ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 53 - 59)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TTCN TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Quảng Trị là tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây giáp với nước bạn Lào và phía Đông giáp biển Đông. Địa hình đa dạng, có đồi núi, đồng bằng, cồn cát ven biển và hải đảo, tổng diện tích 4.739,82 km2, với 10 đơn vị hành chính gồm:

thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị và 08 huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Cam Lộ, Hải Lăng, Đakrông, Hướng Hóa, huyện đảo Cồn Cỏ.

Nằm ở trung điểm của đất nước, Quảng Trị là nơi có các trục giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt cũng như đường thủy. Tỉnh có đường sắt chạy xuyên qua tỉnh theo hướng Bắc - Nam, Quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh và đặc biệt, Quốc lộ 9 nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) là tuyến đường Xuyên Á gần nhất nối Việt Nam với các nước Đông Dương và ASEAN qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển miền Trung như Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng… Ngoài ra, giao thông hàng không cũng tương đối thuận lợi nhờ vào các sân bay Phú Bài – Huế (cách thành phố Đông Hà khoảng 80km), sân bay Đồng Hới (cách thành phố Đông Hà khoảng 90km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 170km). Đây là điều kiện thuận lợi để Quảng Trị giao lưu hợp tác, phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo ra những cơ hội to lớn để phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp của tỉnh.

2.1.2. Địa hình và khí hậu

Địa hình của tỉnh thấp dần từ Tây sang Đông với 4 dạng chính: địa hình núi cao, bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn, gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, mạng lưới điện… và phát triển thương mại; địa hình gò đồi, núi thấp thích hợp cho trồng cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cây ăn quả lâu năm;

Đại học kinh tế Huế

địa hình đồng bằng với những vùng đất khá màu mỡ và là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh, nhất là sản xuất lúa ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh; và địa hình ven biển, chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc biển, không thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, thương mại cũng như ổn định đời sống dân cư.

Khí hậu Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao, mưa nhiều và ẩm ướt… Tuy nhiên, khí hậu tại đây khá khắc nghiệt với hạn hán vào mùa khô (từ tháng 3 đến tháng 9) do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng và lũ lụt vào mùa mưa (từ tháng 10 đến tháng 2) do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc ổn định đời sống và sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.

2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

Các nguồn tài nguyên chủ yếu và quan trọng của tỉnh là tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển và tài nguyên du lịch.

- Tài nguyên đất: Tỉnh Quảng Trị có tổng diện tích đất tự nhiên là 473.982 ha, chiếm 1,3% của cả nước và 4,6% của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 87.838 ha (chiếm 18,5% tổng diện tích đất tự nhiên), trong đó chủ yếu là đất trồng lúa với 28.481ha và đất trồng cây lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả…) với 34.561 ha. Đáng chú ý là diện tích đất chưa sử dụng lên tới 53.829ha (chiếm 11,36% diện tích tự nhiên) nhưng bao gồm cả đất cồn cát, đất chua mặn, đất đồi núi chia cắt mạnh, nhiều diện tích bị kết vón đá ong, phân bố rải rác, không tập trung và còn có bom mìn chưa được rà phá. Để có thể khai thác hết tiềm năng của diện tích đất chưa sử dụng trong việc phát triển kinh tế, Quảng Trị cần đầu tư lớn cả về vốn và kỹ thuật, thủy lợi cũng như công tác rà phá bom mìn …

- Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 290.476 ha, trong đó rừng sản xuất chiếm 44,6%, rừng phòng hộ chiếm 32,5% và rừng đặc dụng chiếm 22,9%. Rừng Quảng Trị có khoảng 1.053 loại thực vật, trong đó có 175 loài cây gỗ.

Đại học kinh tế Huế

Tổng trữ lượng gỗ của tỉnh khoảng 11 triệu m3. Do hậu quả của chiến tranh cũng như tập tục phá rừng để phát nương làm rẫy nên hệ sinh thái rừng tự nhiên bị suy thoái, chất lượng và trữ lượng rừng tự nhiên cũng bị giảm sút. Tuy nhiên, chất lượng rừng trồng là khá tốt, tập trung vào các loại cây có hiệu quả kinh tế khá cao như keo lá tràm, keo tai tượng, keo lai được trồng tập trung và thâm canh.

- Tài nguyên biển: Quảng Trị có bờ biển dài 75 km với 2 cửa lạch quan trọng là Cửa Việt và Cửa Tùng. Tỉnh có vùng lãnh hải độc quyền kinh tế rộng trên 8.400 km2, là ngư trường đánh bắt rộng lớn với tổng trữ lượng hải sản khoảng 60.000 tấn, trong đó có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, mực nang, cua, hải sâm… Bên cạnh đó, vùng ven biển có khoảng 1.000 ha mặt nước và một số diện tích đất bị nhiệm mặn, đất cát có khả năng chuyển đổi để nuôi trồng thủy hải sản các loại. Ngoài ra, ven biển có một số vũng kín gió, thuận lợi cho phát triển cảng, xây dựng các nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu biển và xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền như khu vực Cửa Việt, Cửa Tùng.

- Tài nguyên nước: Quảng Trị có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, bao gồm hệ thống sông chính là sông Bến Hải, sông Thạch Hãn, sông Hiếu Giang và sông Ô Lâu (Mỹ Chánh) cùng hệ thống suối phân bố dày đặc ở thượng nguồn. Đây là điều kiện thuận lợi để Quảng Trị có thể khai thác nguồn nước mặt dồi dào phục vụ cho sản xuất cũng như những tiềm năng thủy điện. Bên cạnh đó, hệ thống nước ngầm với chất lượng khá tốt theo các chỉ tiêu hóa học cũng là nguồn cung cấp quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất.

- Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản của tỉnh khá phong phú và đa dạng, trong đó nổi bật là đá vôi xi măng với trữ lượng trên 3 tỷ tấn, tập trung tại các mỏ Tân Lâm, Cam Thành (Cam Lộ), Tà Rùng, Hướng Lập. Ngoài ra nguồn khoáng sản làm vật liệu xây dựng cũng khá dồi dào như đá xây dựng (trữ lượng khoảng 500 triệu m3 phân bố tại khoảng 10 điểm mỏ dọc theo Quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh), sét gạch ngói và sét xi măng (dự báo trữ lượng khoảng 146,9 triệu m3), cát thủy tinh (trữ lượng khoảng 139,4 nghìn tấn), vàng (6 điểm mỏ có triển vọng khai thác, dự báo trữ lượng khoảng 79,6 tấn), titan - zircon (dự báo khoảng 3 triệu tấn).

Đại học kinh tế Huế

- Tài nguyên du lịch: Tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn khá phong phú, phân bố rộng khắp trên các địa bàn trong tỉnh và gần các trục giao thông chính nên rất thuận lợi cho khai thác. Bên cạnh hệ thống di tích chiến tranh cách mạng với những địa danh nổi tiếng như Thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vịnh Mốc, đường mòn Hồ Chí Minh, Khe Sanh, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn…, Quảng Trị còn có bờ biển dài với những cảnh quan đẹp, còn nguyên sơ với những bãi tắm nổi tiếng như Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy, Triệu Lăng, Cồn Cỏ… Tiềm năng đó cho phép Quảng Trị phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh trong giai đoạn tới.

2.1.4. Đặc điểm kinh tế

Trong giai đoạn 2012-2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Quảng Trị đạt 9,5%/năm; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng Nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 25,7% năm 2012 xuống còn 21,7% năm 2016; Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 37,3% năm 2013 lên 39,6% năm 2016; tỷ trọng thương mại - dịch vụ tăng từ 37,0% năm 2013 lên 38,7% năm 2016. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2012-2016 đạt 40.966 tỷ đồng, tăng bình quân 10%/năm và tăng gấp 2 lần so với giai đoạn trước. Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều tiến bộ, giá trị xuất khẩu năm 2012 chỉ đạt 95,7 triệu USD, đến năm 2016 đã tăng lên 208 triệu USD, trong đó có một số mặt hàng xuất khẩu chính đã có chỗ đứng trên thị trường như: ván gỗ MDF, các sản phẩm gỗ, tinh bột sắn, phân bón NPK...

Các lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển tích cực, lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã được chú trọng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, mở rộng qui mô, diện tích; nâng cao sản lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm.

Lĩnh vực công nghiệp đã có sự mở rộng quy mô sản xuất nhất định, kết cấu hạ tầng các khu cụm công nghiệp, như khu công nghiệp Nam Đông Hà, Quán Ngang, Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo và một số cụm công nghiệp làng nghề được tập trung đầu tư xây dựng. Thương mại, dịch vụ có bước phát triển mạnh mẽ, hệ thống chợ và siêu thị từng bước được hoàn thiện, sức mua thị trường tăng đáng kể.

Đại học kinh tế Huế

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển khá toàn diện, nhiều công trình giao thông đã được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới, tỷ lệ nhựa hóa tuyến đường tỉnh đạt 100%. Hệ thống công trình thủy lợi được chú trọng đầu tư nâng cấp, xây dựng mới; đến cuối năm 2016, 100% các thôn bản có điện, 99,5% các hộ sử dụng lưới điện quốc gia; hạ tầng bưu chính viễn thông được đầu tư phát triển mạnh, mạng điện thoại cố định, internet và di động đã phủ khắp trong toàn tỉnh, cung ứng 100%

dịch vụ công trực tuyến mức độ 2, 50% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

Tỉnh Quảng Trị đã hình thành Khu kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo; Khu kinh tế Đông Nam và 03 khu công nghiệp, thu hút được 72 dự án, với tổng vốn đầu tư 7.793 tỷ đồng. Bên cạnh các khu công nghiệp, tỉnh đã triển khai xây dựng 17 cụm công nghiệp, thu hút được 105 dự án, với tổng số vốn đăng ký khoảng 1.779 tỷ đồng, đã thực hiện đầu tư xây dựng 910 tỷ đồng.

2.1.5. Đặc điểm xã hội

Hiện nay, cả nước nói chung và Quảng Trị nói riêng đang ở vào thời kỳ dân số vàng. Năm 2016 toàn tỉnh có 349.715 người trong độ tuổi lao động, chiếm 56,4%

dân số, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh là 341.202 người chiếm 55% dân số. Trong đó, tỷ lệ lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ lệ 22,5%; công nghiệp xây dựng 37,9% và thương mại - dịch vụ 39,6%.

Thu nhập và đời sống dân cư trong tỉnh những năm qua đã từng bước được cải thiện; theo số liệu thống kê năm 2016, mức thu nhập bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng/người/tháng (tăng gấp 1,5 lần so với năm 2012).

2.1.6. Chính sách phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Trị

Trong quá trình hoạch định chính sách liên quan đến ngành tiểu thủ công nghiệp, Chính phủ và tỉnh Quảng Trị đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật góp phần tác động tích cực đối với sự phát triển của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, cụ thể:

Căn cứ theo Quyết định số 132/2000/QĐ TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn ngày 24/11/2000; Ngày 10/3/2014, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số 12/2014/QĐ-UBND

Đại học kinh tế Huế

về Chính sách củng cố, phôi phục và phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề mới tại khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Qua đó, áp dụng trên các lĩnh vực như: Chế biến, bảo quản nông - lâm - thủy hải sản; Sản xuất các sản phẩm đồ gỗ, mây, tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ; Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; Gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh; Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn; Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; tư vấn sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề TTCN; Các lĩnh vực ngành nghề khác phù hợp với quy hoạch phát triển ngành nghề TTCN của tỉnh.

Qua đó, đến năm 2020: Tỷ trọng kinh tế TTCN đạt 30 - 35% trong kinh tế tỉnh;

Tổng giá trị sản xuất TTCN đạt hơn 3000 tỷ đồng; Tạo việc làm cho 12.314 lao động nông thôn, nâng thu nhập bình quân cho lao động ngành nghề đạt 30 - 35 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%; tỷ lệ các cơ sở ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất đạt 65%; Xử lý cơ bản ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, cơ sở sản xuất. Trên 90% các cơ sở , cụm - điểm công nghiệp, làng nghề có hệ thống xử lý chất thải tập trung đạt chuẩn.

Để hỗ trợ, thúc đẩy ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Trị phát triển mạnh, trong thời gian qua tỉnh trực tiếp chỉ đạo Sở Công Thương xây dựng Đề án củng cố, khôi phục và phát triển làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020; Đề án phát triển xuất khẩu hàng hóa chủ lực tỉnh Quảng Trị. Xây dựng, khai trương Sàn giao dịch thương mại điện tử và cổng thông tin xuất nhập khẩu (www.xuatnhapkhauquangtri. quangtri.gov.vn) nhằm tạo điều kiện hỗ trợ các ngành tiểu thủ công nghiệp đẩy nhanh việc ứng dụng thương mại điện tử, nắm bắt tình hình xuất nhập khẩu trong hoạt động SXKD tiểu thủ công nghiệp, đồng thời giúp DN quảng bá hình ảnh sản phẩm. Bên cạnh đó, triển khai các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về quảng bá thương hiệu, xúc tiến hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cung cấp thông tin hội nhập quốc tế.

Đại học kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)