CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
1.2. Đặc điểm của tiểu thủ công nghiệp
Trước hết phải khẳng định rằng sản phẩm của ngành nghề TTCN là sản phẩm hàng hoá, sản phẩm công nghiệp được sản xuất hàng loạt nhưng sản phẩm của ngành nghề TTCN lại được sản xuất đơn lẻ, thậm chí là độc nhất vô nhị. Những nét hoa văn tinh tế luôn được cải tiến, thêm thắt, uốn lượn tỷ mỉ như sự thách đố máy móc để sản xuất ra sản phẩm này. Hơn nữa những sản phẩm của ngành nghề TTCN nông thôn lại luôn được tạo ra bởi bàn tay của các nghệ nhân tài hoa, sản phẩm ấy còn mang theo cả tính bí truyền của nghề nghiệp vào giá trị sản phẩm. Những sản phẩm ở mỗi nơi, mỗi làng nghề lại nổi tiếng với những nét độc đáo riêng. Gốm Phù Lãng nổi tiếng với màu gốm da lươn, sản phẩm của Bát Tràng nổi tiếng với màu men lam độc đáo… rồi cả những tên sản phẩm gắn liền tên làng nón Phú Cam, làng lụa Vạn Phúc, làng Gốm Thổ Hà, làng tranh Đông Hồ, làng Thêu Ninh Hải.
Sản phẩm của ngành nghề TTCN chủ yếu là sản phẩm hàng hoá, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm chủ yếu là hàng tiêu dùng, ít làm tư liệu sản xuất. Hàng hoá thường vượt ra khỏi những lợi ích kinh tế thông thường, nó chứa đựng cả những giá trị về bản sắc văn hoá dân tộc, sản phẩm truyền thống là sự kết tinh của ý tưởng, tâm trí của những người thợ sản xuất tài hoa qua nhiều thế hệ “Những nghệ nhân đã thổi hồn cho những sản phẩm độc đáo của mình, tạo nên những sản phẩm tuyệt mỹ, thiêng liêng mà gần gũi, nhỏ bé mà uy nghi, dí dỏm mà chân thực, tinh sảo mà tinh tế, sâu thẳm mà chân quê. Cuộc sống của người dân việt đã được ngưng đọng lại ở nhiều tác phẩm vô giá ấy. Cái hồn của sản phẩm làm tăng thêm vẻ thanh tao của nghệ thuật, hướng tới cái thiện và sự yêu mến cuộc sống thanh bình”.
Đại học kinh tế Huế
1.2.2. Đặc điểm về lao động và sử dụng lao động
Lao động trong ngành nghề TTCN là một dạng lao động thích hợp cho từng hộ gia đình, sự hình thành một nghề mới ở làng thường theo quy luật là từ một hộ gia đình nào đó biết nghề sẽ truyền dạy cho con cháu, họ hàng trong dòng tộc, chủ yếu là phương thức truyền nghề trực tiếp. Một khi hoạt động của nghề này (trước đây được coi là nghề phụ bởi lẽ những nghề TTCN thường đứng thứ hai sau nghề nông), mang lại lợi ích cao thì muốn hay không muốn các hộ khác ở làng thông qua mối quan hệ ruột thịt, láng giềng, họ cùng học cho được nghề đó để nâng cao đời sống gia đình. Khi số hộ trong làng làm nghề ngày một nhiều thì nghề đó trở thành mối quan tâm của cả dân làng. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp có nhiều công đoạn phù hợp với các lứa tuổi lao động khác nhau nên có thể tận dụng được nhiều loại lao động trên địa bàn nông thôn. Lao động sản xuất tại các ngành nghề TTCN nông thôn được tổ chức giống như các xưởng sản xuất, có tính chất chuyên môn hoá cao trong từng công đoạn sản xuất sản phẩm. Những nghệ nhân, thợ giỏi phải có con mắt nhìn nhận toàn diện, trí tưởng tượng phong phú trong việc chế tác sản phẩm mang tính mỹ thuật cao và phải có khả năng quản lý điều hành các lao động khác trong quá trình sản xuất.
Ngành nghề TTCN sử dụng lao động tại chỗ là chủ yếu, lao động làm việc tại các hộ gia đình là chủ yếu. Lao động chia ra làm 2 loại; lao động gia đình và lao động đi thuê. Quy mô lao động nhỏ, số lao động bình quân của 1 hộ có khoảng 3 - 4 lao động thường xuyên và 2 -3 lao động thời vụ, ở một cơ sở sản xuất thì bình quân có 10 -20 lao động thường xuyên và 10 -12 lao động thời vụ. Lao động phần lớn có trình độ văn hoá thấp và không được đào tạo, ở các cơ sở sản xuất chiếm khoảng 40%, còn ở hộ khoảng 70% .
Có những sản phẩm của ngành nghề TTCN mang tính nghệ thuật, do đó đòi hỏi người lao động phải là những nghệ nhân, những người thợ lành nghề có trình độ tay nghề cao như: chọn nguyên liệu, thiết kế, đục đẽo các hoa văn, hoạ tiết của sản phẩm…Ngược lại, có những công việc chỉ đơn giản như khuân vác, vận chuyển…lại không cần những thợ có tay nghề cao. Có những khâu công việc của
Đại học kinh tế Huế
nghề chỉ cần học theo cách truyền nghề, nhưng các khâu hoạ, marrketing... thì phải qua trường lớp, khoá đào tạo mới có hiểu biết một cách bài bản”.
Lao động trong các ngành nghề TTCN chủ yếu là lao động thủ công. Lực lượng lao động được phân ra thành các loại khác nhau. Căn cứ theo trình độ tay nghề và công việc mà người ta phân lao động ra thành các loại: Nghệ nhân, thợ giỏi, lao động có kỹ thuật, lao động phổ thông và lao động tận dụng.
Như vậy, lao động trong các ngành nghề TTCN là những lao động vừa chuyên vừa không chuyên, là những lao động vừa có trình độ tay nghề cao, nhưng đồng thời cũng phổ biến những lao động có hoa tay, tỷ mỉ, say sưa sáng tạo và yêu nghề. Việc phát triển ngành nghề TTCN tạo việc làm cho lao động dư thừa và nhàn rỗi.
1.2.3. Nhà xưởng, trang thiết bị, công nghệ
Nhà xưởng sản xuất của ngành nghề TTCN nhìn chung còn rất đơn giản, nhỏ bé, chủ yếu theo hướng tận dụng mặt bằng hiện có của hộ, thậm chí nơi sản xuất cũng chính là nơi ở, nơi làm việc và nơi nghỉ ngơi. Công cụ phần lớn là thủ công và có sự khác biệt lớn giữa các có sở sản xuất; các công ty và các hộ sản xuất.
Ngày nay, công cụ sản xuất TTCN có phần được cải tiến, máy móc thiết bị được sử dụng vào một số khâu của quá trình sản xuất. Đối với những nét văn hoa tinh tế vẫn sử dụng công cụ thủ công là chủ yếu. Theo số liệu báo cáo chung của Bộ NN&PTNT và của một số nhà nghiên cứu về NNNT và NNT nông thôn cho thấy sản xuất ở các làng nghề vẫn chủ yếu là thủ công chiếm đến 73% số hộ, mức độ cơ khí hoá còn thấp, mới chỉ đạt 37 – 40% nhưng chỉ là những thiết bị lạc hậu, 86%
trong số các thiết bị ấy mà cơ sở sản xuất và hộ sử dụng đều là thiết bị loại thải từ công nghiệp thành thị.
Có những làng nghề phát triển đã ứng dụng một số công nghệ mới vào sản xuất, đã có tác dụng nhiều đến sản xuất, đặc biệt là giải phóng lao động khỏi những khâu nặng nhọc, độc hại, nâng cao năng suất lao động, giảm ô nhiễm môi trường.
Việc cải tiến công nghệ sản xuất cần phải được nghiên cứu thận trọng và kỹ lưỡng bởi nó luôn gắn liền với tính truyền thống mà không thể phổ biến rộng rãi và có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người.
Đại học kinh tế Huế
1.2.4. Vốn và mối quan hệ tín dụng
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã ra đời và phát triển các hộ rất cần vốn, do đó phường, họ ra đời để tập trung vốn. Sản phẩm TTCN cần phải trao đổi nên hình thành các chợ làng, giao lưu kinh tế đòi hỏi quy định, an ninh trật tự, phú quý sinh lễ nghĩa, từ đó xuất hiện nhu cầu tôn vinh tổ nghề, lập nhà thờ tổ, thực hiện các hình thức sinh hoạt tập thể như: giỗ tổ, thi tài, nhân những cuộc này bàn về những vấn đề cấp bách của làng nghề như hợp tác sản xuất, cải tiến kỹ thuật, mẫu mã sản phẩm, tìm thị trường tiêu thụ, huy động vốn…
Xác định nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển TTCN nông thôn là hết sức cần thiết, tuy nhiên có thể nhận thấy rằng: vốn đầu tư cho phát triển TTCN nông thôn còn thiếu, đầu tư nhỏ giọt, cá biệt lại có những đơn vị vốn đầu tư tương đối lớn (hàng tỷ đồng) chủ yếu là ở các cơ sở , các công ty. Đây là những cơ sở có nhu cầu trang bị mới thiết bị và mở rộng quy mô sản xuất.
Quan hệ tính dụng tại các ngành nghề được thể hiện ở mức độ vay vốn của các cơ sở sản xuất. Nhìn chung thì tỷ lệ được vay vốn của các cơ sở sản xuất ngành nghề còn ít. Mức vay ở các cơ sở sản xuất quốc doanh thường cao hơn ở các cơ sở tư nhân và các hộ gia đình.
1.2.5. Nguyên liệu đầu vào
Nguyên liệu cung cấp cho sản xuất TTCN chủ yếu được lấy tại địa phương và các địa phương khác trong nước, đó là các sản phẩm của ngành nông nghiệp, lâm sản, khai khoáng. Một phần nhỏ nguồn nguyên liệu được nhập từ nước ngoài, chủ yếu phục vụ cho việc cải tiến mẫu mã sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm .Do quá trình khai thác cho sản xuất ngày càng nhiều lại không có biện pháp bảo tồn và tái tạo nên nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm và cạn kiệt, nơi cung cấp nguyên liệu ngày càng xa nơi sản xuất, đặc biệt các nguyên liệu quý hiếm, các tài nguyên không tái sinh ngày càng trở nên cạn kiệt như các loại gỗ quý và đã gây cản trở không nhỏ đối với sản xuất của một số làng nghề.Sự khai thác không hợp lý, bất hợp pháp các nguyên liệu quý đã làm cho giá cả các nguyên liệu này không ổn định, sản xuất kém chủ động, từ đó kéo theo giá thành sản phẩm tăng, sức cạnh tranh không cao.
Đại học kinh tế Huế
1.2.6. Thị trường tiêu thụ của sản phẩm
Sản phẩm của TTCN chủ yếu được tiêu thụ trong nước, có đến trên 75% sản phẩm của ngành nghề được tiêu thụ ở trong nước. Số sản phẩm còn lại tham gia xuất khẩu thì chủ yếu thuộc hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống. Sản phẩm của ngành nghề TTCN nhìn chung còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, kiểu dáng, mẫu mã bao bì chưa phong phú, chưa theo kịp với sự phát triển của đời sống xã hội trong nước đặc biệt là chưa đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của người nước ngoài.
Người tiêu dùng sản phẩm này thì luôn tìm tòi, khám phá những nét tinh hoa, nét văn hoá độc đáo được thể hiện ở trên mỗi sản phẩm. Do sản phẩm của ngành nghề TTCN chủ yếu là sản phẩm hàng hoá, chu kỳ sản xuất ngắn nên khi sản phẩm bị ứ đọng không bán được sẽ có tác động ngay đến sản xuất và đời sống của người dân làm nghề. Hơn nữa, sản phẩm của ngành nghề này luôn bị hiện tượng ép cấp, ép giá của tư thương gây thiệt thòi cho người sản xuất. Một điểm khác nữa đối với sản phẩm của ngành nghề TTCN là sản phẩm chủ yếu là hàng tiêu dùng và mang tính mỹ thuật cao, vì vậy việc nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng và đáp ứng được những thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng sẽ là vấn đề hết sức cần thiết cho quá trình tiêu thụ sản phẩm.