Chỉ tiêu đánh giá phát triển TTCN

Một phần của tài liệu Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

1.4. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN TTCN

1.4.6 Chỉ tiêu đánh giá phát triển TTCN

TTCN là loại hình cơ sở sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường, vì vậy trình độ phát triển của nó phải được thể hiện thông qua các chỉ tiêu chủ yếu sau đây:

Giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ (GTSLHHDV) do TTCN tạo ra trong năm: Chỉ tiêu này cung cấp thông tin về tổng GTHHDV (theo giá thực tế hoặc cố định) do TTCN trên một địa phương, vùng hoặc cả nước sản xuất ra trong 01 năm.

Quy mô này càng lớn, càng thể hiện trình độ phát triển TTCN của một địa phương, khu vực hoặc quốc gia.

Công thức tính:

i n

i m

j

ij P

Q G    

1 1

Trong đó:

Qij: Sản lượng sản phẩm, dịch vụ (i) của các TTCN (j) trong năm;

Pi: Đơn giá của 1 đơn vị sản phẩm, dịch vụ (i) trong năm hiện tại (thực tế) hoặc tại 01 năm được chọn làm gốc (cố định).

Tốc độ tăng giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ: Chỉ tiêu này đo lường sự thay đổi của quy mô sản xuất hàng hóa, dịch vụ TTCN ở một địa phương, vùng hoặc quốc gia giữa năm sau so với năm trước (liên hoàn) hoặc so với một năm cố định (định gốc).

Công thức tính như sau:

G0

gtGt (định gốc) hoặc

1

t t

t G

g G (liên hoàn)

Đại học kinh tế Huế

Trong đó:

gt: Tốc độ tăng giá trị sản lượng hàng hóa dịch vụ (HHDV) của các TTCN trong năm (t);

Gt: Giá trị sản lượng HHDV của các TTCN năm (t);

Gt-1: Giá trị sản lượng HHDV của các TTCN năm (t-1);

G0: Giá trị sản lượng HHDV của các TTCN năm gốc (0).

Tốc độ tăng giá trị sản lượng hàng hoá dịch vụ nhanh hay chậm cho thấy trình độ phát triển TTCN của một địa phương cao hay thấp.

Tỷ lệ đóng góp của TTCN: Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa giá trị sản lượng HHDV do các TTCN sản xuất ra so với giá trị sản lượng HHDV của toàn nền kinh tế trong 01 năm. Chỉ tiêu này cho thấy vai trò của TTCN trong kinh tế của một địa phương, vùng hoặc cả nước.

Công thức tính như sau:

G gGtt

Trong đó:

g: Tỷ lệ đóng góp về giá trị sản lượng HHDV của TTCN;

Gtt: Giá trị sản lượng HHDV của các TTCN;

G: Giá trị sản lượng HHDV của toàn nền kinh tế.

So sánh chỉ tiêu này qua các năm sẽ cung cấp thông tin về sự thay đổi vai trò của TTCN trong nền kinh tế của địa phương theo thời gian. Nếu so sánh chỉ tiêu này giữa các địa phương trong cùng thời kỳ sẽ cung cấp thông tin về trình độ phát triển TTCN giữa các địa phương với nhau.

Quy mô sử dụng các nguồn lực sản xuất: Chỉ tiêu này cho thấy, bình quân mỗi cơ sở TTCN sử dụng bao nhiêu đất đai, lao động, tiền vốn vào sản xuất, kinh doanh, đây là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá trình độ phát triển của cơ sở .

Công thức tính như sau:

N j njN

Đại học kinh tế Huế

Trong đó:

nj: Mức độ sử dụng nguồn lực (j) trong TTCN;

Nj: Tổng nguồn lực (j) sử dụng của các TTCN;

N: Tổng số cơ sở TTCN trong kỳ.

Việc so sánh các chỉ tiêu này qua các năm sẽ cung cấp thông tin cho phép đánh giá trình độ phát triển của TTCN theo thời gian. Tuy nhiên, nếu so sánh chỉ tiêu này giữa các địa phương khác nhau trong cùng thời kỳ cũng sẽ cung cấp thông tin về trình độ phát triển TTCN giữa các địa phương với nhau.

Tỷ lệ sử dụng các nguồn lực sản xuất: Trình độ phát triển TTCN của một địa phương còn được biểu hiện qua chỉ tiêu thể hiện quan hệ giữa quy mô sử dụng lao động, tiền vốn vào sản xuất của mỗi cơ sở TTCN.

Công thức tính như sau:

TNj j kjN

Trong đó:

kj: Tỷ lệ sử dụng nguồn lực (j) của cơ sở TTCN;

Nj: Tổng nguồn lực (j) sử dụng của các cơ sở TTCN;

TNj: Tổng số cơ sở TTCN sử nguồn lực (j).

Tương tự như chỉ tiêu “Tỷ lệ đóng góp của TTCN”, khi so sánh các chỉ tiêu này giữa các năm với nhau sẽ cung cấp thông tin cho phép đánh giá về trình độ phát triển của TTCN theo thời gian. Tuy nhiên, nếu so sánh chỉ tiêu này giữa các địa phương khác nhau trong cùng thời kỳ cũng sẽ cung cấp thông tin về trình độ phát triển TTCN giữa các địa phương với nhau.

Sự chuyển dịch về cơ cấu: Cơ cấu TTCN thể hiện mối quan hệ giữa số lượng TTCN của từng loại hình so với tổng thể.

Công thức tính như sau:  100 T

j tj T

Trong đó:

Đại học kinh tế Huế

tj: Tỷ lệ TTCN loại (j) trong tổng số TTCN;

Tj: Số lượng cơ sở TTCN loại (j);

T: Tổng số cơ sở TTCN trong kỳ.

Trình độ phát triển TTCN của một địa phương còn được thể hiện qua cơ cấu TTCN có chuyển dịch theo hướng tích cực hay không. Cụ thể, TTCN của một địa phương được gọi là phát triển khi nó thể hiện được tỷ lệ TTCN có quy mô vốn, lao động lớn ngày càng tăng. Đặc biệt, trình độ phát triển thể hiện rõ nhất khi cơ cấu TTCN thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ TTCN có trình độ trang bị kỹ thuật tiên tiến, trình độ quản lý hiện đại, có nhiều sản phẩm mới tham gia xuất khẩu... ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)