị phân biệt, giá trị hội tụ của các khái niệm thành phần. Sau khi các chỉ tiêu đạt đƣợc yêu cầu thì các khái niệm thành phần đƣợc kiểm định thông qua mô hình SEM.
Trong chương này tác giả cũng tiến hành kiểm định ước lượng mô hình bằng Bootstrap và tiến hành một số phân tích cấu trúc đa nhóm để kiểm định có hay không sự khác biệt trong mối ảnh hưởng giữa nhân viên phục vụ, sự thuận lợi và giải quyết khiếu nại đến sự hài lòng của các nhóm khách hàng có thời điểm đi siêu thị khác nhau trong ngày .
Kết quả của kiểm định mô hình SEM rút ra có ba biến tác động đến sự hài lòng của khách hàng về CLDV của siêu thị Quảng Ngãi là nhân viên phục vụ, giải quyết vấn đề và sự thuận tiện.
CHƯƠNG 4