CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TTCN TỈNH QUẢNG TRỊ
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ
2.2.1. Thực trạng về số lượng, quy mô cơ sở TTCN
Các ngành nghề TTCN tồn tại ở tất cả các loại ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua Bảng 2.1 ta thấy các cơ sở TTCN trên địa bàn tỉnh khá nhiều và chiều hướng tăng từ 2012 có 6896 cơ sở tăng lên 7.308 cơ sở (tăng thêm 412 cơ sở ), tăng bình quân giai đoạn là 1,46%. Các cơ sở chế biến chế tạo tăng từ 6.579 cơ sở năm 2012 lên 7.031 cơ sở (tăng bình quân 1,68%), trong khi các cơ sở công nghiệp khai khoáng giảm từ 181 cơ sở năm 2012 xuống còn 107 cơ sở trong năm 2016, giảm 12.31%. Đây là sự thay đổi phù hợp với xu hướng phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững, đó là: giảm các cơ sở TTCN chủ yếu khai thác, sử dụng tài nguyên và đi vào phát triển các cơ sở đầu tư máy móc thiết bị để tạo ra giá trị gia tăng cao hơn và bảo vệ môi trường. Quy mô ngành nghề TTCN thể hiện được sự phát triển của ngành TTCN theo hướng phát triển về tăng khả năng về công tác quản lý, đầu tư đổi mới máy móc. Thực tế hiện nay các cơ sở TTCN có quy mô rất nhỏ, chủ yếu là loại hình kinh tế cá thể, cơ sở sản xuất năng lực quản lý hạn chế, theo kiểu gia đình, việc quản lý sản xuất chủ yếu là chủ cơ sở trực tiếp quản lý mọi hoạt động. Việc sử dụng lao động thuê chủ yếu là lao động thời vụ, trình độ sản xuất còn đơn giản bán cơ khí nên ít sử dụng lao động được đào tạo chính quy, chủ yếu là lao động được truyền nghề theo hình thức truyền nghề từ gia đình và từ người khác.
Đại học kinh tế Huế
Bảng 2.1. Số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp chia theo ngành kinh tế của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012 – 2016
ĐVT: cơ sở
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Tăng bình quân %
Tổng số 6896 7060 6947 7052 7308 1,46
- Khai khoáng 181 188 147 109 107 -12,31
- Công nghiệp chế biến, chế tạo 6579 6736 6654 6787 7031 1,68 + Sản xuất chế biến thực phẩm 2142 2213 2189 2068 2146 0,05
+ Sản xuất đồ uống 427 441 427 465 487 3,34
+ Dệt 64 64 61 54 55 -3,72
+ Sản xuất trang phục 1083 1108 1108 1003 1035 -1,13
+ Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan
31 30 31 33 32 0,80
+ Chế biến gổ và sản xuất sản phẩm từ gổ, tre 48nứa (trừ giường, tủ, bàn ghế)
634 645 640 1162 1215 17,66
+ Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy
48 48 48 2 50 1,03
+ In, sao chép các bản ghi 40 43 43 56 39 -0,63
+ Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất
26 27 27 9 2 -47,34
+ Sản xuất từ các sản phẩm cao su, plastic
9 9 9 307 310 142,26
+ sản xuất từ khoáng phi kim loại khác
286 292 288 1 1 -75,68
+ Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẳn
718 718 715 844 880 5,22
+ Sản xuất máy móc thiết bị 7 7 7 4 4 -13,06
+ Sản xuất xe có động cơ 0 2 2 1 1
+ sản xuất phương tiện vận tải khác
14 14 14 8 8 -13,06
+ Sản xuất bàn ghế, giường tủ 998 1022 993 563 577 -12,80 + công nghiệp chế biến, chế tạo
khác
9 8 8 21 21 23,59
+ Sửa chữa bảo dưởng, lắp đặt máy móc thiết bị
43 45 44 99 103 24,41
- Sản xuất và phân phối điện,
nước nóng, điều hòa không khí 136 136 146 156 170 5,74 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị
Đại học kinh tế Huế
Ngoài ra, sự gia tăng số lượng làng nghề và các cơ sở sản xuất TTCN trong các làng nghề, cụm công nghiệp cũng thể hiện xu hướng phát triển về hình thức quản lý sản xuất TTCN. Nhìn chung số cơ sở TTCN tăng bình quân là 1,43% là xu hướng tích cực bởi có nhiều thuận lợi khi các cơ sở thành lập và chuyển đến sản xuất trong làng nghề hoặc cụm công nghiệp-làng nghề có điều kiện về hạ tầng tốt hơn cho phát triển.
Bảng 2.2. Cơ cấu cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp chia theo ngành kinh tế của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012 – 2016
ĐVT: %
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng số 100 100 100 100 100
- Khai khoáng 2,62 2,66 2,12 1,55 1,46
- Công nghiệp chế biến, chế tạo 95,40 95,41 95,78 96,24 96,21 + Sản xuất chế biến thực phẩm 31,06 31,35 31,51 29,33 29,37
+ Sản xuất đồ uống 6,19 6,25 6,15 6,59 6,66
+ Dệt 0,93 0,91 0,88 0,77 0,75
+ Sản xuất trang phục 15,70 15,69 15,95 14,22 14,16
+ Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan 0,45 0,42 0,45 0,47 0,44 + Chế biến gổ và sản xuất sản phẩm từ gổ,
tre 48nứa (trừ giường, tủ, bàn ghế)
9,19 9,14 9,21 16,48 16,63 + Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy 0,70 0,68 0,69 0,03 0,68
+ In, sao chép các bản ghi 0,58 0,61 0,62 0,79 0,53
+ Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 0,38 0,38 0,39 0,13 0,03 + Sản xuất từ các sản phẩm cao su, plastic 0,13 0,13 0,13 4,35 4,24 + sản xuất từ khoáng phi kim loại khác 4,15 4,14 4,15 0,01 0,01 + Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẳn 10,41 10,17 10,29 11,97 12,04
+ Sản xuất máy móc thiết bị 0,10 0,10 0,10 0,06 0,05
+ Sản xuất xe có động cơ 0,00 0,03 0,03 0,01 0,01
+ sản xuất phương tiện vận tải khác 0,20 0,20 0,20 0,11 0,11 + Sản xuất bàn ghế, giường tủ 14,47 14,48 14,29 7,98 7,90 + công nghiệp chế biến, chế tạo khác 0,13 0,11 0,12 0,30 0,29 + Sửa chữa bảo dưởng, lắp đặt máy móc
thiết bị
0,62 0,64 0,63 1,40 1,41
- Sản xuất và phân phối điện, nước nóng,
điều hòa không khí 1,97 1,93 2,10 2,21 2,33
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị
Đại học kinh tế Huế
Cơ cấu sản xuất TTCN nhìn vào bảng cho thấy: Nhóm ngành sản xuất chế biến thực phẩm, may mặc, sản xuất bàn chế biến gỗ, tre nứa chiếm tỷ trọng cao, lần lượt là 29,37%, 14,16%, 16,63%,.. trong các ngành TTCN. Trong khi đó, lĩnh vực khai khoáng có xu hướng giảm từ 2,62% xuống còn 1,46%. Số cơ sở TTCN hoạt động trong các ngành tạo ra nhiều giá trị gia tăng còn rất khiêm tốn, song đã có xu hướng gia tăng, tập trung vào các ngành chế biến, gia công cơ khí.
Năm 2012 2,62%
1,97%
95,4%
Khai khoáng
Công nghiệp chế biến, chế tạo
Sản xuất và phân phối điện, nước nóng, điều hòa không khí
Năm 2016 1,46%
2,33 96,21
%