CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là một chủ trương đúng nhằm thu hút lao động ngoài đô thị vào các hoạt động ngành nghề, tạo việc làm mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhưng việc phát triển ngành nghề TTCN không thể áp dụng một cách dập khuân, máy móc và tùy tiện ở mọi nơi mà cần phải có định hướng đúng, có lộ trình và bước đi phù hợp, quyhoạch cho từng vùng, từng địa phương, bởi vì ngành nghề TTCN chỉ được hình thành và phát triển trong những điều kiện thuận lợi nhất định của từng địa phương. Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá đúng các tiềm năng để phát triển ngành nghề TTCN là hết sức cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay, các sản phẩm hàng hóa phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt. Có thể xác định các nhân tố ảnh hưởng và sự tác động của nó tới phát triển ngành nghề TTCN như sau:

1.5.1. Điều kiện tự nhiên

Nhóm các nhân tố này bao gồm đất đai, khí hậu, các nguồn tài nguyên thiên nhiên (gồm khoáng sản, lâm sản, hải sản...) là những nguồn lực và là cơ sở của lợi thế so sánh của mỗi vùng và của đất nước. Các nhân tố này trở thành đối tượng lao động để phát triển các ngành TTCN khai thác và chế biến, hoặc trở thành điều kiện để xây dựng và phát triển các nghề TTCN. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi sẽ cho phép phát triển ngành với cơ cấu hợp

Đại học kinh tế Huế

lý. Các nguồn lực tự nhiên nêu trên có loại ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển các ngành nghề TTCN, có loại ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển các nghề. Các yếu tố này có ý nghĩa hết sức quan trọng đến sự phát triển các ngành nghề TTCN.

1.5.2. Sự phát triển kinh tế - xã hội

Hiệu quả của việc phát triển các ngành TTCN phụ thuộc rất lớn vào mức độ phát triển kinh tế của địa phương, số lượng DN hoạt động trên địa bàn. Kinh tế - xã hội phát triển thu hút các dự án đầu tư, đồng thời Nhà nước ban hành những chính sách quản lý đúng đắn với các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các DN và hộ dân doanh vượt qua khó khăn, thách thức, tổ chức SXKD ổn định và tăng trưởng. Sự phát triển kinh tế sẽ đồng hành với sự phát triển của cơ sở hạ tầng, trước hết là giao thông, điện, cấp và thoát nước, bưu chính - viễn thông,... có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành, tồn tại và phát triển của các nghề TTCN, ngoài ra, điều kiện KT-XH phát triển sẽ tạo cơ sở mặt bằng chung tăng lên, đẩy theo phát triển ngành TTCN. Sự phát triển của các nghề TTCN trong điều kiện nền kinh tế thị trường chịu tác động mạnh bởi yếu tố thông tin nói chung, bưu chính viễn thông nói riêng. Nó sẽ giúp cho các chủ cơ sở nắm bắt kịp thời, nhanh chóng, chính xác những thông tin về thị hiếu, giá cả, mẫu mã, chất lượng, quy cách sản phẩm trên thị trường, để có những ứng xử thích hợp đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Bên cạnh đó, hệ thống cửa hàng, cửa hiệu, nhà trưng bày, giới thiệu sản phẩm, chợ, trường học, bệnh viện... cũng là những nhân tố tích cực giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm nhanh, phát triển mạnh nguồn nhân lực có sức khỏe, trình độ tri thức và kỹ thuật tay nghề cao, tạo điều kiện cho các nghề TTCN phát triển.

1.5.3. Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là nhân tố quan trọng có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sản xuất phát triển. Tiểu thủ công nghiệp không thể phát triển được với một hệ thống cơ sở hạ tầng thấp kém còn thiếu thốn nhiều mặt. Do đó, một hệ thống cơ sở hạ tầng được phát triển là nơi quan trọng đối với tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, nó phục vụ tích cực cho phát triển cho các ngành tiểu thủ công nghiệp, đồng thời tạo điều kiện để hợp nhất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng là một nội dung quan trọng nhằm tạo điều kiện để phát triển tiểu thủ

Đại học kinh tế Huế

công nghiệp phù hợp với phát triển kinh tế xã hội từng vùng, khu vực. Cơ sở hạ tầng đồng bộ, hoàn thiện sẽ góp phần thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Phát triển, gia tăng quy mô sản xuất tiểu thủ công nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng để nghiên cứu, đánh giá sự phát triển tiểu thủ công nghiệp. Gia tăng quy mô sản xuất tiểu thủ công nghiệp phản ánh gia tăng về số lượng cơ sở tiểu thủ công nghiệp, sản lượng tiểu thủ công nghiệp được sản xuất ra về số lượng, chất lượng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm,... Quy hoạch phát triển là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội đối với bất kỳ một quốc gia hay bất kỳ một địa phương nào. Quy hoạch phải gắn liền với tiềm năng thế mạnh của địa phương như: tài nguyên thiên nhiên, lao động, tiềm năng về tài chính, giao thông,... qua đó, xác định cụ thể các vấn đề liên quan và đưa ra các giải pháp chiến lược phục vụ sự phát triển, đặc biệt xác định các dự án ưu tiên và kinh phí thực hiện quy hoạch và các chỉ tiêu dự báo.

Quy hoạch phát triển là một hoạt động nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế, xã hội nhằm xác định một cơ cấu ngành không gian của quá trình sản xuất xã hội thông qua việc xác định các cơ sở sản xuất phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống nhằm không ngừng nâng cao mức sống dân cư và phát triển kinh tế bền vững.

Quy hoạch phát triển TTCN là một bộ phận cấu thành của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Thông qua quy hoạch xác định xác định nhóm ngành chủ lực tạo phát triển đột phá, nhóm ngành nền tảng khai thác tiềm năng thế mạnh sẳn có và nhóm ngành tiền đề để phát triển trong thời gian tới. Thông qua quy hoạch phát triển TTCN định hướng phân bổ không gian phát triển như các vùng, cụm TTCN nhằm huy động mạnh mẽ các nguồn lực, kết hợp đẩy mạnh thu hút các nguồn đầu tư bên ngoài để khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương trong lĩnh vực TTCN nhằm tạo ra đột phá mới, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

1.5.4. Chính sách của Nhà nước

Để phát triển ngành nghề TTCN thì vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng. Nhà nước phải tạo ra hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh thuận lợi;

hệ thống chính sách phải đồng bộ và phù hợp với thực trạng của nền kinh tế trong

Đại học kinh tế Huế

từng thời kỳ và là động lực thúc đẩy, kích thích ngành nghề TTCN phát triển, góp phần khai thác một cách tốt nhất các tiềm năng của đất nước, bảo tồn và phát triển các giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc. Chúng ta có thể tham khảo kinh nghiêm về phát triển ngành nghề TTCN của một số nước trên thế giới:

Chính sách của Nhà nước nhằm điều tiết thị trường đầu vào, đầu ra, hỗ trợ các ngành TTCN cũng đóng vai trò quan trọng. Nếu chính sách tốt phù hợp sẽ thúc đẩy TTCN phát triển ngược lại nếu chính sách không sát thực,không phù hợp thì sẽ kìm hãm sự phát triển của các ngành TTCN.

Một phần của tài liệu Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)